intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Tam Kỳ

  1. Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Họ và tên:............................................ Môn: KHTN 8 - Thời gian: 60 phút Lớp:8/...... (Không tính thời gian phát đề) Đề 1 Năm học: 2023 – 2024 Điểm Lời phê của giáo viên. I. Trắc nghiệm. (4,0 đ) – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn các chữ cái A,B,C,D trong mỗi ý đúng: Câu 1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu. D. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau Câu 2. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp sữa bằng giấy, vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía là vì. A. không khí bên trong hộp sữa bị co lại. B. áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất bên ngoài. C. hộp sữa chịu tác dụng của áp suất khí quyển. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Câu 3. Đơn vị đo áp suất là. A. N/m2 B. N/m3 C. N.m2 D. N Câu 4.Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là nhôm, chì và sắt có khối lượng riêng lần lượt là 2700 kg/m3, 11300 kg/m3, 7800 kg/m3 và có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng ngập ba vật vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất. A. Chì B. Sắt C. Nhôm D. Bằng nhau Câu 5. Biết rằng ở 180C, 53 gam Na2CO3 hòa tan hết trong 250 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ này là. A. 12,2 ( g/100g nước). B. 21,2 ( g/100g nước). C. 22,1 ( g/100g nước). D. 11,2 ( g/100g nước). Câu 6. Khái niệm tốc độ phản ứng. A. là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học. B. là đại lượng đặc trưng cho sự cháy của một phản ứng hóa học. C. là đại lượng đặc trưng quá trình phản ứng của một phản ứng hóa học. D. là đại lượng đặc trưng cho sự bảo toàn khối lượng của các chất trong một phản ứng hóa học. Câu 7. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào làm tăng tốc độ phản ứng. A. thể tích. B. khối lượng. C. diện tích tiếp xúc. D. tỉ khối. Câu 8. Chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học, chất đó được gọi là. A. chất tham gia B. chất sản phẩm. C. chất tạo thành D. chất xúc tác
  2. Câu 9. Trong các cơ quan sau, cơ quan nào mà thức ăn không đi qua A. thực quản. B. phổi. C. đại tràng. D. ruột non. Câu 10. Huyết tương có chức năng. A. vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải. B. vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu. C. tham gia bảo về cơ thể. D. tạo tế bào lympho B để chống lại các kháng nguyên. Câu 11. Ở người trong hệ nhóm máu ABO gồm các nhóm máu. A. 4 nhóm máu (A, B, O, AB). B. 3 nhóm máu (A, B, AB). C. 4 nhóm máu (α, β, O, αβ). D. 3 nhóm máu (α, B, A). Câu 12. Một người có nhóm máu B cần được truyền máu, người này có thể nhận được nhóm máu nào sau đây. A. (A, B). B. (B, AB). C. (B, O). D. (A, O). Câu 13. Chức năng của phổi trong hệ hô hấp. A. trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi. B. ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí khi vào phổi. C. bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại từ môi trường. D. làm tăng hoặc giảm thể tích lồng ngực. Câu 14. Loại khí nào dưới đây ( thường được tìm thấy trong khói ở nơi sản xuất có sử dụng nhiên liệu. Bao gồm động cơ trong xe hơi hoặc xe tải, bếp lò hay những khu công nghiệp) khí này có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ oxygen để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong, khí đó là. A. N2 B. CO C. CO2 D. NO2 Câu 15. Chức năng của hệ bài tiết là A. trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch. B. lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất. C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và loại chất thải ra khỏi cơ thể. D. định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển. Câu 16. Quan sát hình bên nêu các cơ quan của hệ bài tiết theo thứ tự A. Cầu thận – Phần vỏ - Phần tủy - Ống góp. B. Bể thận – Bóng đái - Ống đái. C. Thận - Ống dẫn nước tiểu – Bóng đái - Ống đái. D. Cầu thận – Động mạch đến – Bóng đái. II. Tự luận. (6,0 đ) Câu 17. (1,5đ)
