intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

  1. PHÒNG GDĐT ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM HỌC 2023- 2024 Môn :CÔNG DÂN 7 Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Câu 1: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng”; “trọng nam khinh nữ”. B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa. D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. Câu 2: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là: A. truyền thống quê hương. B. truyền thống gia đình. C. truyền thống dòng họ. D. truyền thống dân tộc. Câu 3: Di sản văn hoá là: A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. B. sản phẩm tỉnh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 4: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến: A. mọi người và sự việc xung quanh. B. những vấn đề thời sự của xã hội. C. những người thân trong gia đình. D. một số người thân thiết của bản thân. Câu 5: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo: A. nhu cầu của mình. B. mong muốn của mình. C. khả năng của mình. D. nguyện vọng của mình. Câu 6: Truyền thống nào thể hiện tinh thần đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam? A. Truyền thống hiếu học. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống tôn sư trọng đạo. Câu 7: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Nghề thủ công hiện nay không còn phù hợp nữa. B. Cần phải tích cực bảo vệ các làng nghề truyền thống. C. Học sinh chỉ lo học, việc giữ gìn nghề truyền thống là của người lớn. D. Nghề truyền thống không giúp ích gì trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Câu 8: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Thương người như thể thương thân. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
  2. C. Chị ngã em nâng. D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. Câu 9: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. B. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra. C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. D. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập ở trường là được. Câu 10: Biểu hiện của người giữ chữ tín là gì? A. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình. B. Biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ. C. Luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người. D. Luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc. Câu 11: Câu nói “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” thể hiện điều gì? A. Dũng cảm. B. Tiết kiệm. C. Tích cực học tập. D. Giữ chữ tín. Câu 12: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 13: Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập? A. Dễ làm khó bỏ. B. Việc hôm nay chớ để ngày mai. C. Học, học nữa, học mãi. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 14: Di sản văn hoá bao gồm: A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể. B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần. D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần. Câu 15: Điều nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín? A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác. B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác, C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người. D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu. II. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1: (2đ) Học tập tự giác tích cực là gì? Biểu hiện của học tập tự giác tích cực? Câu 2: (2đ) Di sản văn hóa là gì? Kể tên các loại di sản văn hóa. Cho ví dụ. Câu 3: (1đ) Em hãy xử lý tình huông sau: A học rất giỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập. Khi các bạn gặp khó khăn hay băn khoăn vấn đề gì, A giảng giải để giúp bạn hiểu bài. Trong giờ kiểm tra, A rất khó xử vì các bạn ngồi cạnh muốn chép bài. a/ Em có nhận xét gì về cách học của một số bạn muốn chép bài của A trong tình huống trên? Vì sao? b/ Nếu là A, em sẽ làm gì? -----------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2