intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên

  1. SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2022 - 2023 -------------------- MÔN: HÓA HỌC 10 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ................................................ Lớp 10...... Mã đề 137 ............................ Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố như sau: H(Z=1); B(Z=4); Be(Z=5); C(Z=6); N(Z=7);O(Z=8); F(Z=9);Ne(Z=10); Na(Z=11); Mg(Z=12); Al(Z=13); Si(Z=14); P(Z=15); S(Z=16); Cl(Z=17); Ar(Z=18);K(Z=19); Ca(Z=20); Phần A. Trắc nghiệm: (7 điểm) Câu 1. Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết A. ion. B. kim loại. C. cộng hóa trị. D. hydrogen. Câu 2. Nguyên tử chứa những hạt mang điện là A. proton và electron. B. electron và neutron. C. proton và neutron. D. electron. Câu 3. Orbital p có dạng A. hình cầu. B. hình tròn. C. hình số 8 nổi. D. hình bầu dục. Câu 4. Quá trình nào sau đây xảy hiện tượng hóa học? A. Muối ăn hòa vào nước. B. Nước dạng rắn sang lỏng. C. Cồn bay hơi. D. Đường cháy thành than và nước. Câu 5. Chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực? A. HCl. B. N2. C. O2. D. MgO. 2- Câu 6. Quá trình tạo thành ion O nào sau đây là đúng? A. O → O2- + 2e. B. O + 2e → O2-. C. O + 1e → O2-. D. O → O2- + 1e. Câu 7. Số chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. 16. B. 8. C. 7. D. 18. Câu 8. Liên kết là liên kết được hình thành do A. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. B. cặp electron chung. C. sự xen phủ bên của 2 orbital p. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 9. Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố sodium (Z = 11) phải nhường đi A. 3 electron. B. 1 electron. C. 2 electron. D. 4 electron. Câu 10. Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A. nguyên tử halogen gần kề. B. nguyên tử khí hiếm gần kề. C. kim loại kiềm thổ gần kề. D. kim loại kiềm gần kề. Câu 11. Phân lớp 3d có số electron tối đa là A. 6. B. 10. C. 18. D. 14. Câu 12. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s3. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p63s1. Câu 13. Định nghĩa về đồng vị nào sau đây đúng? A. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số neutron, khác nhau số proton. B. Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số neutron, khác nhau số proton. C. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số neutron. D. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số electron. Câu 14. Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng A. một hay nhiều cặp electron dùng chung và cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. B. một hay nhiều cặp electron dùng chung nhưng chỉ do một nguyên tử đóng góp. C. một hay nhiều cặp electron dùng chung. D. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Câu 15. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng A. số electron. B. neutron. C. số khối. D. số proton. Câu 16. Kí hiệu nguyên tử của Nitrogen được viết đúng là A. . B. . C. . D. . Mã đề 137 Trang 1/3
  2. Câu 17. Cho các nguyên tử sau: 11Na, 12Mg, 13Al. Dãy gồm các chất có tính base tăng dần là A. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2. B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH. C. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. D. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. Câu 18. Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hydrogen fluoride (HF)? A. . B. . C. . D. . Câu 19. Độ âm điện của một số nguyên tố như sau: N (3,04); S (2,58); H (2,20); C (2,55). Chất có liên kết cộng hóa trị phân cực là A. CH4. B. NH3. C. N2. D. H2S. Câu 20. Biết số hiệu nguyên tử của H (Z=1) và Cl (Z=17).Liên kết trong phân tử H – Cl được hình thành do sự xen phủ A. giữa AO 2p của H và AO 2s của Cl. B. giữa AO 1s của H và AO 2s của Cl. C. giữa AO 1s của H và AO 2p của Cl. D. giữa AO 1s của H và AO 3p của Cl. Câu 21. Nguyên tử X có cấu hình electron [Ar]4s2. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. số thứ tự 20, chu kì 2, nhóm IVA. B. số thứ tự 22, chu kì 4, nhóm IIA. C. số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA. D. số thứ tự 22, chu kì 3, nhóm IIA. Câu 22. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 19. Vậy X thuộc loại nguyên tố? A. p. B. s. C. f. D. d. Câu 23. Cho các nguyên tố 3Li, 4Be, 11Na, 12Mg. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là A. Be. B. Li. C. Na. D. Mg. Câu 24. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất? A. Al (Z=13). B. Na (Z=11). C. K (Z= 19). D. S (Z=16). Câu 25. Cho các khí hiếm sau: 10Ne, 18Ar, 36Kr, 54Xe. Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. Ne. B. Xe. C. Ar. D. Kr. Câu 26. Cách biểu diễn electron vào orbital nào sau đây là đúng? A. B. C. D. Câu 27. Năng lượng của một liên kết hóa học là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể khí. Giá trị năng lượng của một liên kết hóa học là thước đo độ bền liên kết. Năng lượng liên kết của các phân tử được liệt kê trong bảng sau: Liên kết Năng lượng liên kết (KJ/mol) Cl-Cl 242 Br-Br 192 I-I 150 Độ bền liên kết tăng dần từ trái sang phải của các phân tử Cl 2, Br2,I2 là A. Br2; Cl2; I2. B. I2; Br2; Cl2. C. Cl2; I2; Br2. D. Cl2; Br2; I2. 2 2 6 2 5 Câu 28. Nguyên tử của nguyên tố chlorine có cấu hình electron là 1s 2s 2p 3s 3p . Phát biểu nào sau đây về chlorine là không đúng? A. Nguyên tố chlorine là một phi kim. B. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố Cl có 17 proton. C. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố Cl là 17. D. Nguyên tố chlorine thuộc chu kì 3 nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.. Phần B. Tự luận (3 điểm) Câu 29 (1 điểm): Hãy vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành phân tử sodium fluoride (NaF) từ nguyên tử của các nguyên tố sodium (Z=11) và fluorine (Z=9). Câu 30 (2 điểm): Ammonia là chất khí không màu, có mùi hắc đặc trưng và nhẹ hơn không khí. Nếu hít nhiều ammonia sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng). Khí ammonia gây ức chế thần kinh tạo nên cảm giác khó chịu cáu gắt. Triệu chứng: Ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè, ho ra máu, co giật cùng các biểu hiện khác. Tuy nhiên, ammonia được ứng dụng chủ yếu để điều chế phân đạm, điều chế nitric acid, là chất sinh hàn, sản xuất Hydrazin (N2H4) dùng làm nhiên liệu cho tên lửa. Ngoài ra, dung dịch ammonia còn được dùng làm chất tẩy rửa gia dụng. Biết rằng ammonia có công thức phân tử là NH3. a) Hãy viết công thức electron và công thức Lewis của ammonia. b) Ở điều kiện thường, nhiệt độ của các chất X, Y, T cho ở bảng sau: Mã đề 137 Trang 1/3
  3. Chất X Y T Nhiệt độ sôi ( o C) 100 -33,35 -87,7 Hãy cho biết X, Y, T là những chất nào trong những chất sau: PH 3 , H 2 O, NH 3 ? Giải thích sự lựa chọn đó (có vẽ hình minh họa)?Chogiá trị độ âm điện của các nguyên tố như sau: H (2,20), N (3,04), O (3,44), P (2,19) ------ HẾT ------ Lưu ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc. Mã đề 137 Trang 1/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2