intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN TỔ KHXH ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HK I MÔN LỊCH SỬ - ĐIA LÍ 6 Năm học 2021-2022 I/ Phần Lịch sử: 1. Chủ đề 1: Thời kì nguyên thủy - Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. – Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thuỷ. - Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại. – Giải thích được vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã. 2. Chủ đề 2: Xã hội cổ đại - Mô tả quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng. - Xây dựng được đường thời gian từ đế chế Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tuỳ. – Nêu được những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc trước thế kỉ VII. - Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại, nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại. - Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã cổ đại. - Hiểu được vai trò của nhà Tần đối với lịch sử Trung Quốc. - Hiểu được khái niệm nhà nước thành bang. Hiểu được những đóng góp của Hy Lạp cổ đại đối với nhân loại. - So sánh nhà nước đế chế và nhà nước cộng hòa La Mã. 3. Chủ đề 3: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc – Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên bản đồ hoặc lược đồ. – Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc. - Hiểu được nguyên nhân đưa đến sự thành lập nhà nước Văn Lang. - Hiểu được điểm mới của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang. - Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương. - Nhận xét về bộ máy nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. II/ Phần địa lí: 1. Chủ đề 4: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và Tọa độ địa lí - Khái niệm kinh tuyến, kinh tuyến gốc; vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc.
  2. 2. Chủ đề 5: Trái đất, hành tinh của hệ mặt trời. - Hình dạng, kích thước của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất. - Các hệ quả chuyển động của Trái Đất.- Hình dạng, kích thước của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất. - Các hệ quả chuyển động của Trái Đất. - Giải thích được các hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục và quanh Mặt Trời. - So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất. 3. Chủ đề 6: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa. - Tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp. - Hiện tượng động đất, núi lửa. - Đặc điểm và vai trò của lớp vỏ Trái Đất. - Nguyên nhân và tác hại của động đất và núi lửa -Cách phòng tránh khi xảy ra động đất, núi lửa. Hết 2
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ - ĐIA LÍ 6 Năm học: 2021 – 2022 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Kể tên được những địa – Giải thích được điểm tìm thấy dấu tích vì sao xã hội của người tối cổ trên đất nguyên thuỷ tan Chủ đề 1 nước Việt Nam. rã. Thời kì – Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển nguyên thủy của xã hội người nguyên thuỷ. - Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại. Số câu:3 Số câu:1 Số câu:4 Số điểm:0,75đ Số điểm:0,25đ Số điểm:1đ TL 7,5% TL 2,5% TL 10 % - Mô tả quá trình thống - Hiểu được vai So sánh nhà nước nhất và sự xác lập chế trò của nhà Tần đế chế và nhà độ phong kiến dưới thời đối với lịch sử nước cộng hòa Tần Thủy Hoàng. Trung Quốc. La Mã. - Xây dựng được đường thời gian từ đế chế Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tuỳ. – Nêu được những thành tựu cơ bản của Chủ đề 2 - Hiểu được khái nền văn minh Trung niệm nhà nước Xã hội cổ đại Quốc trước thế kỉ VII. thành bang. - Trình bày được tổ - Hiểu được những chức nhà nước thành đóng góp của Hy bang ở Hy Lạp cổ đại, Lạp cổ đại đối nhà nước đế chế ở La với nhân loại. Mã cổ đại. - Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã cổ đại. Số câu:13 Số câu:7 Số câu:4 Số câu:2 Số điểm: 3,25 Số điểm:1,75đ Số điểm:1đ Số điểm:0,5đ 3
