intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 Môn: KHTN - LỚP 8 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối kì 1 (hết tuần học thứ 15). - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 5 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 4 điểm; Thông hiểu: 1 điểm) + Phần tự luận: 5 điểm (Nhận biết: 0 điểm; Thông hiểu: 2 điểm; Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 1 điểm) - Nội dung: + Hoá: Từ bài 2 (Phản ứng hoá học) đến bài 8 (Acid: tiết 3) + Lí: Bài 1 (sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm); và từ bài 13 (Khối lượng riêng) đến bài 21 (dòng điện, nguồn điện: tiết 1) + Sinh: từ bài 30 (Khái quát về cơ thể người) đến bài 32 (Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người) + Nội dung từ tuần 1 đến tuần 8: 30% (3 điểm) + Nội dung từ tuần 9 đến tuần 15: 70% (7 điểm)
  2. MỨC Tổng số Điểm số ĐỘ câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Chủ đề Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm Bài mở đầu: Sử dụng một số hoá chất, thiết 1 1 0,25 điểm bị cơ bản (0,25 đ) trong phòng thí nghiệm (3 tiết) Chương 1: Phản ứng 3 1 2 1 2 5 3,25 điểm hoá học (0,75 đ) (1 đ) (0,5 đ) (1 đ) (21 tiết) Chương 2: Một số hợp chất 3 3 0,75 điểm thông (0,75 đ) dụng (3 tiết) Chương 3: Khối lượng 1 1 1 điểm riêng và áp (1 đ) suất (11 tiết) Chương 4: 3 1 1 1 4 2 điểm Tác dụng (0,75 đ) (0,25 đ) (1 đ)
  3. MỨC Tổng số Điểm số ĐỘ câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Chủ đề Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm làm quay của lực (8 tiết) Chương 5: 4 1 Điện (4 5 1,25 điểm (1 đ) (0,25 đ) tiết) Chương 7: Sinh học 2 1 cơ thể 1 2 1,5 điểm (0,5 đ) (1 đ) người (8 tiết) Số câu 16 câu 2 câu 4 câu 2 câu 1 câu 5 câu 20 câu Điểm số 4 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm 5 điểm 5 điểm Tổng số 10 điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm
  4. BẢNG MÔ TẢ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC 2024-2025 MÔN KHTN 8 Số câu hỏi Thứ tự câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) Mở đầu (3 tiết) Bài 1 – Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự Sử dụng một nhiên 8. số hoá chất, Nhận biết – Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu những hoá chất trong môn thiết bị cơ Khoa học tự nhiên 8). bản trong – Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8. 1 C9 phòng thí Thông hiểu Trình bày được cách sử dụng điện an toàn. nghiệm Chương I. Phản ứng hoá học (21 tiết) Nhận biết - Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. – Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm. – Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm – Nêu được khái niệm về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. Bài 2 – Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, Phản ứng xăng, dầu). hoá học Thông hiểu - Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học. – Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. – Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra. – Đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. Nhận biết – Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử). – Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí. – Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 0C Bài 3 Thông hiểu – Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối Mol và tỉ lượng (m) khối chất khí – So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ
  5. GIÁO VIÊN RA ĐỀ GIÁO VIÊN DUYỆT ĐỀ Dương Thị Hạnh Nguyễn Hoàng Vũ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2024 - 2025 LÝ TỰ TRỌNG MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 THỜI GIAN: 90 PHÚT (không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho biết A. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
  6. B. số mol chất tan có trong 100 gam dung dịch. C. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch. D. số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Câu 2. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào sau đây? A. Độ tăng khối lượng sản phẩm. B. Độ tăng khối lượng chất tham gia phản ứng. C. Tốc độ phản ứng. D. Thể tích chất tham gia phản ứng. Câu 3. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nồng độ của chất tham gia phản ứng. B. Nhiệt độ. C. Chất xúc tác. D. Lượng chất sản phẩm. Câu 4. Khi cho cùng một lượng Aluminium vào cốc đựng dung dịch Hydrochloric acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng Aluminium ở dạng nào sau đây? A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều. C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng dây. Câu 5. Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Đốt trong lò kín. B. Xếp củi chặt khít. C. Thổi hơi nước. D. Thổi không khí khô. Câu 6. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử Hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion A. H+. B. H-. C. OH-. D. Cl-. Câu 7. Ứng dụng nào không phải của Sulfuric acid? A. Sản xuất giấy, tơ sợi. B. Chế biến thực phẩm. C. Sản xuất phân bón. D. Sản xuất chất dẻo. Câu 8. Trong giấm ăn có chứa Acetic acid với nồng độ bao nhiêu? A. 7% - 10%. B. 5% - 7%. C. 2% - 5%. D. 1% - 2%. Câu 9. Thiết bị nào sau đây là thiết bị đo điện?
