intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC TRƯỜNG THCS XÀ BANG MA TRẬN, ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP, ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁP ÁN MÔN KHTN - KHỐI 6 CUỐI HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2021-2022 Hình thức kiểm tra: Trực tuyến - 100% trắc nghiệm Thời gian 60 phút I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Mở đầu môn - Nhận biết được Lựa chọn được KHTN vai trò của KHTN phương pháp nghiên 06 tiết trong đời sống cứu thực nghiệm thích hợp Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ:50 % ( 0.5 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 1: Các Trình bày được Lựa chọn dụng cụ đo phép đo cách sử dụng một thích hợp với đối 10 tiết số dụng cụ đo tượng cần đo thông thường Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 2 Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % ( 1 điểm) (0.5 điểm) (0.5 điểm) Chủ đề 2 : Các Nêu được các Trình bày được quá thể của chất dạng tồn tại của trình chuyển thể của 04tiết chất chất Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ:5 % (0.25 điểm) (0.25 điểm) ( 0.5 điểm) Chủ đề 3: oxygen Đánh giá được kết Xây dựng được một số và không khí quả môi trường bị ô biện pháp bảo vệ môi 3 tiết nhiễm thông qua ví dụ. trường Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ:5 % (0.25 điểm) (0.25 điểm) ( 0.5 điểm) Chủ đề 4: Trình bày được Đề xuất được phương Giải thích được các Một số vật liệu.... tính chất, ứng án tìm hiểu một số tính hiện tượng thường 8 tiết dụng của 1 số chất của nguyên liệu, gặp trong tự nhiên nguyên liệu, vật vật liệu, nhiên liệu, thông qua kiến thức liệu, nhiên liệu, lương thực thực phẩm đã học lương thực thực phẩm Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ:25 % Tỉ lệ:25 % ( 1 điểm) (0.5 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm)
  2. Chủ đề 5: Chất Phân biệt được Phán đoán được yếu tố Giải thích được hiện Nêu được tinh khiết – Hỗn dung môi-dung ảnh hưởng đến lượng tượng các các chất hòa phương pháp hợp – phương dịch, hỗn hợp chất rắn hòa tan trong tan trong nước tách chất ra khỏi pháp tách chất ra đồng nhất – không nước hỗn hợp để bảo khỏi hỗn hợp (6 đồng nhất vệ sự phát triễn tiết) bền vững Số câu: 5 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ: 12.5 % Tỉ lệ:40 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % ( 1.25 điểm) (0.5 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 6: Tế bào- Nêu được khái Phân biệt được tế bào Nhận ra được sự lớn Đơn vị cơ sở của niệm, chức năng, ĐV – TV; nhân sơ – lên và sinh sản của cơ sự sống hình dạng, kích nhân thực thể từ đơn vị tế bào (8 tiết) thước tế bào Trình bày được cấu tạo tế bào Số câu: 7 Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ: 17.5 % Tỉ lệ: 57.1 % Tỉ lệ:28.6 % Tỉ lệ:14.3 % ( 1.75 điểm) (1 điểm) (0.5 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 7: Từ tế Nêu được quan hệ Lấy ví dụ minh họa cho Xác định được hành vi, bào đến cơ thể TB – mô – cơ mối quan hệ TB – mô – thái độ với yêu cầu (7 tiết) quan – hệ cơ quan cơ quan – hệ cơ quan phát triển bền vững Số câu: 6 Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ: 15 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 33.3 % Tỉ lệ: 16.7 % ( 1.5 điểm) (0.75 điểm) (0.5 điểm) (0.25 điểm) Chủ đề 8: Đa dạng Mô tả được cấu Phân biệt được VR-VK Xây dựng được khóa Vận dụng hiểu thế giới sống tạo VR, VK Nhận ra được ví dụ lưỡng phân đối với biết VR-VK giải (HKI 13 tiết) Trình bày được chứng minh sự đa dạng sinh vật thích một số hiện các nhóm phân của thế giới sống tượng trong thực loại tiễn Số câu: 8 Số câu: 3 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 37.5 % Tỉ lệ: 37.5 % Tỉ lệ: 12.5 % Tỉ lệ: 12.5 % ( 2 điểm) (0.75 điểm) (0.75 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) Tổng số câu: 40 Số câu: 18 Số câu: 14 Số câu: 6 Số câu: 2 Tổng số điểm: 10 (4,5 điểm) ( 3,5 điểm) ( 1,5 điểm) ( 0,5 điểm) Tỉ lệ 100% Tỉ lệ: 45% Tỉ lệ: 35 % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 5% II. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Chủ đề: Mở đầu môn KHTN - Các lĩnh vực của khoa học tự nhiên, ứng dụng khoa học tự nhiên - Các phương pháp nghiên cứu lính vực KHTN Chủ đề 1: Các phép đo - Lựa chọn dụng cụ và phương pháp đo độ dài, đo khối lượng, đo nhiệt độ, đo thời gian Chủ đề 2 : Các thể của chất - Các thể tồn tại của chất, biết được sự chuyển thể của chất qua ví dụ Chủ đề 3: Oxygen và không khí - Nhận ra thành phần không khí trong lành , ô nhiễm, và xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường không khí Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng. - Phân biệt nguyên liệu, nhiên liệu và tính chất của chúng, ứng dụng và giải thích các hiện tượng liên quan thường gặp trong tự nhiên. Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp – phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
  3. - Phân biệt dung môi, dung dịch, hỗn hợp đồng nhất, không đồng nhất, huyền phù, nhũ tương. - Các chất hòa tan trong nước - Vận dụng phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp Chủ đề 6: Tế bào- Đơn vị cơ sở của sự sống - Khái niệm, chức năng, hình dạng, kích thước tế bào - Trình bày cấu tạo tế bào - Phân biệt tế bào nhân sơ- tế bào nhân thực, tế bào động vật – tế bào thực vật. Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể - Trình bày mối quan hệ TB – mô – cơ quan – hệ cơ quan. Lấy ví dụ minh họa - Vận dụng vào thực tế Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Lấy vị dụ chứng minh sự đa dạng của thế giới sống. - Trình bày cấu tạo VR, VK. Vận dụng giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. - Trình bày được các nhóm phân loại - Xây dựng được khóa lưỡng phân đối với sinh vật III. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Ta thấy hơi nước đọng lại thành giọt bên ngoài ly nước đá. Quá trình chuyển thể này được gọi là: A. Quá trình nóng chảy. B. Quá trình đông đặc. C. Quá trình bay hơi. D. Quá trình ngưng tụ. Câu 2: Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí ? A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. B. Thải khí thải khi chưa xử lí. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Phá rừng để làm đồn điền trang trại. Câu 3: Nguồn gây ô nhiễm không khí nào do tự nhiên tạo ra? A. Khí thải từ nhà máy. B. Hoạt động giao thông. C. Núi lửa phun trào. D. Đốt rác bừa bãi. Câu 4: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng ? A. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. B. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. C. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. D. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc. Câu 5: Nhờ sự lớn lên và phân chia của tế bào mà cơ thể sinh vật A. mau già đi. B. trẻ mãi C. được lớn lên va mau già đi. D.được lớn lên và có khả năng lành vết thương. Câu 6: Trước khi thực hành thí nghiệm quan sát cơ thể đơn bào. Ngân chưa biết đi lấy mẫu nước nào để phục vụ thí nghiệm. Em hãy chọn giúp Ngân mẫu nước có sinh vật cơ thể đơn bào ? A. Nước ngọt có ga. B. Nước nóng trên 90 độ C. C. Nước ao, hồ, sông, suối. D. Nước suối tinh khiết đóng chai. Câu 7: Hoàng phát biểu về cấp bậc “ hệ cơ quan” trong tổ chức cơ thể như sau: 1. Hệ cơ quan là cấp bậc thấp nhất trong tổ chức cơ thể. 2. Nếu có một cơ quan trong hệ cơ quan không hoạt động thì hệ cơ quan đó không hoạt động. 3. Hệ tuần hoàn trong cơ thể không có cơ quan là dạ dày. 4. Hệ rễ của cây xanh không có cơ quan là lá. 5. Hệ cơ quan của cây xanh có hệ tuần hoàn. Các phát biểu đúng là: A. 1,2,3,4 B. 2,3,4,5 C. 2,3,4 D. 1,2,3 Câu 8: Mẹ An đi chợ mua 3 trái dưa hấu trong đó có một trái nặng 2500g, 2 trái còn lại nặng 3100g. Hỏi 3 trái dưa hấu nặng bao nhiêu kilogam ? A. 5,6 kg B. 8,7 kg C. 2,5 kg D. 3,1 kg Câu 9: Dụng cụ dùng để đo lực là