  4. TL 32,5 % TL 17,5 % TL 10% TL 5% - Hiểu được Liên hệ các câu - Nhận xét về nguyên nhân đưa truyện truyền bộ máy nhà đến sự thành lập thuyết của dân nước Văn nhà nước Văn tộc ta. Lang, Âu Lạc. Chủ đề 3 Lang. Nhà nước - Hiểu được điểm mới của nhà nước Văn Lang, Âu Âu Lạc so với Lạc nhà nước Văn Lang. - Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương. Số câu:7 Số câu:3 Số câu:2 Số câu:2 Số điểm:1,75 Số điểm:0,75đ Số điểm:0,5đ Số điểm:0,5đ TL 17,5% TL 7,5% TL 5% TL5 % Số câu: 24 Số câu:10 Số câu:8 Số câu:4 Số câu:2 Số điểm: 6 Số điểm:2,5đ Số điểm:2đ Số điểm:1đ Số điểm:0,5đ TL 60% TL 25% TL 20% TL 10% TL 5% Chủ đề 4: Hệ - Khái niệm kinh tuyến, thống kinh, vĩ kinh tuyến gốc; vĩ tuyến, tuyến và tọa vĩ tuyến gốc. độ địa lí Số câu:2 Số câu:2 Số điểm: 0,5 Số điểm:0,5đ TL 5% TL 5% - Hình dạng, kích thước - Giải thích được - So sánh được giờ của hai địa của Trái Đất. Chuyển các hệ quả Chủ đề 5: điểm trên Trái động tự quay quanh trục chuyển động tự Đất. Trái Đất- và quanh Mặt Trời của quay của Trái Đất Hành tinh của Trái Đất. quanh trục và hệ Mặt Trời. - Các hệ quả chuyển quanh Mặt Trời. động của Trái Đất. Số câu:9 Số câu:4 Số câu:3 Số câu:2 Số điểm:2,25đ Số điểm:1đ Số điểm:0,75đ Số điểm:0,5đ TL22,5 % TL 10% TL 7,5% TL 5% 4
  5. - Tên các lớp cấu tạo của - Đặc điểm và vai -Cách phòng Trái Đất và đặc điểm của trò của lớp vỏ tránh khi xảy ra từng lớp. Trái Đất. động đất, núi lửa. Chủ đề 6: - Hiện tượng động đất, - Nguyên nhân và Cấu tạo của núi lửa. tác hại của động Trái Đất. Vỏ đất và núi lửa. Trái Đất Số câu:2 Số câu:3 Số câu:3 Số điểm:1,25đ Số điểm:0,75đ Số điểm:0,75đ TL 12,5% TL 7,5% TL 7,5% Số câu:16 Số câu:8 Số câu:6 Số câu:2 Số điểm: 4 Số điểm:2đ Số điểm:1,5đ Số điểm:0,5đ TL 40% TL 20% TL 15% TL 5% Số câu:40 Số câu:14 Số câu:10 Số câu:4 Số câu:2 TSĐ =10đ SĐ =4,5điểm SĐ =3,5điểm SĐ =1,5điểm SĐ =0,5điểm Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 45% Tỉ lệ: 45% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 5% 5
  6. Trường THCS Võ Trường Toản KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 ( Thời gian 60 phút) Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng: Câu 1:( 0,25 điểm) Núi Đọ, nơi tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ của người nguyên thủy trên đất nước ta nay thuộc tỉnh A.Nghệ An. B.Đồng Nai. C.Thanh Hóa. D.Bình Dương. Câu 2:( 0,25 điểm)Vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào? A.Chì B.Kẽm. C.Thiếc. D.Đồng thau Câu 3: ( 0,25 điểm)Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những chuyển biến quan trọng vào thời gian nào? A.Hơn 1000 năm TCN B.Hơn 2000 năm TCN C.Hơn 3000 năm TCN D.Hơn 4000 năm TCN Câu 4: ( 0,25 điểm)Xã hội nguyên thủy tan rã do A.Sản xuát phát triển, của cải dư thừa. B.Sự xuất hiện của giai cấp. Sự xuất hiện của kim loại C.Của cải dư thừa, sự xuất hiện của giai cấp. D.Sản xuát phát triển, của cải dư thừa, sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước ra đời. Câu 5.( 0,25 điểm) Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc? A. Tần Thủy Hoàng. B. Lưu Bang. C. Tư Mã Viêm. D. Lý Uyên Câu 6. ( 0,25 điểm)Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là A. Vạn Lí Trường Thành. B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. C. Kim chỉ nam. D. Sử kí của Tư Mã Thiên. Câu 7.( 0,25 điểm) Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào? A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều. B. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều. C. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn. 6
