Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My
lượt xem 0
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My
- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-202 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN 8 Họ tên:……………………………….. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Lớp: …./…… Điểm Nhận xét của giáo viên PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm) (Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau) Câu 1. Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất là A. dùng panh, kẹp. B. dùng tay. C. dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh. D. đổ trực tiếp. Câu 2. Thể tích mol của chất khí là thể tích A. 1 mol chất bất kì. B. chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. C. chiếm bởi N nguyên tử của chất khí đó D. ở điều kiều chuẩn chiếm 22,4 L. Câu 3. Nồng độ mol của một dung dịch cho biết A. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. B. số mol chất tan có trong 100 gam dung dịch. C. số gam chất tan có trong dung dịch. D. số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Câu 4. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học gọi là A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hoá học. C. phản ứng một chiều. D. phản ứng thuận nghịch. Câu 5. Hệ cơ quan nào sau đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể? A. Hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn. B. Hệ vận động và hệ hô hấp. C. Hệ thần kinh và hệ nội tiết. D. Hệ bài tiết và hệ sinh dục. Câu 6. Hệ vận động của người có chức năng A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo ra hình dáng và giúp con người vận động. B. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất dinh dưỡng. C. tạo ra hình dáng và giúp con người vận động, giúp cơ thể sinh sản. D. tạo ra hình dáng và giúp con người vận động, lọc máu. Câu 7. Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá? A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Ruột già. D. Thực quản Câu 8. Vai trò của hồng cầu là A. vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. B. vận chuyển các chất thải, vận chuyển O2 và CO2. C. vận chuyển các chất thải. D. vận chuyển O2 và CO2. Câu 9. Một người có nhóm máu AB có thể cho nhóm máu nào sau đây để không xảy ra sự kết dính hồng cầu? A. O. B. AB. C. A. D. B. Câu 10. Bệnh lao phổi dễ lây lan qua đường nào khi tiếp xúc gần với bệnh nhân? A. Tiêu hóa. B. Bài tiết. C. Hô hấp. D. Tuần hoàn. Câu 11. Trong công thức , m là
- A. mét. B. thể tích. C. khối lượng riêng. D. khối lượng. Câu 12. Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất? A. Đi giày cao gót và đứng cả hai chân. B. Đi giày cao gót và đứng co một chân. C. Đi giày đế bằng và đứng cả hai chân. D. Đi giày đế bằng và đứng co một chân. Câu 13. Các bọt bong bóng xà phòng thường có dạng hình cầu vì A. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất lớn. B. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất thấp. C. không khí bị giữ trong bọt tác dụng áp suất như nhau theo mọi hướng. D. không khí bị giữ trong bọt không tác dụng áp suất lên màng bong bóng. Câu 14. Sau khi đo khối lượng và thể tích của vật 3 lần thì tính khối lượng riêng của vật bằng cách A. lấy bất kỳ khối lượng chia cho thể tích của một lần đo. B. lấy khối lượng của một lần đo bất kỳ chia cho thể tích của một lần đo bất kỳ. C. tính giá trị khối lượng trung bình và tính giá trị thể tích trung bình rồi lấy giá trị khối lượng trung bình chia cho giá trị thể tích trung bình. D. tính khối lượng riêng sau mỗi lần đo, sau đó tính giá trị trung bình khối lượng riêng. Câu 15. Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật? A. Giá của lực F không đi qua trục quay. B. Giá của lực F song song với trục quay. C. Giá của lực F đi qua trục quay. D. Giá của lực F có phương bất kì. Câu 16. Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục? A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay. B. Lực có giá song song với trục quay. C. Lực có giá cắt trục quay. D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. PHẦN II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17 (1,0 điểm): Em hãy phân biệt biến đổi vật lí và biến đổi hóa học. Mỗi loại biến đổi cho một ví dụ minh họa. Câu 18 (2,0 điểm): Cho 11,2 gam iron (Fe) tác dụng vừa đủ với dung dịch hydrochloric acid (HCl) xảy ra phản ứng hoá học sau: Fe + HCl ---> FeCl2 + H2 a. Tính thể tích khí H2 thu được sau phản ứng ở điều kiện 250C và 1bar. b. Tính khối lượng HCl cần dùng trong phản ứng. ( Biết Fe =56, H=1, Cl = 35,5) Câu 19 (1,0 điểm): Trong một lần lao động chẻ tre để làm hàng rào vườn rau, bạn An đã sơ ý làm đứt tay, máu chảy ra rất nhiều. Nếu em là nhân viên y tế trường, em sẽ làm gì để sơ cứu cho bạn An? Câu 20 (1,0 điểm): Em hãy mô tả cấu tạo của đòn bẩy? Câu 21 (1,0 điểm): Em hãy nêu hai ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát? -- Hết – Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề Nguyễn Thị Tuyết Sương Phạm Thị Thu Lệ
- Võ Thị Ái Trần Thị Kim Ngọc PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 Môn: KHTN 8 A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Đúng mỗi câu được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA C B D A C A A D B C D B C C A D B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu: Đáp án: Điểm Câu 17 Phân biệt biến đổi vật lí và biến đổi hóa học. Mỗi loại biến đổi cho một (1,0 điểm) ví dụ minh họa. Biến đổi vật lí Biến đổi hóa học Không có sự tạo thành chất mới. Có sự tạo thành chất mới Ví dụ: Khi đun sôi, nước bay hơi. Đinh sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ. 0, 5đ 0, 5đ a. Số mol của Fe Câu 18 n Fe = 0, 5đ (2,0 điểm) Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 1 mol 2mol 1 mol 1mol 0, 5đ 0,2mol nHCl = ? nH2 = ? Theo PTHH số mol H2 nH2 == 0,2 (mol) 0,25đ Thể tích khí H2 thu được ở điều kiện 250C và 1bar là VH2 = n x 24,79 = 0,2 x 24,79 = 4,958 (L) b. Theo PTHH số mol HCl 0,25đ nHCl == 0,4 (mol) Khối lượng HCl cần dùng 0,25đ mHCl = n x M = 0,4 x (1+ 35,5) = 14,6 (gam) 0,25đ Câu 19 Nếu em là nhân viên ý tế, em sẽ nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho bạn (1,0 điểm) An theo các bước: Bước 1: Dùng ngón tay bịt chặt miệng vết thương cho tới khi thấy máu 0,5 đ không chảy nữa.
- Bước 2: Sát trùng vết thương bằng cồn iodine. 0,25 đ Bước 3: Che kín miệng vết thương băng bông, gạc, băng gạc. 0,25 đ Câu 20 Cấu tạo của đòn bẩy : (1,0 điểm) - Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy quay quanh 0,5đ điểm tựa này - Điểm O1 là điểm chịu tác dụng trọng lượng của vật cần nâng (lực F1) 0,25đ - Điểm O2 là điểm chịu tác dụng lực của tay ta lên đòn bẩy (lực F2) 0,25đ Câu 21 Hai ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát : (1,0 điểm) - Đũa thủy tinh khi cọ xát vào vải lụa thì nhiễm điện dương. 0,5đ - Đũa nhựa khi cọ xát vào vải len thì nhiễm điện âm. 0,5đ --Hết-- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-202 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN 8 Họ tên:……………………………….. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Lớp: …./…… Điểm Nhận xét của giáo viên PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm) (Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau) Câu 1. Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất là A. dùng panh, kẹp. B. dùng tay. C. dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh. D. đổ trực tiếp. Câu 2. Thể tích mol của chất khí là thể tích A. 1 mol chất bất kì. B. chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. C. chiếm bởi N nguyên tử của chất khí đó D. ở điều kiều chuẩn chiếm 22,4 L. Câu 3. Nồng độ mol của một dung dịch cho biết A. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. B. số mol chất tan có trong 100 gam dung dịch. C. số gam chất tan có trong dung dịch. D. số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Câu 4. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học gọi là A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hoá học. C. phản ứng một chiều. D. phản ứng thuận nghịch. Câu 5. Hệ cơ quan nào sau đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể? A. Hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn. B. Hệ vận động và hệ hô hấp. C. Hệ thần kinh và hệ nội tiết. D. Hệ bài tiết và hệ sinh dục. Câu 6. Hệ vận động của người có chức năng A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo ra hình dáng và giúp con người vận động. B. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất dinh dưỡng. C. tạo ra hình dáng và giúp con người vận động, giúp cơ thể sinh sản. D. tạo ra hình dáng và giúp con người vận động, lọc máu.
