intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KHUNG MA TRẬN - BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2023-2024) TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 NGUYỄN BỈNH KHIÊM I. KHUNG MA TRẬN: Mức độ nhận Tổng TT Nội dung thức Mạch nội (Tên bài/ Nhận Thông Vận Vận dung Tỉ lệ Chủ đề) biết hiểu dụng dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Điểm TN TL 1 Giáo Bài 1: dục đạo Tự hào đức về truyền 1 1 0.33 thống dân tộc Việt Nam Bài 2: Tôn trọng sự 1 1 0.33 đa dạng của các dân tộc Bài 3: 1 1 0.33 Lao động cần cù,
  2. sáng tạo Bài 4: 3 4 Bảo vệ lẽ 1 0.5 0.5 1 3.33 phải Bài 5: Bảo vệ 3 4 môi trường 1 0.5 0.5 1 3.33 và tài nguyên thiên nhiên Giáo 2 dục kỹ Bài 6: năng Xác 3 1 1 4 1 2.33 sống định mục tiêu cá nhân Tổng số 12 3 1.5 1 0.5 15 3 câu 10 điểm Tỉ lệ % 40% 10% 20% 20% 10% 50% 50% Tỉ lệ chung 40% 30% 10% 100% II. BẢNG ĐẶC TẢ :
  3. Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Nội dung TT (Tên bài/ Chủ đề) Mạch nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 GD đạo đức Nhận biết: - Nêu được một số truyền 1. Tự hào về thống của dân truyền thống Mức độ đánh tộc Việt Nam. dân tộc Việt giá - Kể được một 1TN Nam số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. 2. Tôn trọng Nhận biết: sự đa dạng Nêu được một 1TN của các dân số biểu hiện tộc sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới
  4. Nhận biết: - Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo 3. Lao động trong lao động. cần cù, sáng - Nêu được tạo 1TN một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. 4. Bảo vệ lẽ Nhận biết: 3TN 1TN 0.5TL phải Nếu được lẽ 0.5TL phải là gì, biểu hiện, ý nghĩa của bảo vệ lẽ phải. Thông hiểu: Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải. Vận dụng: Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  5. 5. Bảo vệ môi Nhận biết: trường và tài - Nêu được nguyên thiên một số quy nhiên định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 3TN 1TN 0.5TL 0.5TL - Nêu được một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Thông hiểu: Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  6. Vận dụng: Đánh giá được hành vi thực hiện đúng, chưa đúng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi. 2 Nhận biết: GD - Nêu được thế kỹ năng sống nào là mục tiêu cá nhân. - Liệt kê được 6. Xác định các loại mục 3TN 1TN mục tiêu tiêu cá nhân. 1TL cá nhân Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
  7. 3TN Tổng số câu 12TN 1TL 0.5TL 1.5TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  8. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: GDCD – Lớp 8 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 28/12/2023 (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi...................... I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Câu tục ngữ “bảy mươi còn học bảy mốt” phản ánh truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Yêu nước B. Đoàn kết C. Hiếu thảo D. Hiếu học Câu 2. Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? A. Kì thị dân tộc các quốc gia chậm phát triền. B. Học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc khác nhau. C. Tiếp thu mọi giá trị của các dân tộc trên thế giới. D. Từ chối học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc. Câu 3. Lao động cần cù được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây? A. Làm việc thường xuyên, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn. B. Cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả lao động. C. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn. D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động. Câu 4. Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội được gọi là? A. Khiêm tốn. B. Trung thực. C. Lẽ phải. D. Công bằng. Câu 5. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải? A. Điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực. B. Ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn. C. Phê phán hành vi đi ngược lại lẽ phải. D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi bản thân có lợi ích.