  3. a/ (0.5 đ) Nêu cách sử dụng các thiết bị đo điện? b/ (1,0 đ) Một vật có trọng lượng 15,6 N và có trọng lượng riêng là 26000 N/m3 được thả vào một hồ nước. Hỏi vật bị chìm xuống đáy hay nổi lên mặt nước? Tại sao? Tính lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật. Cho trọng lượng riêng của nước dn=10000N/m3 Câu 18. (1,5đ) a) (0,5đ) - Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng? - Trong đời sống, người ta thường chẻ nhỏ các thanh củi hoặc than được đập nhỏ trước khi đem nhóm bếp. Theo em yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên? b) (1,0đ) Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Aluminium (Al) trong 150 gam dung dịch Sunfuric acid (H2SO4). Phản ứng xảy ra như sau. Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2 0 - Tính thể tích khí thoát ra ở 25 C, 1 bar? - Tính nồng độ phần trăm của dung dịch acid cần dùng cho phản ứng trên? Câu 19. (2,0đ) a) (0,5đ) Trình bày khái niệm chất dinh dưỡng? b) (0,5đ) Em hãy kể tên các thành phần của máu? c) (1,0đ) Trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của hệ hô hấp? Câu 20. (1,0đ) Em hãy nêu thành tựu ghép thận và chạy thận nhân tạo ở Việt Nam mà em biết? (Cho Na = 23; Zn = 65; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; Al = 27; S = 32; C = 12) ( Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các NTHH) BÀI LÀM. …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………
  4. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN : KHTN 8 Năm học: 2023 – 2024 Đề 1 Phần I. Trắc nghiệm (4,0đ) – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ Đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 D B A C B A C D B A A C A B B C Phần II. Tự luận (6,0đ) Câu Nội dung Điểm Cách sử dụng các thiết bị đo điện. 0,5 - Thiết bị đo điện bao gồm ampe kế và vôn kế, trong đó ampe kế đo cường độ dòng điện và vôn kế đo hiệu điện thế. Cần chú ý kết nối chốt âm và chốt 17 dương ứng với các thang đo của thiết bị, và lựa chọn thang đo hợp lí để đảm (1,5đ bảo không vượt quá giá trị tối đa. *Vật chìm xuống vì. dv > dn (26000>10000) 0,5 ) * Thể tích của vật là. dv = P / V => V = P/ dv = 15,6/ 26000= 0,0006 m3 0,25 -Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là . FA = dn V = 10000 x 0,0006 = 6 N 0,25 a) (0,5đ) - Tốc độ của phản ứng hóa học phụ thuộc vào các yếu tố. nhiệt độ, nồng độ, 0,25 diện tích bề mặt tiếp xúc, chất xúc tác.... - Diện tích bề mặt tiếp xúc 0,25 b) (1,0đ) 18 - Số mol của 5,4 gam Al. n = = = 0,2 (mol) 0,125 (1,5đ PTHH. 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 0,25 ) 2 3 1 3 (mol) 0,2 0,3 0,3 (mol) 0,125 - Thể tích của H2. VH2 = n x 24,79 = 0,3 x 24,79 = 7,437 (L). - Tính nồng độ phần trăm của H2SO4 . m H2SO4 = n x M = 0,3 x 98 = 29,4(g) 0,25 C% H2SO4 = .100 (%) = 19,6 (%) 0,25 19 a) (0,5đ) (2,0đ Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên 0,5 ) liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng các cho hoạt động sống. b) (0,5đ) Các thành phần của máu gồm. Huyết tương và các tế bào máu ( Hồng cầu, 0,5 bạch cầu, tiểu cầu) c) (1,0 đ) - Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản). Dẫn khí ra 0,5 và vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi, đồng thời bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại từ môi trường. - Hai lá phổi. Trao đổi khí giữa máu và môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi. 0,25
  5. - Sự phối hợp của đường dẫn khí và phổi đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp. 0,25 20 Tháng 1 năm 2022, tại Bệnh viện chợ Rẫy đã thực hiện thành công kĩ (1,0đ thuật ghép thận bất tương hợp nhóm máu từ người vợ cho chồng. Đây là 1,0 ) trường hợp đầu tiên ghép thận không cùng nhóm máu tại Việt Nam. Học sinh giải theo cách khác hoặc ví dụ khác đúng vẫn chấm điểm tối đa
