intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Vĩnh Long” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Vĩnh Long

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH LONG BÀI KIỂM TRA: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN THÀNH PHẦN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 234 Họ và tên:.......................................................................................Lớp:.................SBD:.......................... Cho: Na = 23, K = 39, Ca = 40, Mg = 24, Cu = 64, Fe = 56, Pb = 207, Zn = 65, Al = 27, Ba=137, Ag =108, Cr=52, Mn =55, C = 12, H = 1, O = 16, Cl = 35,5, S = 32, N = 14, Br = 80, I = 127 (Đề có 40 câu, từ Câu 41 đến Câu 80) Câu 41. Đốt cháy hoàn toàn 1,24 gam một amin X no, đơn chức phải dùng hết 0,09 mol khí oxi. Công thức của X là A. C2H5NH2. B. C4H9NH2. C. CH3NH2. D. C3H7NH2. Câu 42. Xà phòng hoá hoàn toàn 8,8 gam C2H5COOCH3 trong 150 ml dung dịch KOH 1,0 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 14,0. B. 11,6. C. 8,20. D. 10,20. Câu 43. Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là A. Al. B. Zn. C. Ag. D. Fe. Câu 44. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử. B. Tính chất vật lý chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron độc thân trong nguyên tử kim loại. C. Kim loại Fe không tác dụng với H2SO4 đặc nóng. D. Kim loại Kali khử được ion Cu2+ trong dung dịch. Câu 45. Trong điều kiện thích hợp, glyxin không tác dụng với A. H2SO4 loãng. B. NaOH. C. C2H5OH. D. NaCl. Câu 46. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Trong phòng thí nghiệm, nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân? A. Nước. B. Bột lưu huỳnh. C. Bột than. D. Bột sắt. Câu 47. Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ trong phân tử? A. Polietilen. B. Polibuta-1,3-đien. C. Poliacrilonitrin. D. Poli(vinyl clorua). Câu 48. Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp là A. poli(vinyl clorua). B. nilon-6,6. C. poli(etilen terephtalat). D. protein. Câu 49. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. C6H5NH2 + HCl  [C6H5NH3]+Cl- B. HOOC–CH2 – NH2 + NaOH  NaOOC–CH2 – NH2 +H2O  C. HOOC–CH2 – NH2 + HCl  HOOC–CH2 – NH3Cl  Trang 1/4 - Mã đề 234
  2. NH2 NH2 + 2Br2 + 2HBr D. Br Br Câu 50. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? 0 t A. Mg + CuSO4  Cu + MgSO4.  B. 2Al + 3Cl2  2AlCl3.  0 t C. Cu + FeSO4  Fe + CuSO4.  D. Fe + S  FeS.  Câu 51. Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là A. Na. B. Fe. C. K. D. Ba. Câu 52. Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là A. 11. B. 12. C. 5. D. 6. Câu 53. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? A. CH3CH2-NH-CH3. B. CH3-NH-CH3. C. C2H5-NH2. D. (CH3)3N. Câu 54. Cho các phát biểu sau đây: (1) Amilopectin có cấu trúc dạng mạch không phân nhánh. (2) Khi cho hồ tinh bột vào dung dịch Iot thì dung dịch chuyển sang màu xanh. (3) Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3, t0. (4) Xenlulozơ tan được trong nước Svayde. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 55. Vinyl axetat có công thức là A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH=CH2. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 56. Ở điều kiện thường, hợp chất CH3COOC2H5 không có tính chất nào sau đây? A. Có mùi thơm. B. Tan nhiều trong nước. C. Nhẹ hơn nước. D. Là chất lỏng. Câu 57. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại? A. Ánh kim. B. Dẫn nhiệt. C. Tính cứng. D. Dẫn điện. Câu 58. Polime nào sau đây có cấu trúc mạch không phân nhánh? A. Amilozơ. B. Amilopectin. C. Glicozen. D. Cao su lưu hóa. Câu 59. Hợp chất amino axit có công thức CH3 – CH(NH2) – COOH có tên thường gọi là A. glyxin. B. alanin. C. anilin. D. valin. Câu 60. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. H 2 N  CH 2  COOH . B. C6 H5  NH 2 (Anilin) . C. CH 3CH 2 CH 2 NH 2 . D. NaCl. Câu 61. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Au. Câu 62. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch saccarozơ không hòa tan được Cu(OH)2. B. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit thu được glucozơ. C. Oxi hóa glucozơ bằng hiđro thu được sobitol. D. Tinh bột thuộc loại đisaccarit. Trang 2/4 - Mã đề 234
  3. Câu 63. Cho m gam dung dịch glucozơ 5% vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,08 gam Ag. Giá trị của m là A. 9. B. 0,9. C. 20. D. 18. Câu 64. Polime nào sau đây là vật liệu cao su? A. Poli(vinyl clorua). B. Polietilen. C. Polibuta-1,3-đien. D. Poli(metyl metacrylat). Câu 65. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp. B. Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. C. Cho quì tím vào dung dịch axit amino axetic (Glyxin) thấy màu quì tím chuyển sang màu đỏ. D. Muối natri hoặc kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng. Câu 66. Số đồng phân este có công thức phân tử C3H6O2 là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 67. Xenlulozơ trinitrat rất dễ cháy và nổ mạnh, không sinh ra khói nên nó được dùng làm thuốc súng không khói. Từ 3,24 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat với hiệu suất là 60%. Giá trị của m là A. 9,900. B. 2,970. C. 5,940. D. 3,564. 2+ + 3+ 2+ Câu 68. Cho các ion sau: Cu , Ag , Al và Fe . Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A. Ag+. B. Fe2+. C. Al3+. D. Cu2+. Câu 69. Cho các chất: CH3CH2NH2; NH3; C6H5NH2; CH3NH2. Sắp xếp các chất đã cho theo chiều tính bazơ tăng dần. A. C6H5NH2
  4. Câu 75. Đốt cháy hoàn toàn m gam Mg trong khí O2 dư, thu được 4,0 gam magie oxit. Giá trị của m là A. 1,2. B. 2,0. C. 1,8. D. 2,4. Câu 76. Cho 0,015 mol axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,055. B. 0,070. C. 0,065. D. 0,050. Câu 77. Tripanmitin là một loại chất béo có trong mỡ động vật. Công thức của tripanmitin là A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5. Câu 78. Thuốc thử được dùng để phân biệt hai peptit: Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. dung dịch NaCl. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. Cu(OH)2/OH-. Câu 79. Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam este X, sau phản ứng thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C3H4O2. D. C2H4O2. Câu 80. Cho 5,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,15 mol khí. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là A. 27,0%. B. 54,0%. C. 19,0%. D. 46,0%. ------------- HẾT ------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề 234
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2