intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

  1. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên HS:.................................. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6 Lớp 6......... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 29 câu, 03 trang) ĐỀ 1 Điểm: Lời phê của thầy (cô) giáo: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Đồng nghĩa với tự lập là: A. Tự chủ trong mọi việc. B. Thiếu tự tin. C. Ỷ Lại. D. Ích kỉ. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây là tôn trọng sự thật? A. Là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. B. Là suy nghĩ, nói và làm theo đúng niềm tin. C. Là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sở thích. D. Là suy nghĩ, nói và làm theo đúng mệnh lệnh. Câu 3. Cá nhân biết nhận thức đúng đắn bản thân mình sẽ giúp mỗi người A. biết cách ứng phó khi vi phạm. B. biết luồn lách làm việc xấu. C. bị mọi người trù giập, ghét bỏ. D. nhận ra điểm mạnh của chính mình. Câu 4. Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì? A. An nhàn, không phải làm việc gì. B. Luôn bị động trước mọi công việc. C. Thường xuyên phải nhờ người khác. D. Thành công trong cuộc sống. Câu 5. Kiên trì là: A. Thường xuyên làm việc. B. Quyết tâm làm đến cùng. C. Bỏ dở công việc. D. Tự giác làm việc. Câu 6. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì? A. Giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống, được mọi người tin tưởng và yêu quý. B. Giúp con người có nghị lực vượt qua những khó khăn. C. Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Được mọi người kính trọng. Câu 7. Trái với siêng năng, kiên trì là A. lười nhác, ỷ lại. B. biết hi sinh vì người khác. C. tự ti, nhút nhát. D. tự giác, miệt mài làm việc. Câu 8. Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì? A. Làm việc theo sở thích cá nhân. B. Ỷ lại vào người khác khi làm việc C. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu. D. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn. Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập? A. Từ chối khám phá cuộc sống. B. Ngại khẳng định bản thân. C. Đánh mất kĩ năng sinh tồn. D. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng. Câu 10. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là? A. Sự thật. B. Tiết kiệm. C. Khiêm tốn. D. Tôn trọng sự thật. Câu 11. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 1
  2. A. mưu cầu lợi ích cá nhân. B. gặp khó khăn và hoạn nạn. C. cần đánh bóng tên tuổi. D. vì mục đích vụ lợi. Câu 12. Để tự nhận thức về bản thân, mỗi người cần phải A. luôn ỷ nại công việc vào anh chị làm giúp. B. luôn dựa vào người khác để làm việc. C. không tham gia các hoạt động xã hội. D. tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Câu 13. Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép. Hành động của N thể hiện N là người A. vô tâm. B. chăm chỉ. C. lười biếng. D. kiên trì. Câu 14. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tình yêu thương con người: A. Quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lụ lụt. B. Chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau. C. Thờ ơ, không quan tâm tới những người bạn nghèo đang gặp khó khăn. D. Giúp đỡ bạn nghèo trong lớp, trong trường. Câu 15. Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về: A. Chính mình. B. Thầy cô. C. Bạn bè. D. Bố mẹ. Câu 16. Những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là gì? A. Khiêm tốn. B. Sự thật. C. Công bằng. D. Liêm sỉ. Câu 17. Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được A. truyền từ đời này sang đời khác. B. nhà nước ban hành và thực hiện. C. mua bán, trao đổi trên thị trường. D. đời sau bảo vệ nguyên trạng. Câu 18. Đối lập với tôn trọng sự thật là: A. Trung thực. B. Siêng năng. C. Giả dối. D. Ỷ Lại. Câu 19. Cá nhân tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình là biểu hiện của người có tính A. tiết kiệm. B. trung thành. C. trung thực. D. tự lập. Câu 20. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ? A. Quảng bá nghề truyền thống. B. Làm việc chăm chỉ. C. Yêu thương, tích cực giúp đỡ người nghèo. D. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm. Câu 21. Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ? A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Có đi có lại, mới toại lòng nhau. C. Giấy rách phải giữ lấy lề. D. Cá không ăn muối cá ươn. Câu 22. Phẩm chất đạo đức nào gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người? A. Nhỏ nhen. B. Khoan dung. C. Vô cảm. D. Ích kỷ Câu 23. Hành động nào không là biểu hiện của tự lập? A. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học. B. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. C. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình. D. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ. Câu 24. Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì? A. Chép bài của bạn để đạt điểm cao. B. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt. C. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bi bài mới. D. Chăm chỉ và tự giác học tập. Câu 25. Trong cuộc sống, việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và A. tuổi thọ. B. sức mạnh. C. tiền bạc. D. của cải. Câu 26. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là: * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 2
  3. A. Không học bài cũ. B. Bỏ học chơi game. C. Không giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. D. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp. Câu 27. Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của đức tính nào? A. Yêu thương con người. B. Tự chủ, tự lập C. Siêng năng, kiên trì. D. Tự nhận thức bản thân. Câu 28. Tự nhận thức bản thân là. A. biết nhìn nhận đánh giá đúng về người khác (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…). B. biết nhìn nhận đánh giá hợp lý về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…). C. biết nhìn nhận đánh giá tương đối về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…). D. biết nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…). II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29. (3,0 điểm) Tình huống: Hạnh là một lớp trưởng luôn thẳng thắn, gương mẫu. Trong lớp bạn nào mắc khuyết điểm lần đầu Hạnh đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Bạn nào vi phạm nhiều lần, Hạnh ghi vào sổ và báo với cô chủ nhiệm để kiểm điểm trong buổi sinh hoạt lớp. Vì vậy một số bạn tỏ ra không đồng tình với Hạnh và đã đề nghị thay lớp trưởng. Hỏi: a. Em hãy nhận xét về việc làm của Hạnh và một số bạn trong tình huống trên. b. Chứng kiến một số bạn có ý kiến đề nghị thay đổi lớp trưởng, em sẽ làm gì? BÀI LÀM * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 3
  4. * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2