intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng (Đề minh họa)" để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng (Đề minh họa)

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ MINH HOẠ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TỔ VẬT LÍ – HOÁ HỌC MÔN HOÁ HỌC 11 ĐỀ SỐ 1 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. B. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. C. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. D. xảy ra giữa hai chất khí. Câu 2. Trong công thức cấu tạo của phân tử nitric acid (HNO 3) A. có hai liên kết pi (π). B. có một liên kết cộng hoá trị theo kiểu cho - nhận. C. nguyên tố nitrogen hoá trị V. D. nguyên tử nitrogen liên kết trực tiếp với nguyên tử hydrogen. Câu 3. Cho cân bằng hoá học: H2 (g) + I2 (g) ⇌ 2HI (g);  r H 298 > 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi o A. tăng nhiệt độ của hệ. B. giảm nồng độ HI. C. tăng nồng độ H2. D. giảm áp suất chung của hệ. Câu 4. Tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ X so với hydrogen bằng 44. Phân tử khối của X là A. 44 B. 46 C. 22 D. 88. Câu 5. Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7? A. NaNO3. B. KCl. C. H2SO4. D. KOH. Câu 6. Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch. B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau. C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau. D. tách chất lỏng và chất rắn. Câu 7. Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại ở cả dạng đơn chất (chiếm khoảng 78% thể tích không khí) và dạng hợp chất tồn tại tập trung ở một số mỏ khoáng dưới dạng sodium nitrate. Công thức của sodium nitrate là A. Na2CO3. B. Na2SO4. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 8. Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí nào sau đây? A. CO. B. NO. C. SO2. D. CO2. Câu 9. HNO3 tác dụng được với chất nào sau đây? A. CO2. B. NO2. C. NaCl. D. Fe(OH)3. o Câu 10. Vai trò của NH3 trong phản ứng 4NH3  5O2  4NO  6H 2O là t , Pt  A. chất khử. B. acid. C. chất oxi hóa. D. base. Câu 11. Cách xử lý thủy ngân khi nhiệt kế thủy ngân không may bị vỡ là A. rắc bột sulfur lên thủy ngân rồi gom lại. B. rắc muối ăn lên thủy ngân rồi gom lại. C. rắc đường lên thủy ngân rồi gom lại. D. rắc bột sắt lên thủy ngân rồi gom lại. Câu 12. Cho các nguồn phát thải sulfur dioxide: (1) Núi lửa phun trào. (2) Nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch. (3) Các phương tiện giao thông vận tải. (4) Quá trình quang hợp của cây xanh. Những nguồn phát thải sulfur dioxide vào môi trường là A. (1), (3). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (2), (3), (4). Trang 1
  2. Câu 13. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây? A. Lọc. B. Chiết. C. Kết tinh. D. Dùng nam châm hút. Câu 14. Ứng dụng quan trọng nhất của sulfuric acid trong công nghiệp là A. sản xuất phân bón. B. luyện kim. C. sản xuất sơn, phẩm màu. D. chế hoá dầu mỏ. Câu 15. Trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid, sulfur trioxide được hấp thụ vào dung dịch sulfuric acid đặc tạo thành những hợp chất có công thức chung là A. H2SO3.nSO3. B. H2SO4. C. H2SO4.nSO3. D. SO3. Câu 16. Vanillin có thành phần chính là chiết xuất hạt vani và được tìm thấy trong tự nhiên ở vỏ quả vani Planifolia. Mùi thơm ngọt ngào của nó có thể giúp chúng ta cảm thấy bình tĩnh và thư giãn. Nó được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. Kết quả phân tích nguyên tố trong phân từ vanillin cho thấy phần trăm khối lượng carbon, hydrogen lần lượt bằng 63,16% và 5,26%, còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng, xác định được phân từ khối của vanillin bằng 152. Công thức phân tử của vanillin là A. C8H8O3. B. C8H8O2. C. C4H8O3. D. C10H8O2. Câu 17. Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về A. thành phần nguyên tố chất hữu cơ. B. thành phần phân tử hợp chất hữu cơ. C. cấu tạo hợp chất hữu cơ. D. cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ. Câu 18. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X thu được như hình vẽ: Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là A. 80. B. 78. C. 76. D. 50. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Câu 19. Cho hai phương trình hóa học: (1) NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH– (2) CH3COOH + H2O ⇋ H3O+ + CH3COO– a. Theo thuyết brondsted-lowry, nước là chất lưỡng tính. b. Theo thuyết brondsted-lowry, H3O+ là acid. c. NH3 là một base mạnh. d. CH3COOH là một acid mạnh. Câu 20. H2SO4 là 1 acid mạnh được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất a. Sulfuric acid đặc có tính háo nước, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da tay. b. Khi pha loãng sulfuric acid đặc cần cho từ từ nước vào acid, không làm ngược lại gây nguy hiểm. c. Khi bị bỏng sulfuric acid đặc, điều đầu tiên cần làm là xả nhanh chỗ bỏng với nước lạnh. d. Thuốc thử nhận biết sulfuric acid và muối sulfate là ion Ba2+ trong BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2. Câu 21. Cho phản ứng sau: Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên trong phổ hồng ngoại như sau: Liên kết O–H (alcohol) O–H (carboxylic acid) C=O (ester, carboxylic acid) Số sóng (cm–1) 3650 – 3200 3300 – 2500 1780 – 1650 a. Có ba hợp chất hữu cơ trong phản ứng trên. b. Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 3450 cm-1 là phổ của CH3CH2OH. Trang 2
  3. c. Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1750 cm-1 mà không hấp thụ đặc trưng của liên kết O–H là phổ của CH3COOH. d. Dựa vào phổ hồng ngoại, không thể phân biệt được các chất hữu cơ có trong phản ứng trên. Câu 22. Cho dãy chuyển hóa dưới đây: FeS2  SO2  SO3  H2SO4  (NH4)2SO4 (1)  (2)  (3)  (4)  a. Có ba phản ứng mà nguyên tố sulfur đóng vai trò là chất khử. b. Sản phẩm của phản ứng (4) có thể dùng làm phân bón. c. Có thể phân biệt SO2 và SO3 bằng dung dịch BaCl2. d. Với 1 tấn FeS2 ban đầu thì khối lượng (NH4)2SO4 thu được là 377,3 kg. Biết hiệu suất mỗi phản ứng (1), (2), (3) là 70% và của phản ứng (4) là 100%. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23. Dung dịch sulfuric acid đặc có thể dùng làm khô bao nhiêu khí trong số các khí sau: CO, H2, CO2, SO2, O2 và NH3? Câu 24. Trong nước thải chứa các chất tan: urea, saccharose, NaCl, Na2CO3, NaHCO3, NH4NO3, (NH4)2HPO4, Ca(H2PO4)2. Nếu nước thải trên chảy vào vùng nước tù thì có bao nhiêu chất có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng? Câu 25. Cho các chất sau: C2H6O, C6H12O6, C3H7Cl, C3H6O2, C5H9NO4 và C6H6. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất? Câu 26. Retinol là vitamin A, có nguồn gốc động vật, có vai trò hỗ trợ thị giác của mắt còn vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Để xác định công thức phân tử của các hợp chất này, người ta đã tiến hành phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau: Giá trị m/z của peak ion phân tử Hợp chất %C %H %O [M+] Vitamin A 83,92 10,49 5,59 286 Tổng số nguyên tử có trong phân tử Vitamin C là bao nhiêu? Câu 27. Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta thực hiện phép chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,10 M. Trong một thí nghiệm, để chuẩn độ 100,0 mL dung dịch HCl đạt đến điểm tương đương cần chính xác 10,0 mL dung dịch NaOH 0,10 M. Xác định pH của dung dịch HCl. Câu 28. Năm 2020, một vụ nổ tại Thủ đô Beirut, Lebanon đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người. Nguyên nhân vụ nổ được cho là do sự phân hủy 2750 tấn ammonium nitrate trên một tàu hàng bỏ hoang theo phương trình hóa học sau: NH4NO3(s)  N2O(g) + 2H2O(g)  r H 298 = –36kJ 0 Nhiệt của vụ nổ trên tương đương lượng nhiệt của bao nhiêu tấn thuốc nổ TNT (2,4,6 – trinitrotoluene), biết nhiệt tỏa ra khi 1 kg TNT phát nổ là 1,165 MJ. Biết 1 MJ = 1.106 J. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ---------- HẾT ---------- Trang 3
