intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

  1. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: HÓA HỌC - LỚP 9 Tên chủ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Cộng đề hiểu cao TNKQ (nội dung, TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL chương… ) Chủ đề 1: - Khái niệm oxit, oxit axit, oxit - Vận dụng hợp chất bazo - Hiểu cách tính chất vô cơ. phân loại các hoá học của - Oxit, axit, bazơ, muối quan Mối quan hợp chất vô muối, tính trọng: tính chất vật lý, tính chất hệ giữa cơ. theo hoá học, ứng dụng các hợp - Phân bón phương chất vô cơ - Tính chất hoá học của oxit, axit, hoá học. trình. bazơ, muối Số câu 3 1 2 1/2 6,5 Số 1đ 1đ 0.67đ 1đ 3.67đ điểm Chủ đề - Hiểu về - Vận dụng Tính chất 2: Kim tính chất tính chất hóa của kim - Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Tính hoá học của học của kim loại, tòm loại. chất kim kim loại. loại, tính tên kim loại loại. Dãy - Tính chất vật lý chung của kim theo phương chưa biết. hoạt động loại trình phản hoá học ứng. của kim loại Số câu 4 4 1 1/2 1 10,5 Số 1.33đ 1.33đ 1đ 1đ 1đ 5.67đ điểm Chủ đề - Tính chất vật lý, tính chất hoá 3: phi học chung của phi kim. kim: Tính
  2. chất chung của phi kim Số câu 2 2 Số 0.67đ 0.67đ điểm Tổng 9 1 1 1 19 1 6 số câu Tổng 3đ 1đ 2đ 1đ 10đ số 1đ 2đ điểm Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% BẢNG ĐẶC TẢ Chủ đề Mức độ Mô tả Chủ đề 1: hợp chất Nhận biết - Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazo vô cơ. Mối quan hệ - Oxit, axit, bazơ, muối quan trọng: giữa các hợp chất vô tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng cơ dụng - Tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối Thông hiểu - Hiểu cách phân loại các hợp chất vô cơ. - Phân bón hoá học Vận dụng - Vận dụng tính chất hoá học của muối, tính theo phương trình. Chủ đề 2: Kim loại. Nhận biết - - Dãy hoạt động hoá học của kim Tính chất kim loại. loại. Dãy hoạt động hoá - Tính chất vật lý chung của kim loại học của kim loại Thông hiểu - Hiểu về tính chất hoá học của kim loại. Vận dụng - Vận dụng tính chất hóa học của kim loại, tính theo phương trình phản ứng. Vận dụng cao Tính chất của kim loại, tòm tên kim loại chưa biết. Chủ đề 3: phi kim: Nhận biết - Tính chất vật lý, tính chất hoá học
  3. Tính chất chung của chung của phi kim. phi kim Hiểu Vận dụng TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐIỂM HỌ VÀ TÊN: ……………………. NĂM HỌC 2023 – 2024 LỚP: ……… MÔN: HÓA HỌC 9 (Thời gian: 45 phút) Đề A Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Chọn phương án trả lời đúng nhất, ghi vào giấy bài làm. VD 1A, 2B….) Câu 1: Chất nào sau đây là oxit axit? A. CaO. B. MgO. C. SO2. D. Fe2O3 Câu 2: Chất nào sau đây có tính bazơ? A. HCl. B. P2O5. C. Mg(OH)2. D. H2SO4 Câu 3: Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là A. CaCO3 và HCl B. Na2SO3 và H2SO4 C. CuCl2 và KOH D. K2CO3 và HNO3 Câu 4: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động? A. Mg, Fe, Zn, Al. B. Mg, Al, Zn, Fe. C. Fe, Zn, Al, Mg. D. Zn, Al, Mg, Fe. Câu 5: Để phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 người ta dùng hoá chất nào sau đây? A. Quỳ tím. B. dung dịch NaOH. C. phenolphtalein. D. dung dịch BaCl2 Câu 6: Kim loại phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3 là A. Al. B. Ag. C. Cu. D. Mg Câu 7: Cho dây nhôm vào dung dịch NaOH đặc, hiện tượng hoá học quan sát được ngay là A. không có hiện tượng xảy ra. B. sủi bọt khí mạnh. C. có màu nâu xuất hiện. D. dung dịch chuyển sang màu hồng. Câu 8: Trong các phân bón hoá học sau, phân bón nào là phân đạm? A. KCl. B. Ca3(PO4)2. C. (NH2)2CO. D. Ca(H2PO4)2 Câu 9: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim đẹp là A. Ag, Cu. B. Au, Ag. C. Ag, Al. D. Au, Cu Câu 10: Chất tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu xanh là A. Ba(OH)2. B. Na2SO4. C. FeCl3. D. CuSO4 Câu 11: Có một mẫu sắt lẫn tạp chất là nhôm , để làm sạch mẫu sắt này cần dùng dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. H2SO4 loãng. C. HCl dư. D. HNO3 loãng