- Câu 7. Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá? A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Ruột già. D. Thực quản Câu 8. Vai trò của hồng cầu là A. vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. B. vận chuyển các chất thải, vận chuyển O2 và CO2. C. vận chuyển các chất thải. D. vận chuyển O2 và CO2. Câu 9. Một người có nhóm máu AB có thể cho nhóm máu nào sau đây để không xảy ra sự kết dính hồng cầu? A. O. B. AB. C. A. D. B. Câu 10. Bệnh lao phổi dễ lây lan qua đường nào khi tiếp xúc gần với bệnh nhân? A. Tiêu hóa. B. Bài tiết. C. Hô hấp. D. Tuần hoàn. Câu 11. Trong công thức , m là A. mét. B. thể tích. C. khối lượng riêng. D. khối lượng. Câu 12. Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất? A. Đi giày cao gót và đứng cả hai chân. B. Đi giày cao gót và đứng co một chân. C. Đi giày đế bằng và đứng cả hai chân. D. Đi giày đế bằng và đứng co một chân. Câu 13. Các bọt bong bóng xà phòng thường có dạng hình cầu vì A. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất lớn. B. không khí bị giữ bên trong bọt có áp suất thấp. C. không khí bị giữ trong bọt tác dụng áp suất như nhau theo mọi hướng. D. không khí bị giữ trong bọt không tác dụng áp suất lên màng bong bóng. Câu 14. Sau khi đo khối lượng và thể tích của vật 3 lần thì tính khối lượng riêng của vật bằng cách A. lấy bất kỳ khối lượng chia cho thể tích của một lần đo. B. lấy khối lượng của một lần đo bất kỳ chia cho thể tích của một lần đo bất kỳ. C. tính giá trị khối lượng trung bình và tính giá trị thể tích trung bình rồi lấy giá trị khối lượng trung bình chia cho giá trị thể tích trung bình. D. tính khối lượng riêng sau mỗi lần đo, sau đó tính giá trị trung bình khối lượng riêng. Câu 15. Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật? A. Giá của lực F không đi qua trục quay. B. Giá của lực F song song với trục quay. C. Giá của lực F đi qua trục quay. D. Giá của lực F có phương bất kì. Câu 16. Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục? A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay. B. Lực có giá song song với trục quay. C. Lực có giá cắt trục quay. D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. PHẦN II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17 (1,0 điểm): Em hãy phân biệt biến đổi vật lí và biến đổi hóa học. Mỗi loại biến đổi cho một ví dụ minh họa. Câu 18 (2,0 điểm): Cho 11,2 gam iron (Fe) tác dụng vừa đủ với dung dịch hydrochloric acid (HCl) xảy ra phản ứng hoá học sau: Fe + HCl ---> FeCl2 + H2 a. Tính thể tích khí H2 thu được sau phản ứng ở điều kiện 250C và 1bar. b. Tính khối lượng HCl cần dùng trong phản ứng.
- ( Biết Fe =56, H=1, Cl = 35,5) Câu 19 (1,0 điểm): Trong một lần lao động chẻ tre để làm hàng rào vườn rau, bạn An đã sơ ý làm đứt tay, máu chảy ra rất nhiều. Nếu em là nhân viên y tế trường, em sẽ làm gì để sơ cứu cho bạn An? Câu 20 (1,0 điểm): Em hãy mô tả cấu tạo của đòn bẩy? Câu 21 (1,0 điểm): Em hãy nêu hai ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát? -- Hết –
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 434 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 516 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 318 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 565 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 277 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn