TRƯỜNG THPT<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
NGUYỄN THỊ MINH KHAI<br />
<br />
MÔN:GIÁO DỤC CÔNG DÂN -KHỐI 10<br />
<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
(Không kể thời gian phát đề)<br />
_______________________________________<br />
<br />
Câu 1: (2 điểm)<br />
a. Thế nào là vận động?<br />
b. Thế nào là phát triển?<br />
c. Nêu ví dụ về vận động và phát triển theo quan điểm Triết học.<br />
Câu 2: (1,5 điểm)<br />
Nêu ví dụ về:<br />
a. Chất của sự vật hiện tượng<br />
b. Lượng của sự vật hiện tượng<br />
c. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.<br />
Câu 3: (3 điểm)<br />
a. So sánh điểm giống và khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.<br />
b. Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc<br />
cưới xin ở nước ta hiện nay.<br />
Câu 4: (3,5 điểm)<br />
a. Thực tiễn là gì?<br />
b. Những hình thức cơ bản của thực tiễn?<br />
c. Tại sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí?<br />
<br />
HẾT<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI 10<br />
Câu 1: (2 điểm)<br />
- Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng<br />
trong giới tự nhiên và đời sống xã hội. (0,5 điểm)<br />
- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến<br />
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện<br />
hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. (0,5<br />
điểm)<br />
- Ví dụ: + Vận động: ví dụ đúng (0,5 điểm)<br />
+ Phát triển: ví dụ đúng (0,5 điểm)<br />
Câu 2: (1,5 điểm)<br />
Ví dụ:<br />
- Chất: ví dụ đúng (0,5 điểm)<br />
- Lượng: ví dụ đúng (0,5 điểm)<br />
- Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất: ví dụ đúng (0,5 điểm)<br />
Câu 3: (3 điểm)<br />
- So sánh phủ định biện chứng và phủ định siêu hình<br />
+ Giống nhau: đều xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nào đó. (0,5 điểm)<br />
+ Khác nhau: (1,5 điểm)<br />
Phủ định siêu hình<br />
<br />
Phủ định biện chứng<br />
<br />
+ Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ + Diễn ra do sự phát triển bên trong bản<br />
bên ngoài.<br />
thân sự vật, hiện tượng.<br />
+ Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự + Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự<br />
nhiên của sự vật.<br />
nhiên của sự vật.<br />
+ Sự vật và hiện tượng sẽ bị xóa bỏ + Sự vật sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn, là<br />
hoàn toàn, không tạo ra và không liên cơ sở cho sự xuất hiện sự vật mới và sẽ tiếp<br />
quan đến sự vật mới.<br />
tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới.<br />
<br />
- Nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc cưới<br />
xin ở nước ta hiện nay: việc cưới xin hiện nay được diễn ra gọn nhẹ hơn, đã giảm<br />
bớt một số lễ, chỉ giữ lại những lễ quan trọng: lễ coi mắt, lễ dạm hỏi (đính hôn); lễ<br />
nạp tài; lễ cưới (tân hôn, vu quy, thành hôn)…; mâm quả ngày nay ngoài những<br />
sính lễ như trầu cau, rượu trà, tiền cưới thì đa dạng, phong phú, đẹp mắt hơn: trái<br />
cây, bánh gato…; tiệc cưới có thể được đặt tổ chức tại các nhà hàng với không gian<br />
rộng rãi, thoải mái hơn và hai họ đỡ mất thời gian hơn… (1 điểm)<br />
Câu 4: (3,5 điểm)<br />
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã<br />
hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. (1 điểm)<br />
- Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động thực<br />
nghiệm khoa học; hoạt động chính trị - xã hội. (1 điểm)<br />
- Nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí vì: nhận thức ra đời từ thực tiễn, song nhận<br />
thức lại diễn ra ở từng người, từng thế hệ cụ thể với những điều kiện chủ quan,<br />
khách quan khác nhau. Bởi vậy, tri thức của con người về sự vật và hiện tượng có<br />
thể là đúng đắn hoặc là sai lầm. Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm<br />
nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.<br />
Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những<br />
nhận thức chưa đầy đủ. (1,5 điểm)<br />
<br />