  4. Câu 12: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau dựa vào tính chất nào sau đây? A. Tính dẻo. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẫn điện. D. Ánh kim Câu 13: Phi kim tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường là A. cacbon. B. oxi . C. lưu huỳnh. D. silic Câu 14: Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong A. nước biển. B. nước mưa. C. nước sông. D. nước giếng Câu 15: Chọn câu ĐÚNG A. Phi kim dẫn điện tốt. B. Phi kim dẫn nhiệt tốt. C. Phi kim chỉ tồn tại ở thể rắn và lỏng. D. Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1 (1đ): Cho các chất sau: CaO, Ca(OH)2, CO2, S, Br2 , Ag. a. Chất nào là oxit axit? b. Chất nào có tác dụng khử chua đất? c. Chất nào là chất lỏng ở điều kiện thường? d. Chất nào dẫn điện tốt nhất? Câu 2 (1đ): Hòan thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2(SO4)3 Câu 3 (2đ): Ngâm một lá kẽm trong 150 ml dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) 2M cho đến khi kẽm không tan được nữa. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng. c. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 4 (1đ): Cho 8,1 gam kim loại A, hoá trị n, tác dụng với khí clo (lấy dư) thu được 40,05 gam muối clorua. Tìm tên kim loại A. Cho Cu =64 Fe = 56 Al =27 O=16 H=1 S=32 Cl=35,5 Ca=40 C =12 K=39 Zn=65 N=14 Na =23 Mg =24 BÀI LÀM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án Đề B Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Chọn phương án trả lời đúng nhất, ghi vào giấy bài làm. VD 1A, 2B….) Câu 1: Chất nào sau đây là oxit bazơ? A. SO3. B. MgO. C. SO2. D. P2O5 Câu 2: Chất nào sau đây có tính axit?
  5. A. HCl. B. CaO. C. Mg(OH)2. D. Na. Câu 3: Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí cacbonic là A. CaCO3 và HCl B. Na2SO3 và H2SO4 C. CuCl2 và KOH D. K2CO3 và HNO3 Câu 4: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần về mức độ hoạt động? A. Mg, Fe, Zn, Al. B. Mg, Al, Zn, Fe. C. Fe, Zn, Al, Mg. D. Zn, Al, Mg, Fe. Câu 5: Để phân biệt hai dung dịch NaCl và Na2SO4 người ta dùng hoá chất nào sau đây? A. Quỳ tím. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch BaCl2 . D. phenolphtalein. Câu 6: Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 là A. Pt. B. Ag. C. Cu. D. Mg Câu 7: Kim loại phản ứng với dung dịch bazơ là A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Cu Câu 8: Trong các phân bón hoá học sau, phân bón nào là phân lân? A. KCl. B. Ca3(PO4)2. C. (NH2)2CO. D. KNO3 Câu 9: Kim loại được dùng làm dây dẫn điện là A. Fe. B. Mg. C. Na. D. Cu Câu 10: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo ra dung dịch màu xanh là A. Ba(OH)2. B. Na2SO4. C. Fe(OH)3. D. CuO Câu 11: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4 ? A. Fe. B. Zn. C. Cu dư. D. Mg Câu 12: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau dựa vào tính chất nào sau đây? A. Tính dẻo. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẫn điện. D. Ánh kim Câu 13: Phi kim tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường là A. cacbon. B. oxi . C. brom. D. silic Câu 14: Nguyên liệu để xản xuất nhôm là A. quặng pirit. B. quặng manhetit. C. quặng hemantit D. quặng boxit Câu 15: Chọn câu SAI A. Phi kim dẫn điện kém. B. Phi kim dẫn nhiệt kém. C. Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. D. Phi kim tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1 (1đ): Cho các chất sau: CaO, SO2, S, Br2 , Ca(OH)2, Al, NaCl. a. Chất nào là muối? b. Oxit nào được dùng làm khô các chất khác? c. Chất nào dùng tẩy trắng giấy? d. Chất nào làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh? Câu 2 (1đ): Hòan thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