  7. D. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc. Câu 8.( 0,25 điểm) Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nền A. cộng hòa quý tộc. B. chuyên chính của giai cấp chủ nô. C. quân chủ chuyên chế. D. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Câu 9.( 0,25 điểm) Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã? A. Ốc-ta-vi-út. B. Pê-ri-clét. C. Hê-rô-đốt. D. Pi-ta-go. Câu 10.( 0,25 điểm) Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại? A. Ta-lét. B. Pi-ta-go. C. Ác-si-mét. D. Ô-gu-xtu-xơ. Câu 11.( 0,25 điểm) Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại? A. Đường biến giới lãnh thổ riêng. B. Chính quyền, quân đội riêng. C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng. D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước. Câu 12. ( 0,25 điểm)Ý nghĩa của các thành tựu văn hóa của Hi Lạp, La Mã cổ đại? A. Đặt nền móng cho sự phát triển của hệ thống chữ viết ngày nay. B. Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của con người đối với tự nhiên. C. Thể hiện ước mơ khám phá thế giới của con người. D. Đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội của nhân loại. Câu 13.( 0,25 điểm) Cư dân quốc gia cổ đại nào đã sáng tạo ra dương lịch? A. Hy Lạp và La Mã. B. Lưỡng Hà. C. Ai Cập. D. Ấn Độ và Trung Quốc. Câu 14.( 0,25 điểm) Nô lệ trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại không mang đặc điểm nào sau đây? A. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội. B. Có mặt ở hầu hết các lĩnh vực để phục vụ cho chủ nô. C. Lệ thuộc hoàn toàn vào chủ nô. D. Được tự do hơn nô lệ ở các quốc gia cổ đại khác. Câu 15. ( 0,25 điểm)Nội dung nào sau đây không phải điểm khác biệt cơ bản giữa các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) với phương Tây (Hy Lạp và La Mã)? A. Nền tảng kinh tế. 7
  8. B. Thể chế chính trị. C. Thời gian ra đời. D. Cơ cấu xã hội. Câu 16.( 0,25 điểm) Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay? A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Phù Nam. Câu 17. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang? A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 18. Sự tích Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giày phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang? A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội. B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội. C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên. D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính. Câu 19.( 0,25 điểm) Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là A. Quan lang. B. Lạc tướng. C. Lạc hầu. D.Bồ chính Câu 20. ( 0,25 điểm)Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang? A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương. B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ. C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai. D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học. Câu 21.( 0,25 điểm) Theo em, sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt? A. Đoàn kết. B. Trọng nghĩa khí. C. Chống ngoại xâm. D. Trọng văn. D. Bồ chính. Câu 22 : ( 0,25 điểm)Vì sao nhà nước Văn Lang ra đời? A. Vì do nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng, chống xung đột. B. Vì có những bộ lạc lớn hình thành. C. Vì có nghề đúc đồng phát triển sớm. D. Vì những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư trú. Câu 23 : ( 0,25 điểm)Nét khác biệt của bộ máy nhà nước Văn Lang so với Âu 8