  4. A. nhiệt kế. B. lực kế. C. thước. D. cân. Câu 10: Ứng dụng nào sau đây liên quan đến lĩnh vực hóa học ? A. Lên men quả nho trong sản xuất rượu vang. B. Xây đê ngăn mặn xâm nhập vào đồng ruộng. C. Sử dụng gió tự nhiên làm nhà máy điện gió. D. Tạo giống thực vật bằng cách ghép cành. Câu 11: Để xác định khối lượng của quả dưa, người ta dùng dụng cụ nào sau đây ? A. Thước dây. B. Bình chia độ. C. Cân điện tử. D. Kính lúp. Câu 12. Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ thần kinh….) điều này chứng tỏ cơ thể A. là hệ mở. B. có khả năng điều chỉnh. C. là một thể thống nhất. D. có mối quan hệ từ thấp đến cao. Câu 13: Bạn Ngọc đã liệt kê các giới sinh vật có tế bào nhân thực: 1. Giới khởi sinh. 2. Giới nguyên sinh. 3. Giới nấm. 4. Giới thực vật. 5. Giới động vật. Theo em các giới sinh vật có tế bào nhân thực là A. 2,3,4,5. B. 1,2,3,4,5. C. 3,4,5. D. 2,5. Câu 14: Điền vào chổ chấm (….) các từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa. “ Vi khuẩn là một nhóm sinh vật ………, có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi). Vi khuẩn hiện diện đông đảo nhất trên thế giới, hầu như có mặt khắp mọi nơi”. A. Đơn bào. B. Đa bào. C. Cấu trúc cơ thể phức tạp. D. Không phải là tế bào. Câu 15:Quan sát sơ đồ khóa lưỡng phân em hãy sắp xếp các từ và cụm từ : “ động vật, thực vật, virus, vi khuẩn, nguyên sinh vật” vào ô còn trống. A. 1. virus; 2. nguyên sinh vật; 3. vi khuẩn; 4. thực vật; 5. động vật B. 1. nguyên sinh vật; 2. virus; 3. vi khuẩn; 4. thực vật; 5. động vật C. 1. nguyên sinh vật; 2. vi khuẩn; 3. virus; 4. thực vật; 5. động vật D. 1. virus; 2. nguyên sinh vật; 3. vi khuẩn; 4. động vật; 5. thực vật Câu 16: Loại cân mà thợ kim hoàn thường dùng để cân vàng là A. cân y tế. B. cân đồng hồ. C. cân đòn. D. cân tiểu li. Câu 17: Kính lúp có thể quan sát được vật thể nào sau đây? A. Virus B. Tế bào máu C. Vi khuẩn D. Con kiến Câu 18: Vì sao phải bảo quản thịt cá ở nhiệt độ thấp? A. Ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn sẽ chết. B. Ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn gây thối thịt, cá sẽ không hoạt động được. C. Tế bào thịt, cá sẽ đông lại, vi khuẩn không vào để ăn được. D. Thịt, cá sẽ đông lại không có chất dinh dưỡng cho vi khuẩn. Câu 19: Một số nhận định về virus và vi khuẩn như sau: 1. Vi khuẩn có cấu tạo tế bào còn virus thì không. 2. Vi khuẩn có cấp bậc tổ chức cơ thể phức tạp còn virus thì không. 3. Virus có protein còn vi khuẩn thì không có. 4. Virus kí sinh nội bào bắt buộc còn vi khuẩn thì không. Virus và vi khuẩn khác nhau cơ bản là A. 1,3 B. 1,2 C. 1,4 D. 3,4
  5. Câu 20: Quan sát hình ảnh, hoàn thành các thành phần trong tế bào nhân sơ. A. 1. Màng tế bào; 2. Chất tế bào; 3. Nhân tế bào B. 1. Nhân tế bào; 2. Màng tế bào; 3. Chất tế bào C. 1. Vùng nhân; 2. Màng tế bào; 3. Chất tế bào D. 1. Chất tế bào; 2. Màng tế bào; 3. Vùng nhân Câu 21: Ở trong phòng nhiệt độ 25 – 30 0 C, theo thứ tự chất nào trong những chất sau đây ở thể rắn, lỏng , khí? A. Thủy ngân, sắt, oxygen. B. Oxygen, sắt, thủy ngân. C. Sắt, thủy ngân, oxygen. D. Nước, sắt, thủy ngân. Câu 22: Trong các loại tế bào của sinh vật sau, loại tế bào nào có khả năng quang hợp? A. Tế bào vi khuẩn lao. B. Tế bào trùng roi. C. Tế bào động vật có xương sống. D. Tế bào trùng biến hình. Câu 23: Khi làm sữa chua, mẹ bạn Ngân cho sữa chua cái vào để biến thành sữa chua. Sinh vật trong sữa chua cái là: A. Động vật. B. Thực vật. C. Nấm. D. Vi khuẩn. Câu 