  7. A. Pin. B. Ampe kế. C. Biến trở. D. Công tắc. Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai? A. Moment lực được đo bằng nửa tích của lực với cánh tay đòn của lực đó. B. Moment lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. C. Moment lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật. D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. Câu 11. Tình huống nào sau đây xuất hiện Moment lực? A. Vận động viên đang trượt tuyết . B. Bóng đèn treo trên trần nhà. C. Cánh cửa quay quanh bản lề. D. Nước chảy từ trên xuống. Câu 12. Điền vào chỗ trống trong phát biểu sau. “Đòn bẩy loại 1 là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm…..khoảng giữa điểm đặt O1, O1 của các lực F1 và F2.” A. dưới. B. trên. C. ngoài. D. trong. Câu 13. Cho đòn bẩy có điểm tựa O. Cho biết O1 và O2 là điểm đặt của các lực tác dụng F1 và F2. Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi A. khoảng cách OO1 = OO2. B. khoảng cách OO1 > OO2. C. khoảng cách OO1 < OO2 . D. O1 trùng O2. Câu 14. Nhiều vật sau khi cọ xát có tính chất nào sau đây thì được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích? A. Hút được các vật khác. B. Thay đổi hình dạng. C. Thay đổi trạng thái. D. Thay đổi màu sắc. Câu 15. Dòng điện là dòng chuyển dời A. tự do của các hạt mang điện. B. có hướng của các hạt mang điện. C. có hướng của các hạt không mang điện. D. của các hạt mang điện và không mang điện. Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguồn điện? A. Nguồn điện không giúp duy trì dòng điện trong các thiết bị tiêu thụ điện. B. Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện để các dụng cụ điện hoạt động. C. Nguồn điện là thiết bị tiêu thụ điện năng. D. Nguồn điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng. Câu 17. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện? A. Quạt máy. B. Đèn pin. C. Bếp lửa. D. Ắc quy.
  8. Câu 18. Vật nào sau đây không cho dòng điện chạy qua? A. Cây đinh sắt (iron). B. Sợi dây đồng (copper). C. Gỗ khô. D. Vỏ lon bằng nhôm (alluminium). Câu 19. Trong cơ thể người, cơ quan nào sau đây thuộc hệ tuần hoàn? A. Ruột non. B. Dạ dày. C. Phổi. D. Tim. Câu 20. Trong cơ thể người, hệ vận động không có chức năng nào sau đây? A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng. B. Định hình cơ thể. C. Bảo vệ nội quan. D. Giúp cơ thể cử động và di chuyển. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 21. (1 điểm) Hoà tan 30 gam muối ăn vào 270 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được? Câu 22. (1 điểm) Khử 24 gam Copper (II) Oxide bằng khí Hydrogen thu được 18,24 gam Copper sau phản ứng. Tính hiệu suất của phản ứng trên. Cho biết phương trình hoá học của phản ứng là: CuO + H2 nhiệt độ Cu + H2O (Cho biết Cu = 64; O = 16) Câu 23. (1 điểm) Khi sản xuất đinh đóng tường, người ta làm mũi đinh nhọn còn đầu đinh thì có tán tròn to hơn. Vì sao? Câu 24. (1 điểm) Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
  9. a. Để nâng vật, người thợ phải tác dụng lực F 2 có phương, chiều như thế nào? Nêu nhận xét về hướng của lực tác dụng và hướng chuyển động của vật. (0,75 điểm) b. Muốn nâng vật với lực F2 nhỏ hơn, phải dịch chuyển điểm tựa O về phía nào? (0,25 điểm) Câu 25. (1 điểm) Dựa vào hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hóa, em hãy đề xuất 4 phương pháp ăn, uống khoa học để phòng, chống các bệnh về tiêu hóa cho bản thân và gia đình. ----- HẾT -----
  10. PHÒNG GD VÀ ĐT BẮC TRÀ MY Q2 TRƯỜNG PTDTBT THCS LÝ TỰ TRỌNG A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C D B D A B C B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C D C A B B D C D A B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm 21 - Khối lượng dung dịch thu được: 270 + 30 = 300 (gam) 0,5 điểm (1 điểm) - Nồng độ C% dung dịch thu được là: C% = (mct/mdd) . 100% = (30/300) . 100% = 10% 0,5 điểm 22 Số mol CuO tham gia phản ứng: nCuO = = 0,3 (mol) 0,25 điểm (1 điểm) Số mol Cu sau phản ứng trên thực tế: nCu = = 0,285 (mol) PTHH: CuO + H2 → Cu + H2O 0,25 điểm 1 mol 1 mol 0,3 mol ? mol theo lý thuyết. Theo PTHH: cứ 1 mol CuO phản ứng tạo thành 1 mol Cu Vậy 0,3 mol CuO phản ứng tạo thành số mol Cu theo lý thuyết là: 0,3.1:1 = 0,3 (mol) 0,25 điểm Hiệu suất của phản ứng là: H =. 100% = 95% 0,25 điểm 23 - Đầu đinh có tán lớn để giảm áp suất khi búa đóng vào, để đầu đinh 0,5 điểm (1 điểm) không bị bể vỡ.
  11. - Mũi đinh thì nhọn hơn để giảm diện tích tiếp xúc với tường nên tăng 0,5 điểm được áp suất khi đóng, đinh dễ lún sâu vào tường hơn. 24 a. Để nâng vật, người thợ phải tác dụng lực F2 có: (1 điểm) + Phương: thẳng đứng, 0,25 điểm + Chiều: từ trên xuống dưới. 0,25 điểm - Nhận xét hướng của lực tác dụng và hướng chuyển động của vật: 0,25 điểm cùng phương ngược chiều nhau. b. Muốn nâng vật với lực F2 nhỏ hơn, phải dịch chuyển điểm tựa O về phía vật được nâng. 0,25 điểm 25 Gợi ý đáp án: Nêu đúng 1 (1 điểm) - Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: có chế độ dinh dưỡng hợp phương lí, uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn. pháp được - Hạn chế sử dụng các chất kích thích. 0,25 điểm. - Ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nêu đúng 4 - Ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ. phương - Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn. pháp được 1 - Không ăn quá no. điểm. (HS làm theo cách khác đúng, vẫn cho điểm tối đa) GV RA ĐỀ GV DUYỆT ĐỀ Dương Thị Hạnh Nguyễn Hoàng Vũ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2