intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP Hội An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 29/12/2022 (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM: ( 4,0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây thuộc khoa học tự nhiên? A. Lịch sử. B. Văn học. C. Âm nhạc. D. Thiên văn học. Câu 2: Đơn vị đo thể tích trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp ở nước ta là A. mét khối (m3). B. kilôgam (kg). C. niutơn (N). D. kilômet (km). Câu 3: Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì? A. Thước. B. Bình chia độ. C. Cân. D. Ca đong. Câu 4: Nhiệt kế y tế được dùng để làm gì? A. Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. B. Đo nhiệt độ cơ thể người. C. Đo nhiệt độ không khí. D. Đo các nhiệt độ âm. Câu 5: Trong các vật thể dưới đây, đâu là vật thể nhân tạo? A. Núi đá vôi. B. Mủ cao su. C. Con sư tử. D. Bánh mì. Câu 6: Quá trình nào sau đây cần oxygen? A. Quang hợp. B. Hô hấp. C. Hòa tan. D. Nóng chảy. Câu 7: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh. B. Kim loại. C. Cao su. D. Gốm. Câu 8: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu? A. Đất sét. B. Gạch nung. C. Nồi nhôm. D. Niêu sành. Câu 9: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 10: Tế bào có 3 thành phần cơ bản là A. màng tế bào, ti thể, nhân. B. màng tế bào, tế bào chất, nhân (hoặc vùng nhân). C. màng sinh chất, chất tế bào, ti thể. D. chất tế bào, lục lạp, nhân. Câu 11: Đối tượng nào sau đây là vật sống? A. Cục đá. B. Con giun đất. C. Cái bàn. D. Chiếc kéo. Câu 12: Đặc điểm cơ thể đơn bào, nhân sơ thuộc giới nào trong hệ thống phân loại giới sau đây? A. Giới khởi sinh. B. Giới nguyên sinh. C. Giới thực vật. D. Giới động vật. Câu 13: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật, giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Trang 1 /2
  2. Câu 14: Chọn đáp án đúng thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể đa bào từ thấp đến cao. A. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể. B. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể. C. Tế bào → Cơ quan → Mô→ Hệ cơ quan → Cơ thể. D. Hệ cơ quan → Tế bào → Mô→ Cơ quan → Cơ thể. Câu 15: Trùng biến hình, trùng giày đều là những cơ thể đơn bào có nhân thực. Chúng được xếp vào giới nào trong hệ thống phân loại giới sau đây? A. Giới khởi sinh. B. Giới nguyên sinh. C. Giới nấm. D. Giới động vật. Câu 16: Vi khuẩn là những sinh vật có đặc điểm A. cơ thể có kích thước rất lớn, cấu tạo đa bào, có thể quan sát được dưới kính lúp. B. cơ thể có kích thước nhỏ, cấu tạo đa bào, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. C. cơ thể có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn bào, có thể quan sát được bằng mắt thường. D. cơ thể có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn bào, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. II. TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây: a. Giấy, báo, sách vở cũ. b. Quần áo cũ. c. Chai, lọ cũ. d. Pin sau khi đã sử dụng xong. Câu 2: (0,5 điểm) Giải thích hiện tượng sau: Khi hà hơi vào mặt gương thì mặt gương bị mờ đi, sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại? Câu 3: (1,25 điểm) Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên? Nêu một số ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người. Câu 4: (1,75 điểm) Trình bày tác nhân, biểu hiện và đường lây truyền của bệnh tả. Ngoài bệnh tả, em hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở người. Để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra ở người, cần có những biện pháp gì?. Câu 5: (0,5 điểm) Giải thích tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại có thang đo độ từ 34 0C đến 420C? Câu 6: (1,0 điểm) a. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình sau: b. Người ta dùng một bình chia độ có chứa sẵn 60 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. 2 Khi thả chìm hoàn toàn hòn đá vào bình chia độ thì mức nước trong bình chia độ dâng lên thêm 3 so với thể tích nước ban đầu. Hãy xác định thể tích của hòn đá. --------HẾT-------- Trang 2 /2
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (Gồm 02 trang) Năm học: 2022-2023 I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời D A C B D B B A C B B A C A B D II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: Câu Nội dung Điểm Câu 1: a. Giấy, báo, sách vở cũ: Tặng cho học sinh lớp dưới, làm giấy gói, 0,25đ (1,0 điểm) góp kế hoạch nhỏ hoặc dùng làm nguyên liệu tái chế… b. Quần áo cũ: Tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng để 0,25đ làm giẻ lau, tái chế thành đồ dùng khác… c. Chai, lọ cũ: Làm sạch, dùng lại nhiều lần, hoặc tái chế thành lọ 0,25đ hoa, hộp đựng bút…. d. Pin sau khi đã sử dụng xong: Không vứt vào thùng rác, mang đến 0,25đ điểm thu gom pin cũ. Lưu ý: HS xử lý theo cách khác, nếu hợp lý thì đạt điểm tối đa Câu 2: Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước trong hơi thở của ta gặp bề mặt (0,5 điểm) gương lạnh hơn nên ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ li ti bám 0,25đ vào bề mặt gương nên ta thấy gương mờ đi. Sau một thời gian, các hạt nước nhỏ đó bay hơi hết, mặt gương lại 0,25đ sáng trở lại. Câu 3: * Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên: (1,25 điểm) -Tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ 0,25đ giúp làm sạch môi trường. - Vi khuẩn cố định đạm giúp cây trồng có thể sử dụng nguồn 0,25đ nitrogen trong không khí. * Một số ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người: 0,75đ - Chế tạo dược phẩm, mỹ phẩm: thuốc kháng sinh - Chế biến thực phẩm: sữa chua, dưa muối, nước mắm,… - Chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu. - Xử lí chất thải. Lưu ý: Học sinh nêu được 3 trong số 4 ứng dụng vẫn cho đủ 0.75 điểm Câu 4: - Tác nhân, biểu hiện và đường lây truyền của bệnh tả: (1,75 điểm) + Tác nhân: Do vi khuẩn tả gây nên. 0,25đ + Biểu hiện bệnh: Tiêu chảy, nôn, sốt cao (thường gặp ở trẻ em). 0,25đ + Bệnh lây truyền qua đường ăn uống 0,25đ - Một số bệnh: nhiễm khuẩn da, lao, viêm phổi, nhiễm khuẩn Ecoli, 0,25đ phong, giang mai, uốn ván…. Lưu ý: HS nêu được 3 bệnh thì đạt điểm tối đa Trang 3 /2
  4. - Để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra ở người, cần thực hiện tốt việc + vệ sinh thân thể : tắm rửa hàng ngày; sát khuẩn tay sau khi đi vệ 0,25đ sinh,… + vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch trước khi ăn; hạn 0,25đ chế ăn đồ chưa chín. + vệ sinh môi trường: thường xuyên quét dọn sạch sẽ nơi ở, nơi học 0,25đ tập… Câu 5: Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ dao động trong khoảng từ 35 0C đến 0,5 đ (0,5 điểm) 420C. Câu 6: a. GHĐ: 10cm, 0,25đ (1,0 điểm) ĐCNN: 0,5cm 0,25đ 2 0,5 đ b. Thể tích của hòn đá là: 60. = 40 cm3. 3 ......................HẾT...................... Trang 4 /2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2