  6. Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Họ và tên:............................................ Môn: KHTN 8 - Thời gian: 60 phút Lớp:8/...... (Không tính thời gian phát đề) Đề 2 Năm học: 2023 – 2024 Điểm Lời phê của giáo viên. I. Trắc nghiệm. (4,0đ) – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau Câu 1. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất? A. N/m2 B. Pa C. N/m3 D.mmHg Câu 2. Đổ nước vào đầy một cốc bằng thủy tinh sau đó đậy kín miệng cốc bằng một tờ bìa không thấm nước. Khi lộn ngược cốc nước thì nước không chảy ra ngoài. Hiện tượng này liên quan đến kiến thức vật lí nào? A. Áp suất chất lỏng. B. Áp lực C. Áp suất khí quyển. D. Khối lượng riêng. Câu 3. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do áp suất chất lỏng gây ra? A. Khi đổ nước vào bong bóng, làm bong bóng phình to ra B. Con người có thể hít không khí vào phổi. C. Quả bóng bàn bị bẹp, khi thả xuống nước nóng sẽ phồng lên như cũ. D. Vật rơi từ trên cao xuống. Câu 4. Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hiện tượng gì xảy ra ? Biết thép có trọng lượng riêng 78 500 N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136 000 N/m3. A. Bi lơ lửng trong thủy ngân. B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân. C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân. D. Bi chìm đúng 1/3 thể tích của nó trong thủy ngân. Câu 5. Nồng độ mol của dung dịch có chứa 0,75 mol copper (II) sulfate (CuSO 4) trong 4,0 L dung dịch là A. 2,1875 M. B. 0,1875 M. C. 0,2875 M. D. 1,1875 M. Câu 6. Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho A. khả năng phản ứng hoàn toàn của một phản ứng hóa học. B. khả năng hòa tan của một chất trong nước để tạo thành dung dịch bão hòa. C. sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học. D. số lượng chất phản ứng và sản phẩm của một phản ứng hóa học. Câu 7. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Khối lượng. B. Chất xúc tác. C. Diện tích tiếp xúc. D. Nhiệt độ. Câu 8. Chất xúc tác là chất A. không làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng bị thay đổi về khối lượng và tính chất hóa học. B. làm giảm tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng còn tính chất hóa học bị thay đổi.
  7. C. làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng bị thay đổi về khối lượng và tính chất hóa học. D. làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học. Câu 9. Tên cơ quan mà thức ăn không đi qua trong hệ tiêu hóa là A. thực quản. B. túi mật. C. miệng. D. dạ dày. Câu 10. Hệ cơ quan có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí, các chất khác đến các tế bào, mô của cơ thể và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài có tên là gì? A. Hệ tiêu hóa. B. Hệ hô hấp. C. Hệ thần kinh. D. Hệ tuần hoàn. Câu 11. Nhóm máu là A. nhóm các tế bào bạch cầu được xác định dựa vào các đặc tính kháng thể khác nhau. B. nhóm các tế bào tiểu cầu được xác định dựa vào các đặc tính kháng nguyên khác nhau. C. nhóm các tế bào hồng cầu được xác định dựa vào các đặc tính kháng nguyên khác nhau. D. nhóm các tế bào hồng cầu được xác định dựa vào các đặc tính kháng nguyên giống nhau. Câu 12. Dựa vào sơ đồ truyền máu đã học, hãy cho biết người có nhóm máu O có thể truyền máu cho người có những nhóm máu nào? (1) Nhóm máu O. (2) Nhóm máu A. (3) Nhóm máu B. (4) Nhóm máu AB. A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (4). Câu 13. Hệ hô hấp ở người có chức năng gì? A. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. B. Lọc từ máu các chất độc hại và thải ra ngoài. C. Vận chuyển máu đi khắp cơ thể. D. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Câu 14. Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây? A. Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. B. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại. C. Luyện tập thể dục, thể thao quá sức và nhiều buổi trong một ngày. D. Không đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi,... Câu 15. Hệ bài tiết ở người có chức năng A. hít vào thở ra giúp không khí từ môi trường vào cơ thể và từ cơ thể ra ngoài để thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. B. điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất. C. lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể. D. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và loại chất thải ra khỏi cơ thể. Câu 16. Hình bên là lát cắt dọc của thận. Hãy tìm chú thích phù hợp để điền vào chỗ trống ở vị trí số (3)? A. Phần vỏ. B. Phần tủy. C. Bóng đái. D. Bể thận. II. Tự luận. (6,0 đ) Câu 17. (1,5đ)
