intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN – LỚP 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất. B. Tự ý làm thí nghiệm. C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 2. Để đo độ dài của một vật, ta nên dùng A. thước đo. B. gang bàn tay. C. sợi dây. D. bàn chân. Câu 3. Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là A. cân tạ. B. cân Roberval. C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li. Câu 4. Dụng cụ đo thời gian là A. thước. B. cân. C. nhiệt kế. D. đồng hồ. Câu 5. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxygende. Câu 6. Trong các bình chữa cháy thường chứa chất khí nào? A. Oxygen. B. Carbon dioxide. C. Nitrogen. D. Nước. Câu 7. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào A. số chất tạo nên. B. mùi vị của chất. C. tính chất của chất. D. thể của chất. Câu 8. Chất tinh khiết là A. có chứa 3 chất trở lên. B. có hai chất trở lên. C. chỉ có một chất. D. lẫn nhiều chất với nhau. Câu 9. Người ta sử dụng kính hiển vi để quan sát A. Hồng cầu B. Mặt Trăng C. Máy bay D. Con kiến Câu 10. Tế bào nào có lục lạp? A. Tế bào động vật B. Tế bào thực vật C. Tế bào vi khuẩn D. Tế bào nấm Câu 11. Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là A. Tế bào -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể -> mô B. Mô -> tế bào -> hệ cơ quan -> cơ quan -> cơ thể C. Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể D. Cơ thể -> hệ cơ quan -> cơ quan -> tế bào -> mô Câu 12. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào? A. Sinh trưởng B. Sinh sản C. Thay thế D. Chết Câu 13. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
  2. C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 14. Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào? A. Động vật, Thực vật, Nấm B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật Câu 15. Vi khuẩn là nhóm sinh vật A. có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi. B. có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi. C. chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. D. chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. Câu 16. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17(0,5đ) Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là gì ?. Câu 18: (1,0đ) a. Đổi – 60C = ?0F b. Đổi 370C = ?0F Câu 19. (1,0 đ) Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thế dần các nguồn nhiên liệu hóa thạch? Câu 20. (1,0 đ) Hằng ngày, em thường làm gì giúp bố mẹ để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình. Câu 21. (1,5đ) Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người? Câu 22. (1,0đ)Xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau: Con cá, con cua, con chim, con chuồn chuồn? ----------- HẾT ----------
  3. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN – LỚP 6 Thời gian: 60phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần làm gì? A. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành. B. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên . C. Nhờ bạn xử lí sự cố. D. Tiếp tục làm thí nghiệm . Câu 2: Để đo độ dài của một vật, ta nên dùng A. sợi dây B. gang bàn tay. C. thước đo. . D. bàn chân. Câu 3: Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng? A. 298 g B. 302 g C. 3000 g D. 305 g Câu 4: Dụng cụ đo nào sau đây không dùng để đo thời gian? A. Đồng hồ đeo tay. B. Đồng hồ vạn năng. C. Đồng hồ điện tử. D. Đồng hồ bấm giây. Câu 5. Carbon dioxide trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trổng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình tạo mây. Câu 6. Trong các bình chữa cháy thường chứa chất khí nào? A. Oxygen. B. Carbon dioxide. C. Nitrogen. D. Nước. Câu 7. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là A. áo sơ mi. B. bút chì. C. viên kim cương. D. đôi giày. Câu 8. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của A. dung môi và chất tan B. dung môi và hỗn hợp C. dung môi và chất tinh khiết D. hỗn hợp và chất tinh khiết Câu 9. Người ta KHÔNG sử dụng kính hiển vi để quan sát A. tế bào lá cây. B. vi khuẩn. C. trùng biến hình. D. con kiến. Câu 10. Tế bào nào có lục lạp? A. Tế bào trứng cá B. Tế bào trùng giày C. Tế bào lá cây D. Tế bào nấm Câu 11. Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là? A. Tế bào -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể -> mô
  4. B. Cơ thể -> hệ cơ quan -> cơ quan -> mô -> tế bào C. Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể D. Cơ thể -> hệ cơ quan -> cơ quan -> tế bào -> mô Câu 12. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào? A. Sinh trưởng B. Thay thế C. Sinh sản D. Chết Câu 13. Các bậc phân loại sinh vật từ cao đến thấp theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 14. Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm bao nhiêu giới? A. 4 Giới B. 5 Giới C. 6 Giới D. 7 Giới Câu 15. Vi khuẩn là nhóm sinh vật A. chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. B. chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. C. đơn bào, có cấu tạo nhân sơ. D. đa bào, có cấu tạo nhân thực. Câu 16. Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi A. các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều. B. các loài sinh vật cần phân loại quá ít C. đã phân loại được từng loài sinh vật D. các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17: (0,5đ) Các thành tựu của khoa học được áp dụng vào công nghệ, để làm gì?. Câu 18: (1,0đ) a. Đổi – 30C = ?0F b. Đổi 270C = ?0F Câu 19. (1,0 đ) Tại sao phải sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững? Câu 20. (1,0 đ) Hằng ngày, em thường làm gì giúp bố mẹ để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình. Câu 21. (1,5đ) Nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người. Câu 22. (1,0đ) Xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau: Con gà, con cây ổi, con khỉ, cây cà chua? ----------- HẾT ----------
  5. TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG Nguyễn Duy Khánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2