intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Hội An’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN TRƯỜNG TH&THCS TRẦN QUỐC TOẢN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023–2024 MÔN: GDCD 6 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I , NĂM HỌC 2023-2024 Môn GDCD - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Mức độ đánh giá Tổng Nội dung/Chủ đề/Bài Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số câu cao Điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 1:Tự hào về truyền thống 1 / / / / / / / 1 / 0.33đ gia đình và dòng họ Bài 2: Yêu thương con 1 / / / / / / / 1 / 0.33đ người Bài 3: Siêng 1 / / / / / / / 1 / 0.33đ năng, kiên trì Bài 4: Tôn 1 3 / 3 / / / / 6 1 3đ trọng sự thật 1đ 1 Bài 5: Tự lập 3 / 3 / / / / 6 1 4đ 2đ Bài 6: Tự nhận 0.5 0.5 / / / / / / / 1 2đ thức bản thân 1đ 1đ Tổng số câu 9 0.5 6 0.5 / 1 / 1 15 3 / Tổng số điểm 3 1 2 1 / 2 / 1 5 5 10 Tỉ lệ % 30% 10% 20% 10% / 20% / 10% 50% 50% 100% Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 50% 50% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GDCD 6 (Thời gian: 45 phút) Nội dung/chủ Số câu hỏi đề/bài theo mức độ nhận thức Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông MÃ ĐỀ AVận dụng biết hiểu dụng cao Bài 1:Tự hào Nhận biết: về truyền - Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. - Biết được một số việc làm để giữ gìn, phát huy truyền 1 câu thống gia đình và dòng họ thống của gia đình, dòng họ. Bài 2: Yêu Nhận biết: Nêu được khái niệm và một số biểu hiện của thương con tình yêu thương con người. 1 câu người Nhận biết: Bài 3: Siêng - Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì. 1 câu năng, kiên trì Nhận biết: - Nhận biết được khái niệm sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật. Thông hiểu: Bài 4: Tôn - Hiểu được vì sao phải tôn trọng sự thật. 3 câu 3 câu 1 câu trọng sự thật - Hiểu được cánh tôn trọng sự thật. Vận dụng cao: - Vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá và bày tỏ thái độ phù hợp với thực tiễn liên quan đến bài học. Nhận biết: - Nêu được khái niệm tự lập. - Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập. Thông hiểu: Bài 5: Tự lập - Hiểu vì sao phải tự lập. 3 câu 3 câu 1 câu Vận dụng cao: - Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá, điều chỉnh hành vi của bản thân và người khác trong thực tiễn đời sống có liên quan đến bài học. Nhận biết: - Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân Bài 6: Tự nhận Thông hiểu: 0.5 câu 0.5 câu thức bản thân - Hiểu vì sao phải cần biết tự nhận thức bản thân. 9TN 6TN Tổng 1TL 1TL 0,5TL 0,5TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023–2024 TRƯỜNG: …………………………………. MÔN: GDCD 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................Phòng thi...........……… I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Câu thơ: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” nói đến điều gì? A. Tiết kiệm. B. Tự lập. C. Trung thực. D. Đoàn kết. Câu 2. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là A. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết. B. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết. C. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình. D. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. Câu 3. Biểu hiện nào sau đây thể hiện không tôn trọng sự thật? A. Xin lỗi bạn, khi mình hiểu sai về bạn. B. Quát mắng bạn, khi bạn thưa với cô việc mình quay cop. C. Báo công an khi thấy hành vi trộm cắp. D. Thưa với cô khi thấy bạn quay cop lúc làm bài kiểm tra. Câu 4. Một trong những biểu hiện của tính tự lập là A. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được. B. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. C. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống. D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công. Câu 5. Tự lập là A. đợi bố mẹ nhắc nhở mới làm, không thì thôi. B. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được. C. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống. D. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình. Câu 6. Đâu là biểu hiện trái với lòng yêu thương con người? A. Thù hận, mâu thuẫn, căm ghét nhau. B. Tham gia các hoạt động từ thiện. C. Tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ biết sửa chữa. D. Sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Câu 7. Đâu không phải là biểu hiện của tính tự lập? A. Sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó. B. Luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức. C. Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. D. Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Câu 8. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Người nói thật thường thua thiệt. B. Thường làm mất lòng người khác. C. Sự thật luôn làm đau lòng người. D. Giúp con người tin tưởng nhau. Câu 9. Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì? A. Chịu nhiều vất vả, đau khổ. B. Sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. C. Thành công trong cuộc sống. D. Luôn chịu nhiều thiệt thòi. Câu 10. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
  4. A. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. B. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn. C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù. D. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn. Câu 11. Ý kiến nào sau đây sai khi nói đến ý nghĩa của tự lập? A. Được mọi người tôn trọng B. Có thêm nhiều kinh nghiệm sống. C. Thành công trong cuộc sống. D. Dễ gặp thất bại trong mọi việc. Câu 12. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào? A. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật. B. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái. C. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được. D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ. Câu 13. Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? A. Yêu nước. B. Nhân ái. C. Lười biếng. D. Hiếu học. Câu 14. Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là A. dũng cảm. B. sự thật. C. khiêm tốn. D. tự trọng. Câu 15. Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kiên trì. B. Tự giác. C. Trung thực. D. Siêng năng. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là tự nhận thức bản thân? Vì sao cần phải biết tự nhận thức bản thân? Câu 2: (2,0 điểm) Em hãy kể về một số hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đã gặp hoặc nghe kể trong học tập, cuộc sống. Em rút ra bài học gì từ những hành vi đó? Câu 3: (1,0 điểm) Em hãy viết cảm nhận của em về câu ca dao dưới đây: Những người tính nết thật thà Đi đâu cũng được người ta tin dùng. ……………….HẾT………………
