intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút (Không kể thời gian giao ĐỀ CHÍNH THỨC đề) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 622 Câu 1: Trong giai đoạn 1941-1945, cách mạng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Xây dựng lực lượng vũ trang. B. Công nghiệp hóa xã hội chủ. C. Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. D. Tiến hành điện khí hóa nông thôn. Câu 2: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ 1939-1945? A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. B. Quốc tế Cộng sản được thành lập. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Liên minh châu Âu được thành lập. Câu 3: Thắng lợi cách mạng ở Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la có ý nghĩa gì? A. Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. B. Làm tan rã hoàn toàn hệ thống thuộc địa của thực dân cũ ở châu Phi. C. Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi. D. Cơ bản chấm dứt hệ thống thuộc địa của thực dân cũ ở châu Phi. Câu 4: Trong giai đoạn 1949-2000, các nước Tây Âu có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Liên minh chặt chẽ với Liên Xô. B. Viện trợ cho tất cả các nước châu Phi. C. Tham gia Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. D. Viện trợ cho tất cả các nước Mĩ Latinh. Câu 5: Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Nhân dân Việt Nam đã A. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. B. mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. C. lập căn cứ địa cách mạng trong cả nước. D. tiến hành chiến tranh du kích cục bộ. Câu 6: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công? A. Tổ chức điều hòa thóc gạo. B. Vận động xây dựng “Quỹ độc lập”. C. Tiến hành cải cách ruộng đất. D. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Câu 7: Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) ra đời trong năm 1967 nhằm mục đích A. hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa. B. đoàn kết để giải phóng dân tộc. C. tăng cường sức mạnh quân sự. D. tạo ra sự cân bằng sức mạnh với Mĩ. Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đóng góp của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925? A. Lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp tham gia, đặc biệt là nông dân. B. Xây dựng một lực lượng cách mạng hùng hậu để đi đến thành lập một chính đảng. C. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho giai cấp vô sản thành lập một chính đảng. D. Rèn luyện đội ngũ tiểu tư sản trí thức tham gia vào các tổ chức cách mạng sau này. Câu 9: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là A. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao. B. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. C. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương. D. kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Câu 10: Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945), Nhân dân Việt Nam thực hiện khẩu hiệu nào sau đây? A. Đánh đổ chính quyền Sài Gòn. B. Đánh đổ Trung Hoa Dân quốc. C. Đánh đuổi phát xít Nhật. D. Đánh đố thực dân Anh. Câu 11: Quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Trang 1/3 - Mã đề 622
  2. Đông Nam Á (ASEAN)? A. Ba Lan. B. Thụy Điển. C. Iran. D. Inđônêsia. Câu 12: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5-1941 của Đảng Cộng sản Đông Dương đều chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất nhằm mục đích nào sau đây? A. Tiến hành thực hiện thổ địa cách mạng trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. B. Tập hợp giai cấp địa chủ phong kiến vào Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. C. Tập trung lực lượng dân tộc nhằm giải quyết nhiệm vụ cao nhất của cách mạng. D. Tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính của dân tộc là chống đế quốc và phát xít. Câu 13: Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) có hoạt động nào sau đây? A. Xuất bản báo Người nhà quê. B. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. C. Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái. D. Xuất bản báo An Nam trẻ. Câu 14: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919-1930? A. Liên minh châu Âu được thành lập. B. Quốc tế Cộng sản được thành lập. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Câu 15: Từ sau ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì? A. Hòa với Tưởng để đánh Pháp. B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng. C. Cùng một lúc đánh cả hai kẻ thù. D. Kiên quyết chống Pháp. Câu 16: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925-1929) có hoạt động nào sau đây? A. xuất bản báo Thanh niên. B. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. C. Xuất bản báo Người nhà quê. D. Tổ chức ám sát Badanh ở Hà Nội. Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng công tác xây dựng mặt trận dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1936-1939? A. Kết hợp hài hoà giữa nhiệm vụ của dân tộc và lực lượng dân chủ thế giới. B. Đoàn kết các giai cấp và tầng lớp thực hiện nhiệm vụ chung của cách mạng. C. Nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của phong trào cách mạng thế giới. D. Điều chỉnh nhiệm vụ chiến lược và đề ra nhiệm vụ trước mắt phù hợp. Câu 18: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực nào nhiều nhất? A. Giao thông vận tải. B. Thương nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Công nghiệp. Câu 19: Tháng 3-1952, Mĩ giúp đỡ Batixta thiết lập chế độ độc tài quân sự ở nước nào sau đây thuộc khu vực Mĩ Latinh? A. Lào. B. Ai Cập. C. Cuba. D. Thái Lan. Câu 20: Một trong những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là làm xuất hiện xu thế A. vô sản hóa. B. thực dân hóa. C. toàn cầu hóa. D. phi Mĩ hóa. Câu 21: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), Mĩ không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây? A. Đông Béclin. B. Tây Âu. C. Tây Âu. D. Tây Đức. Câu 22: Về chính trị, nội dung nào sau đây phản ánh không đúng chính sách của xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931)? A. Thành lập tòa án nhân dân. B. Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ. C. Thành lập các đội tự vệ đỏ. D. Thực hiện quyền tự do, dân chủ. Câu 23: Năm 1961 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Chế tạo thành công bom hạt nhân. C. Phóng thành công con tàu vũ trụ. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 24: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) có Trang 2/3 - Mã đề 622
  3. tác động nào sau đây đến Việt Nam? A. Tạo điều kiện cho giai cấp công nhân ra đời. B. Tạo cơ sở cho khuynh hướng tư sản xuất hiện. C. Cơ cấu giai cấp chuyển biến sâu sắc hơn. D. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn. Câu 25: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, Nhân dân Việt Nam đã A. xây dựng kinh tế tập thể. B. xây dựng kinh tế nhà nước. C. xây dựng nông thôn mới. D. tiến hành tổng khởi nghĩa. Câu 26: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1945-1973? A. Không phải viện trợ cho đồng minh. B. Thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. C. Không phải chi ngân sách cho quốc phòng. D. Không chạy đua vũ trang với Liên Xô. Câu 27: Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây? A. Angiêri. B. Ănggôla. C. Phần Lan. D. Liên Xô. Câu 28: Tháng 8-1929, tổ chức cộng sản nào ra đời ở Việt Nam? A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Đảng Dân chủ Việt Nam. C. An Nam Cộng sản đảng. D. Việt Nam nghĩa đoàn. Câu 29: Trong giai đoạn 1939-1945, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Việt Nam? A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. Mặt trận Việt Minh. D. Việt Nam nghĩa đoàn. Câu 30: Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống A. tư sản và địa chủ. B. nguy cơ chiến tranh. C. phát xít Nhật. D. thực dân Anh. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 622
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2