  6. Al AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al Câu 3 (2đ): Ngâm một lá Magie trong 200 ml dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) 1M cho đến khi magie không tan được nữa. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng magie đã phản ứng. c. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 4 (1đ): Cho 8,1 gam kim loại A, hoá trị n, tác dụng với khí clo (lấy dư) thu được 40,05 gam muối clorua. Tìm tên kim loại A. Cho Fe = 56 Cu =64 Al =27 O=16 H=1 S=32 Cl=35,5 Ca=40 C =12 Mg=24 K=39 N=14 Na =23 BÀI LÀM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng được 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp C C B B D D B C B D A A B A D án II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Số điểm 1 0,25 Cho các chất sau: CaO, Ca(OH)2, CO2, S, Br2 , Ag. a. oxit axit là CO2 0,25 b. Chất có tác dụng khử chua đất là CaO, Ca(OH)2 c. Chất là chất lỏng ở điều kiện thường là Br2 0,25 d. Chất dẫn điện tốt nhất là Ag 0,25
  7. 2 Câu 2 (1đ): Hòan thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện 0,25 nếu có) Al AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al 0,25 2Al + 3Cl2 2AlCl3 AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl 0,25 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 2Al2O3 → 4Al + 3O2 0,25 3 Phương trình phản ứng: 0,5 a. Zn +CuSO4 → ZnSO4 + Cu 0,3 0,3 0,3 0,3 0,25 b. Số mol CuSO4 = 0,15.2 = 0,3 mol 0,25 Khối lượng Zn = 0,3 . 65 = 19,5 gam 0,5 c. Nồng độ mol dung dịch sau phản ứng = nồng độ mol ZnSO 4 = 0,3 : 0,5 0,15= 2M 4 2A + nCl2 2ACln 0,25 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCl2 = mmuối – mkim loại= 40,05- 0,25 8,1= 39,95 gam Số mol Cl2 = 39,95 : 71 = 0,45 mol 0,25 → số mol A = 0,9/n Ta có 0,9/n = 8,1/A. 0,25 Với n=1,2,3. Giá trị thoả mãn n = 3, A=27. A là Al (nhôm) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
  8. Mỗi đáp án đúng được 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B A A C C D A B D D B A C D C án II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Số điểm 1 0,25 Cho các chất sau: CaO, SO2, S, Br2 , Ca(OH)2, Al, NaCl. a. Chất là muối : NaCl 0,25 b. Oxit được dùng làm khô các chất khác: CaO c. Chất nào dùng tẩy trắng giấy SO2 0,25 d. Chất làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh CaO, Ca(OH)2 0,25 2 Câu 2 (1đ): Hòan thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện 0,25 nếu có) Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2(SO4)3 0,25 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl 0,25 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O 0,25 3 Phương trình phản ứng: 0,5 a. Mg +CuSO4 → MgSO4 + Cu 0,2 0,2 0,2 0,2 0,25 b. Số mol CuSO4 = 0,2.1 = 0,2 mol 0,25 Khối lượng Zn = 0,2 . 24 = 4,8 gam 0,5 c. Nồng độ mol dung dịch sau phản ứng = nồng độ mol MgSO 4 = 0,2 : 0,5 0,2= 1M 4 2A + nCl2 2ACln 0,25 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCl2 = mmuối – mkim loại= 40,05- 0,25 8,1= 39,95 gam Số mol Cl2 = 39,95 : 71 = 0,45 mol 0,25
  9. → số mol A = 0,9/n Ta có 0,9/n = 8,1/A. 0,25 Với n=1,2,3. Giá trị thoả mãn n = 3, A=27. A là Al (nhôm) PHÓ HIỆU TRƯỞNG Người duyệt đề Người ra đề TTCM/TPCM Nguyễn Đức Anh Trí Nguyễn Thị Ly Nguyễn Văn Đông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2