  5. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023–2024 TRƯỜNG: …………………………………. MÔN: GDCD 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................Phòng thi........………………. I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Đâu không phải là biểu hiện của tính tự lập? A. Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. B. Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. C. Luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức. D. Sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó. Câu 2. Đâu là biểu hiện trái với lòng yêu thương con người? A. Tham gia các hoạt động từ thiện. B. Sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. C. Tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ biết sửa chữa. D. Thù hận, mâu thuẫn, căm ghét nhau. Câu 3. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là A. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết. B. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. C. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình. D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết. Câu 4. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Người nói thật thường thua thiệt. B. Sự thật luôn làm đau lòng người. C. Thường làm mất lòng người khác. D. Giúp con người tin tưởng nhau. Câu 5. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào? A. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ. B. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái. C. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được. D. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật. Câu 6. Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là A. dũng cảm. B. sự thật. C. tự trọng. D. khiêm tốn. Câu 7. Một trong những biểu hiện của tính tự lập là A. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công. B. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được. D. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống. Câu 8. Biểu hiện nào sau đây thể hiện không tôn trọng sự thật? A. Quát mắng bạn, khi bạn thưa với cô việc mình quay cop. B. Thưa với cô khi thấy bạn quay cop lúc làm bài kiểm tra. C. Xin lỗi bạn, khi mình hiểu sai về bạn. D. Báo công an khi thấy hành vi trộm cắp. Câu 9. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn. B. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù.
  6. C. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn. D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Câu 10. Câu thơ: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” nói đến điều gì? A. Trung thực. B. Đoàn kết. C. Tự lập. D. Tiết kiệm. Câu 11. Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? A. Nhân ái. B. Yêu nước. C. Hiếu học. D. Lười biếng. Câu 12. Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì? A. Thành công trong cuộc sống. B. Luôn chịu nhiều thiệt thòi. C. Sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. D. Chịu nhiều vất vả, đau khổ. Câu 13. Tự lập là A. đợi bố mẹ nhắc nhở mới làm, không thì thôi. B. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được. C. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình. D. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống. Câu 14. Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kiên trì. B. Siêng năng. C. Tự giác. D. Trung thực. Câu 15. Ý kiến nào sau đây sai khi nói đến ý nghĩa của tự lập? A. Thành công trong cuộc sống. B. Dễ gặp thất bại trong mọi việc. C. Được mọi người tôn trọng D. Có thêm nhiều kinh nghiệm sống. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là tự nhận thức bản thân? Vì sao cần phải biết tự nhận thức bản thân? Câu 2: (2,0 điểm) Em hãy kể về một số hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đã gặp hoặc nghe kể trong học tập, cuộc sống. Em rút ra bài học gì từ những hành vi đó? Câu 3: (1,0 điểm) Em hãy viết cảm nhận của em về câu ca dao dưới đây: Những người tính nết thật thà Đi đâu cũng được người ta tin dùng. ……………….HẾT………………
  7. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023–2024 TRƯỜNG TH&THCS TRẦN QUỐC TOẢN MÔN: GDCD 6 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM:(5,0 điểm)- (1/3 điểm/1 câu) MÃ ĐỀ A Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A B D B B C A B D C C D B C B A MÃ ĐỀ B Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A C D B D B B B A B C D A D A B II. TỰ LUẬN:(5,0 điểm) Nội dung Điểm Câu 1: (2,0đ) - Tự nhận thức bản thân: Là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, 1đ hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,..) - Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp: + Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. 0.5đ + Biết rõ mong muốn, khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. 0.5đ Câu 2: (2,0đ) - Học sinh kể được về ít nhất 1 hành vi dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác trong học tập. 0.5đ - Học sinh kể được về ít nhất 1 hành vi dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác trong sinh hoạt. 0.5đ - Rút ra bài học: Cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống; Tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng sống 1đ thật tốt để luôn là người có bản lĩnh, có chính kiến và chủ động đưa ra quyết định tỉnh táo, sáng suốt trong mọi việc Câu 3: (1,0đ) Những người sống ngay thẳng, thật thà, sống luôn tôn trọng sự thật, thì sẽ luôn được mọi người tin yêu, tâm hồn sẽ luôn thanh thản, bình an. Ngược lại nếu ai sống giả dối, thì sẽ bị 1đ mọi người xa lánh và không tin tưởng vào người đó nữa. *Lưu ý: HS có thể giải thích những cách khác, nếu hợp lí, tùy theo mức độ, GV tính điểm cho các em.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2