24: Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây không thể hiện tính chất vật lí? A. Muối ăn dạng rắn, màu trắng, dễ tan trong nước. B. Kim loại nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 6600 C. C. Khí oxygen ít tan trong nước. D. Đốt cháy than có khói bay lên có thành phần là khí carbonic. Câu 25: Hình dạng đặc trưng của virus có thể có là: 1. Dạng hình hộp chữ nhật. 2. Dạng hình khối. 3. Dạng hỗn hợp. 4. Dạng hình sao. 5. Dạng xoắn. Các dạng đặc trưng là: A. 1-2-3-4-5 B. 1-2-3 C. 2-3-4 D. 2-3-5 Câu 26: Trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng hệ thống thở chứa khí oxygen. Ứng dụng này dựa vào tính chất nào của oxygen ? A. Duy trì sự cháy. B. Ít tan trong nước. C. Duy trì sự sống. D. Khí không mùi. Câu 27: Kim loại nào sau đây được dùng để làm dây dẫn điện: A. Đồng. B. Kẽm. C. Sắt. D. Chì. Câu 28: Sự khác nhau về cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật: A. Tế bào động vật không có màng nhân, tế bào thực vật có màng nhân. B. Tế bào động vật có không bào, tế bào thực vật không có không bào. C. Tế bào động vật không có lục lạp, tế bào thực vật có lục lạp. D. Tế bào động vật có nhân tế bào, tế bào thực vật không có nhân tế bào. Câu 29: Khi pha nước đường, ta cho đường vào nước nóng sẽ thu được: A. Dung dịch nước đường. B. Hỗn hợp nước và đường. C. Nhũ tương C. Huyền phù gồm đường lơ lửng trong nước. Câu 30: Các loại tế bào đều được cấu tạo từ 3 thành phần nào? A. Màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan. B. Chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, diệp lục.
  6. C. Màng sinh chất, chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân. D. Màng sinh chất, chất tế bào, diệp lục. Câu 31: Các cấp độ tổ chức cơ thể đa bào theo cấp độ từ thấp đến cao là: A. Tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể. B. Tế bào – mô – hệ cơ quan- cơ quan – cơ thể. C. Cơ thể - tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô. D. Tế bào – hệ cơ quan – cơ quan – mô – cơ thể. Câu 32: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của những thành phần nào? A. Chất rắn trong chất lỏng. B. Chất khí trong chất lỏng. C. Chất rắn và dung môi. D. Dung môi và chất tan. Câu 33: Hệ thống các nhóm mô được sắp xếp để thực hiện một loại chức năng thành lập nên …… và nhiều…….tạo thành hệ…….. Từ đúng để điền vào chổ trống của câu trên là: A. bào quan B. cơ thể C. cơ quan D. tế bào Câu 34: Người làm muối đã ứng dụng hiện tượng nào sau đây đê thu hoạch muối từ nước biển ? A. Hiện tượng nóng chảy. B. Hiện tượng đông đặc. C. Hiện tượng ngưng tụ. D. Hiện tượng bay hơi. Câu 35: Giới khởi sinh gồm: A. Virus và vi khuẩn lam. B. Nấm và vi khuẩn. C. Vi khuẩn và vi khuẩn lam. D. Tảo và vi khuẩn lam. Câu 36: Để góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, trong quá trình xây dựng dân dụng, nên ưu tiên sử dụng loại vật liệu nào? A. Gỗ tự nhiên. B. Kim loại. C. Gạch không nung. D. Gạch chịu lửa. Câu 37: Thành phần quan trọng nhất của tế bào nhân thực là: A. Nhân tế bào. B. Màng tế bào. C. Chất tế bào. D. Màng nhân tế bào. Câu 38: Bệnh do virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan nào ? A. Hô hấp. B. Tiêu hóa. C. Bài tiết. D. Sinh sản. Câu 39: Nếu ngày nào cũng uống rượu thì cơ quan nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất? A. Gan. B. Da. C. Mắt. D. Xương. Câu 40: Để sản xuất rượu theo cách truyền thống, ta dùng phương pháp nào sau đây: A. Lọc B. Chưng cất. C. Cô cạn. D. Chiết. IV- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Mỗi câu đúng 0.25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D A C B D C C A B A C C A A C D D B C C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C B D D D C A C A C A D C D D C A A A B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2