  8. a/ (0.5 đ) Trình bày cách sử dụng an toàn các thiết bị sử dụng điện? b/ (1,0 đ) Một vật có trọng lượng 8,1 N và trọng lượng riêng là 27 000 N/m3 được thả vào nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi lên mặt nước. Tại sao? Tính lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật. Cho trọng lượng riêng của nước dn = 10000N/m3 Câu 18. (1,5đ) 18.1 (0,5đ) a.Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? b. Yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? 18.2. (1,0đ) Khi cho 5,4 gam Aluminium tác dụng với 126 gam dung dịch HCl theo phản ứng: Al + HCl AlCl3 + H2 0 a/ Tính thể tích khí thoát ra ở 25 C và 1 bar ? b/ Tính nồng độ phần trăm dung dịch acid? ( Cho Al = 27; Cl = 35,5 ; H = 1, O = 16 ) Câu 19. (2,0đ) a) (0,5đ) Trình bày khái niệm chất dinh dưỡng ? b) (0,5đ) Kể tên các thành phần của máu ? c) (1,0đ) Trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp ? Câu 20. (1,0đ) Nêu quan điểm của em về tính nhân văn của việc hiến thận? ( Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các NTHH) BÀI LÀM. …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………
  9. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN : KHTN 8 Năm học: 2023 – 2024 Đề 2 Phần I. Trắc nghiệm (4,0đ) – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ Đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 2 C C A C B C A D B D C A A B C D Phần II. Tự luận :(6,0 đ) Câu Nội dung Điểm Khi dùng đèn đi ôt phát quang (LED) cần chú ý 2 cực của đèn, cực dương 0.5đ (+) nối với cực dương của nguồn điện, cực âm (-) nối với cực âm của nguồn. Để đèn LED không bị hỏng, phải mắc nối tiếp với đèn một điện trở có giá trị thích hợp. 17 Vì dv > dn : nên vật chìm xuống đáy nước. 0,5 (1,5đ) Thể tích của vật : V=P/dv= 8,1/27 000=0,0003 (m3) Vì vật chìm trong nước nên thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ bằng thể 0,25 tích của vật. Lực đẩy Ac- si met do nước tác dụng lên vật là: FA = dn .V= 10 000.0,0003 = 3 (N) 0,25 a/ Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, áp suất, nhiệt 18.1 độ và diện tích tiếp xúc, chất xúc tác . 0,25đ (0,5đ) - Yếu tố chất xúc tác đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu. 0,25đ PTHH: 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 0,25đ Tính nAl = m/ M = 5,4/ 27 = 0,2 (mol) 0,125đ b/ 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 18.2 2 6 3 (mol) (1đ) 0,2 0,6 0,3 ( mol) Tính VH2 = n. 24,79 = 0,3. 24,79 = 7,437 (L) 0,125đ Tính C% HCl = mHCl. 100% / mdd = 0,6.36,5x100/126 = 17,38 % 0,5đ (HS giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được điểm tối đa) 19 a. Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm (2đ) nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động 0,5đ sống. b.Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 0,5đ c. Sự phối hợp chức năng của mỗi cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp: - Các cơ quan của đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) giúp dẫn khí ra và vào phổi, đồng thời, giúp ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại từ 0,5đ môi trường. - Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi. 0,25đ
  10. → Nhờ sự phối hợp chức năng của đường dẫn khí và phổi giúp đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp. 0,25đ Nêu quan điểm của em về tính nhân văn của việc hiến thận? 1đ 20 Em có biết /149 sgk + Tính nhân văn của nghĩa cử cao đẹp này là cứu sống (1đ) con người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2