  9. Câu 6. Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Giúp mọi người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. B. Làm cho mối quan hệ giữa mọi người thêm căng thẳng. C. Giúp mọi người tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. D. Giúp mọi người nâng cao ý thức cảnh giác trong giao tiếp. Câu 7. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm công dân thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép. B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng. C. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước. D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản. Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên? A. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân. B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. C. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông. D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo. Câu 9. Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Chỉ cần học tập và rèn luyện thật tốt. B. Giữ gìn vệ sinh nhà ở của riêng mình. C. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. D. Đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng. Câu 10. “Mục tiêu cá nhân là những………..mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định”, trong dấu “…..” đó là? A. kết quả chung B. kết quả cụ thể C. kết quả tạm thời D. kết quả chính xác Câu 11. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, gồm: A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính. B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội. D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân? A. Cụ thể. B. Đo lường được. C. Có thể đạt được. D. Không có thời hạn. Câu 13. Việc xác định đúng mục tiêu sống quan trọng như thế nào đối với mỗi người? A. Đóng vai trò cho mục đích học tập của mỗi người.
  10. B. Đóng vai trò cho hoạt động vui chơi của mỗi người. C. Đóng vai trò định hướng cho hoạt động của mỗi người. D. Đóng vai trò trong học tập và cuộc sống hiện tại. Câu 14. Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Muốn phát triển kinh tế xã hội thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm. B. Bảo vệ tài nguyên sẽ giúp nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt. C. Bảo vệ môi trường sẽ giúp môi trường trong lành, đảm bảo cân bằng sinh thái. D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia. Câu 15. Bà V là chủ một của hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà V đã lén lút nhập hoa quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Không những vậy, bà còn thường xuyên ngâm hoa quả trong các loại hóa chất để bảo quản được lâu hơn. Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình. B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà V. C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng. D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1. (1.0 điểm) Theo em, vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân, hãy nêu các loại mục tiêu cá nhân? Câu 2. (2.0 điểm) a) Nêu lí do của sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải? b) Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong tình huống sau: Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn câu trả lời của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai. Câu 3. (2.0 điểm) Trường hợp: Sau khi tham gia buổi ngoại khoá về chủ đề “Bảo vệ môi trường và tài quyên thiên nhiên", B đã áp dụng một số biện pháp ở nhà như kê bàn học cạnh cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng rác hữu cơ (rác từ rau, củ, quả) làm phân để bón cho cây cối, tái sử dụng đồ nhựa để làm một số đồ dùng trong gia đình,.... a) Em hãy nhận xét về việc làm của B và cho biết ý nghĩa của các việc làm đó. c) Ngoài những việc làm của bạn B, Em hãy nêu thêm 4 việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  11. --------HẾT-------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI – GDCD 8 I. Trắc nghiệm: (5.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,33 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Câu Đáp án D B A C D A B D C B B D C A D II. Tự luận: (5.0 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm - Bởi vì: việc xác định mục tiêu cá nhân giúp con người có động 1.0 lực hơn trong cuộc sống, hoàn thiện bản bân, hướng đến những Câu 1 mục tiêu cao đẹp và thực hiện được ước mơ của mình. (0.5 điểm) (1.0 điểm) - Phân loại mục tiêu: + Theo thời gian: Ngắn hạn và dài hạn + Theo lĩnh vực: Phát triển bản thân, học tập, tài chính,… (05
  12. điểm) a) Lí do cần phải bảo vệ lẽ phải: - Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp; góp phần đẩy lùi cái sai, cái xấu để làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; thúc đẩy xã 1.0 hội ổn định và phát triển; - Mặt khác, củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri. Câu 2 b) Nếu gặp phải tình huống đó, em sẽ: (2.0 điểm) + Dùng các lí lẽ, phân tích để bảo vệ ý kiến của mình một cách thuyết phục. Đồng thời phân tích chỉ ra những điểm chưa hợp lí trong lập luận của các bạn (lưu ý: thái độ và lời nói ôn hòa, tránh 1.0 tiêu cực, mang tính khiêu khích, thách thức, mỉa mai,…) + Sau khi phân tích mà nhóm bạn vẫn khăng khăng bảo em sai, em sẽ nhờ thầy, cô giáo phân tích, giảng giải. a) Nhận xét: Hành động của B là đúng. (0.5 điểm) - Ý nghĩa: Các việc làm đó góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. (0.5 điểm) 1.0 Câu 3 (2.0 điểm) b) Học sinh nêu thêm 4 việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. (Mỗi việc làm hành vi đúng được 0,25 điểm ) 1.0 * Lưu ý: GV chấm linh hoạt theo cách trả lời của học sinh, đảm bảo đúng yêu cầu của đề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2