  9. Lạc là A. quyền lực của vua ở nhà nước Văn Lang tập trung và chặt chẽ hơn. B. quyền lực của vua ở nhà nước Văn Lang chưa tập trung, chưa chặt chẽ. C. vua nắm mọi quyền hành, tổ chức nhà nước từ trên xuống, lấy chiềng chạ làm cơ sở. D. tuy còn giản nhưng đã tổ chức hành chính cai quản cả nước. Câu 24:( 0,25 điểm) Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương. A.Chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết. B.Kẻ thù quá mạnh, thiếu cảnh giác. C.Tin người, Chủ quan. D.Không có tướng giỏi Câu 25.( 0,25 điểm) Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng A. 600. B. 00. C. 300. D. 900. Câu 26.( 0,25 điểm) Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây? A. Đức. B. Bồ Đào Nha. C. Anh. D. Tây Ban Nha. Câu 27.( 0,25 điểm) Trái Đất có dạng hình gì? A. Hình tròn. B. Hình vuông. C. Hình cầu. D. Hình bầu dục. Câu 28.( 0,25 điểm) Trái Đất có bán kính ở cực là A. 6387 km. B. 6356 km. C. 6378 km. D. 6365 km. Câu 29.( 0,25 điểm) Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây? A. Hiện tượng mùa trong năm. B. Sự lệch hướng chuyển động. C. Giờ trên Trái Đất. D. Sự luân phiên ngày đêm. Câu 30. ( 0,25 điểm)Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào. B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục. C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên. D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo. 9
  10. Câu 31.( 0,25 điểm)Ý nào sau đây không đúng với vận động tự quay quanh trục của Trái Đất? A.Chuyển động từ Tây sang Đống. B.Từ quay quanh một trục tưởng tượng. C.Trục quay có chiều thẳng đứng. D.Thời gian quay một vòng là 24 giờ. Câu 32.( 0,25 điểm) Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của các vật theo chiều kinh tuyến? A.Lệch về bên phải bán cầu Bắc. B.Lệch về bên trái bán cầu Nam. C.Giữ nguyên hướng chuyển động D.Bị lệch so với hướng bán cầu. Câu 33.( 0,25 điểm) Khi Hà Nội là 12 giờ khi khu vực giờ gốc ( GMT) ;là mấy giờ? A.5 giờ B.7 giờ. C.12 giờ. D.19giờ. Câu 34.( 0,25 điểm) Khi khu vực giờ gốc (GMT) là 13 giờ thì nước ta là mấy giờ? A.7 giờ B.9 giờ. C.19 giờ. D.20giờ. Câu 35. ( 0,25 điểm)Vì sao có hiện tượng các mùa? A.Do khi chuyển động quanh Mặt Trời trục của Trái Đất hơi nghiêng B.Do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi chuyển động quanh Mặt Trời. C.Do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng. D.Do trục Trái Đất nghiêng và gần như đổi hướng khi chuyển động quanh Mặt Trời. Câu 36. ( 0,25 điểm)Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là A. 10000C. B. 50000C. C. 70000C. D. 30000C. Câu 37.( 0,25 điểm) Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây? A. Rắn. B. Lỏng. C. Quánh dẻo. D. Khí. Câu 38. ( 0,25 điểm)Vỏ Trái Đất có vai trò như thế nào? A.Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên. B.Là nơi tồn tại các loại đất đá. C.Là nơi tồn tại không khí, nước. 10
  11. D.Là nơi tồn tại các sinh vật. Câu 39. ( 0,25 điểm)Nguyên nhân chính của động đất là do A.kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. B.các vụ nổ mìn và thử hạt nhân của con người. C.phát sinh ra sóng địa chấn và những vụ nổ mìn của con người. D. phát sinh ra sóng địa chấn và những vụ nổ hạt nhân Câu 40. ( 0,25 điểm)Cách ứng phó khi xảy ra động đất; A.”Nằm xuống, che chắn và chờ đợi” B.Nằm xuống hai tay che đầu, không đứng gần cửa. C.Không đứng ở cầu thang máy, trên cầu. D,Tránh xa cây cối cột điện, những thứ có thể rơi HẾT 11
  12. ĐÁP ÁN 1.C 2.D 3.D 4.D 5.A 6.A 7.A 8.A 9.A 10.D 11.D 12.D 13.A 14.D 15.D 16.A 17.A 18.A 19.B 20.C 21.A 22.A 23.B 24.A 25.B 26.C 27.C 28.B 29.D 30.B 31.C 32.C 33.A 34.D 35.B 36.B 37.A 38.A 39.A 40.A 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1