  4. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Câu 1: Hằng số cân bằng (KC) phụ thuộc vào A. nồng độ. B. nhiệt độ. C. áp suất. D. chất xúc tác. Câu 2: Phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp ammonia như sau: 2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g) ; ∆H < 0. Cân bằng hoá học sẽ không chuyển dịch theo chiều thuận nếu A. áp suất tăng. B. nhiệt độ giảm. C. tăng thêm xúc tác. D. giảm nồng độ N2O4. Câu 3: Cho các chất sau: NaCl, FeCl3, NH4Cl, Na2CO3 và Na2S. Số chất khi hoà tan trong nước cho dung dịch có môi trường base là? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 4: Diêm tiêu Chile có thành phần chính là A. NaNO2. B. NH4NO3 C. NaNO3. D. NH4NO2. Câu 5: Tính base của NH3 là do A. trên N còn cặp electron tự do. B. phân tử NH3 có 3 liên kết cộng hoá trị phân cực. C. NH3 tan được nhiều trong H2O. D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH. Câu 6: X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra khí mùi khai, tác dụng với dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau? A. (NH4)2CO3. B. (NH4)2SO3. C. NH4HSO3. D. (NH4)2SO4. Câu 7: Nitric acid dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng hoặc nhiệt độ tạo thành A. NO2, H2O. B. NO2, O2, H2O. C. N2, O2, H2O. D. N2, H2O. Câu 8: Phú nhưỡng là hiện tượng xảy ra do sự gia tăng hàm lượng nào trong nước? A. Fe, Mn. B. N, P. C. Ca, Mg. D. Cl, F. Câu 9: Phản ứng nào sau đây N2 thể hiện tính khử? o 0 t t ,p,xt A. N2 + O2 2NO. B. N2 + 3H2 2NH3. C. N2 + 6Li  2Li3N.  D. N2 + 3Ca  Ca3N2.  0 t Câu 10: Dùng chất nào sau đây để hấp thụ khí thải SO2 trong công nghiệp. A. dung dịch HCl. B. dung dịch Ca(OH)2. C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch CuSO4. Câu 11: H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng cùng tác dụng với chất nào sau đây chỉ thu được 1 muối? A. CuO. B. Cr. C. Fe(OH)2. D. Fe. Câu 12: Phản ứng của H2SO4 đặc với đường, giấy, da,… chứng minh H2SO4 có tính A. acid mạnh. B. háo nước. C. tính khử. D. vừa oxi hoá vừa khử. Câu 13: Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. NaHCO3. B. C2H6. C. NH4CN. D. MgCO3. Câu 14: Dựa vào phổ IR sau, hãy chỉ ra peak nào dự đoán được hợp chất hữu cơ có nhóm –OH? A. A. B. B. C. C. D. D. Câu 15: Kết tinh là phương pháp tách và tinh chế các chất ở thể nào? A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Plasma. Câu 16: Phương pháp để tách rượu ra khỏi nước là A. kết tinh. B. chiết. C. sắc kí. D. chưng cất. Câu 17: Công thức phân tử methane CH4 cho biết A. các nguyên tố tạo nên methane là C, H, O. B. có 4H và 1C trong phân tử. Trang 4
  5. C. chỉ có nguyên tố carbon trong phân tử. D. có 4 liên kết 𝜋 trong phân tử. Câu 18: Cho phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X như hình vẽ: Phân tử khối của X có giá trị bằng bao nhiêu? A. 172. B. 86. C. 57. D. 29. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Câu 19: Trong công nghiệp, ammonia được sản xuất theo phương trình: xt,t o ,p N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g); ∆H = -92 kJ. [NH3 ]2 a. Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là KC = . [N2 ][H2 ]3 b. Khi tăng nhiệt độ của hệ thì giá trị KC thay đổi. c. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. d. Phản ứng trên giải thích cho quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa. Câu 20: Cho các phát biểu về tính chất của sulfuric acid: a. Sulfuric acid có công thức phân tử là H2SO3. b. Pha loãng sulfuric acid bằng cách cho từ từ acid vào nước rồi khuấy đều. c. Iron (Fe) thụ động hóa trong dung dịch sulfuric acid đặc, nguội. d. Sulfuric acid thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với Cu, C và NaOH. Câu 21: Khi nói về hợp chất hữu cơ: a. Tất cả hợp chất chứa nguyên tố C đều là hợp chất hữu cơ. b. Ngành hoá học chuyên nghiên cứu về hợp chất hữu cơ được gọi là hoá học hữu cơ. c. Phương pháp chưng cất, chiết, kết tinh, sắc kí thường được dùng để tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. d. Dựa vào phổ IR có xác định hàm lượng phần trăm mỗi nguyên tử trong hợp chức hữu cơ. Câu 22: Propanal được dùng làm chất trung gian trong sản xuất các chất tạo hương có công thức cấu tạo CH 3- CH2-CHO. a. Công thức phân tử của propanal là C2H5CHO. b. Propanal có nhiệt độ sôi là 49oC nên có thể tách bằng phương pháp chưng cất. c. Trong thành phần của propanal có chứa nhóm ketone. d. Phần trăm khối lượng của oxygen trong phân tử này là 43,54 %. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Tính pH của 200 mL dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Câu 24: Cho phản ứng aFe + bH2SO4 đặc, nóng → cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Xác định số nguyên a tối giản? Câu 25: Cho các phương trình hoá học của các phản ứng sau: (1) SO2 + 2Mg → 2MgO + S (2) SO2 + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3 (3) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 Số phản ứng SO2 đóng vai trò chất khử là? Câu 26: Hoà tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hoà dung dịch thu được cần V mL dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là bao nhiêu? Câu 27: Cho các chất CCl4, HCN, CH2=CH2, CH3CH=O, Na2CO3, CH3COONa, H2NCH2COOH và Al4C3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu? Câu 28: Caffein là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây chè, cà phê và cacao. Chúng hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi. Bằng phương pháp phân tích nguyên tố thấy caffein có thành phần như sau: 49,48% C; 5,19% H; 16,48% O và 28,85% N. Có bao nhiêu nguyên tử carbon trong công thức đơn giản nhất của caffein? ---------- HẾT ---------- Trang 5
  6. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Câu 1: Cho phản ứng hóa học sau: Br2(g) + H2(g)⇌ 2HBr(g). Biểu thức hằng số cân bằng (KC) của phản ứng trên là 2[HBr] [HBr]2 [Br2 ].[H 2 ] [Br2 ].[H 2 ] A. K C  . B. K C  . C. K C  2 . D. K C  . [Br2 ].[H 2 ] [Br2 ].[H 2 ] [HBr] 2[HBr] Câu 2: Phản ứng : 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3 ;  r H o < 0. Khi tăng nhiệt độ và khi tăng áp suất thì cân bằng của phản 298 ứng trên chuyển dịch theo chiều tương ứng là A. Thuận và thuận. B. Thuận và nghịch. C. Nghịch và nghịch. D. Nghịch và thuận. Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. H2O. B. C2H5OH. C. NaCl. D. CH3COOH. Câu 4: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 20 mL dung dịch NaOH. Nồng độ của dung dịch HCl trên là A. 0,12 M . B. 0,1 M. C. 0,2 M. D. 0,15 M. Câu 5: Cho các hợp chất sau: CH4; NH3; C2H2; CCl4; C2H4; C6H6. Số hợp chất thuộc loại hydrocarbon là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Cho các nhận định sau về tính chất hóa học của nitric acid: (1) có tính acid mạnh; (2) có tính acid yếu; (3) có tính oxi hoá mạnh; (4) có tính khử mạnh. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Trong tự nhiên, đơn chất sulfur được phân bố ở vùng lân cận núi lửa và suối nước nóng. Khi núi lửa hoạt động, sulfur được giải phóng ra khỏi lõi trái đất chủ yếu ở dạng A. SO2. B. S. C. H2S. D. SO2 và H2S. Câu 8: Thạch cao sống là một dạng tồn tại phổ biến của sulfur trong tự nhiên, được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng, phần viết bảng,... Công thức của thạch cao sống là A. BaSO4. B. CaSO4.2H2O. C. MgSO4. D. CuSO4.5H2O. Câu 9: Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid là A. rửa với nước lạnh nhiều lần. B. trung hoà acid bằng NaHCO3. C. băng bó tạm thời vết bỏng. D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Câu 10: Cho dung dịch sulfuic acid đặc tác dụng với từng chất rắn sau: NaCl, NaBr, NaI, NaHCO3 ở nhiệt độ thường. Số phản ứng trong đó sulfuric acid đóng vai trò chất oxi hoá là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 11: Các hợp chất hữu cơ thường có A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, tan nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ. C. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. D. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan trong nước. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về muối ammonium? A. Tất cả muối ammonium đều bền với nhiệt. B. Các muối ammonium đều là chất điện li mạnh. C. Tất cả các muối ammonium đều tan trong nước. D. Các muối ammonium đều bị thủy phân trong nước. Câu 13: Phương pháp dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn gọi là A. Chiết lỏng – lỏng. B. Chiết lỏng – rắn. C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 14: Công thức phân tử không thể cho ta biết A. số lượng các nguyên tố trong hợp chất. B. tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất. C. hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất. D. cấu trúc phân tử hơp chất hữu cơ. Trang 6
  7. Câu 15: Để thực hiện tách sắc tố từ lá cây và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hoá học, người ta làm như sau: - Giai đoạn 1: Sử dụng lá tươi đã loại bỏ cuồng lá và gân chính. Sau đó cắt nhỏ cho vào cối sứ, nghiền nát thật nhuyễn với một ít acetone, sau đó tiếp tục thêm acetone, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào một bình chứa, thu được một hỗn hợp sắc tố màu xanh lục. - Giai đoạn 2: Lấy một lượng benzene gấp đôi lượng dịch vừa thu được, cho vào bình, lắc đều, rồi để yên. Vài phút sau quan sát thấy dung dịch màu phân thành 2 lớp: + Lớp dưới có màu vàng là màu của carotenoid hoà tan trong benzene. + Lớp trên có màu xanh lục là màu của diệp lục hoà tan trong acetone. Hãy cho biết trong 2 giai đoạn của quy trình trên, người ta đã sử dụng phương pháp tách nào? A. Phương pháp chiết lỏng – rắn và phương pháp chiết lỏng – lỏng. B. Phương pháp chiết lỏng – lỏng và phương pháp chiết lỏng – rắn. C. Phương pháp chiết lỏng – lỏng và phương pháp kết tinh. D. Phương pháp chưng cất và phương pháp kết tinh. Câu 16: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố hóa học nào? A. O B. N C. H D. C Câu 17: Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ? A. CH4 B. CH3COOH. C. HCN. D. HCOONa. Câu 18: Nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon? A. CH2Cl2, CH2BrCH2Br, CHCl3, CH3COOCH3, C6H5CH3. B. CH2Cl2, CH2=CHCHO, CH3COOH, CH2=CH2. C. CHBr3, CH2=CHCOOCH3, C6H5OH, C2H5OH, (CH3)3N. D. CH3OH, CH2=CHCl, C6H5ONa, CH≡CCH3. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Câu 19: Cho phản ứng sau:CO (g) + H2O (g) ⇌CO2 (g) + H2 (g) a.Phản ứng thuận là phản ứng xảy ra theo chiều tạo sản phẩm là CO2 và H2. b.Tại thời điểm phản ứng trên đạt cân bằng hóa học thì phản ứng vẫn tiếp diễn. c. Cân bằng trên chuyển dịch sang phải khi tăng áp suất chung của hệ. d. Để tăng hiệu suất của phản ứng có thể: tăng nồng độ CO và giảm nồng độ H2. Câu 20: Nitric acid là nguyên liệu hóa học quan trọng, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất phân đạm, thuốc súng, thuốc nhuộm, dược phẩm, nhựa và các sản phẩm khác. a. Nitric acid thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với copper (II) oxide. b. Nitric acid đậm đặc kém bền, bị phân hủy khi chiếu sáng. c. Nitric acid là chất có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết kim loại trừ Au, Pt, … d. Dung dịchHNO3 đặc nguội tác dụng được với Al, Fe. Câu 21: Học sinh A tiến hành thí nghiệm pha loãng 10 ml dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84g/ml) bằng 60ml H2O (d=1g/ml). Cho các phát biểu sau: a. Khi pha loãng acid, học sinh A rót từ từ nước vào acid và dùng đũa thủy tinh khuấy đều. b. Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng là 23%. c. Sulfuric acid đặc dễ gây bỏng khi rơi vào da, nguyên nhân chủ yếu là do nó có tính acid mạnh. d. Cho sơ đồ điều chế sulfuric acid từ quặng pyrite theo 3 giai đoạn như sau: (1) (2) (3) FeS2→ SO2→ SO3→ H2SO4 Một loại quặng pyrite chứa 96% FeS2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 100 tấn sulfuric acid 98% thì cần 69,44 tấn quặng pyrite với hiệu suất của cả quá trình sản xuất H2SO4 là 90%. Câu 22: Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ: a. Phản ứng thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng khác nhau. b. Dễ cháy, kém bền với nhiệt. c. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết ion. d. Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi). Trang 7
  8. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Cho các chất sau: (1) H2SO4, (2) Ba(OH)2, (3) HF, (4) CH3COOH, (5) NaNO3. Số chất điện li mạnh là bao nhiêu? Câu 24: Cho các phát biểu về nitrogen: (1) Trong không khí, N2 chiếm khoảng 78% về thể tích. (2) Ở điều kiện thường, khí N2 trơ về mặt hóa học do chứa liên kết ba có năng lượng liên kết lớn. (3) Trong phản ứng giữa N2 và H2 thì N2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. (4) N2 lỏng có nhiệt độ thấp nên thường được sử dụng để bảo quản máu và các mẫu sinh vật học khác. (5) Phần lớn N2 được sử dụng để tổng hợp NH3, từ đó sản xuất nitric acid, phân bón,... Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên? Câu 25: Khí SO2 là một khí độc, có mùi hắc, nặng hơn không khí và tan trong nước tạo thành sulfurous acid. Khí này là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là mưa acid. Cho các chất sau: NaOH, CaO, P2O5, HCl, Ca(OH)2, H3PO4. Trong các chất đã cho, số chất dùng để xử lý SO2 hiệu quả là bao nhiêu? Câu 26: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen bằng 30. Xác định số lượng nguyên tử H trong phân tử của X. Câu 27: Camphor (có trong cây long não) là chất rắn kết tinh màu trắng hay trong suốt giống như sáp với mùi thơm đặc trưng, thường dùng trong y học. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong camphor lần lượt là: 78,94%C; 10,53%H và còn lại là oxi. Trong công thức đơn giản nhất của camphor có tổng số bao nhiêu nguyên tử? Câu 28: Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính trong việc gây ô nhiễm môi trường. Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) thì nếu lượng SO2 vượt quá 350 μg/m3 không khí đo trong 1 giờ ở một thành phố thì coi như không khí bị ô nhiễm. Nồng độ của SO2 có thể xác định bằng cách chuẩn độ với dung dịch KMnO4 theo phản ứng sau: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4 Nếu người ta lấy 50 lít mẫu không khí trong 1 giờ ở thành phố A phản ứng vừa đủ với 10mL dung dịch KMnO4 8,0.10-6M. Tính khối lượng (mg) của SO2 có trong 50 lít mẫu không khí đó. ---------- HẾT ---------- Trang 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2