intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 - CT 2018 Thời gian làm bài: 45 Phút; (Đề có 28 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) (Đề có 4 trang) Họ tên: .......................................................... Lớp: ............ Mã đề 121 I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án) Câu 1: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết mục tiêu quan trọng hàng đầu của tổ chức Liên hợp quốc là gì? (Nguồn: Trang điện tử Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam, http://vnpkc.gov.vn/ - 5/12/2024) A. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ. B. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. C. Cân bằng quyền lực giữa các nước lớn. D. Thực hiện quyền tự do hàng hải. Câu 2: Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975) vẫn còn nguyên giá trị đối với hôm nay? A. Liên kết chặt chẽ với các nước Đông Âu. B. Gia nhập vào các khối liên minh quân sự. C. Thực hiện thế trận chiến tranh nhân dân. D. Xây dựng liên minh quân sự với Ấn Độ. Câu 3: Một trong những nguyên tắc hàng đầu đặt ra cho công cuộc Đổi mới của đất nước ta từ năm 1986 đến nay là: A. không gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế. B. không tham gia các cộng đồng khu vực. C. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. D. không hợp tác ở tiểu vùng sông Mê-công. Câu 4: Trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra theo nhiều xu thế mới với những diễn biến phức tạp, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là A. tham gia liên minh chính trị với Mỹ và các nước phương Tây. B. hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư bên ngoài bằng mọi giá. C. chủ động nắm bắt thời cơ, đi tắt đón đầu để vượt qua thách thức. D. hội nhập quốc tế sâu rộng để thúc đẩy du lịch nội địa phát triển. Câu 5: Từ sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm vì A. sức mạnh quốc gia không dựa trên lực lượng quốc phòng. B. giữa các cường quốc đã chấm dứt việc chạy đua vũ trang. C. hòa bình và an ninh thế giới được bảo vệ ở mức cao nhất. D. kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Trang 1/9 - Mã đề 121
  2. Câu 6: Trong giai đoạn từ 1954 đến 1959, mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam là A. xây dựng các căn cứ địa ở nông thôn, rừng núi. B. đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. C. xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang. D. chuẩn bị tổ chức các cuộc phản công quân sự. Câu 7: Một trong những thách thức mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển là A. nhiều quốc gia không có biển. B. khí hậu ngày càng khắc nghiệt. C. gặp những khó khăn về địa lý. D. sự đa dạng về chế độ chính trị. Câu 8: Sự kiện trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ở nước ta bùng nổ vào ngày 19/12/1946? A. Hội nghị Phông-ten nơ-blô thất bại. B. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng. C. Hiệp định sơ bộ hết hiệu lực thi hành. D. Nhân dân ta tự phát nổi dậy đánh Pháp. Câu 9: Một trong những âm mưu của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972) là A. buộc quân dân Việt Nam đầu hàng không điều kiện. B. khống chế và hủy diệt đường Hồ Chí Minh trên bộ. C. buộc Việt Nam ký hiệp định theo hướng có lợi cho Mỹ. D. cứu nguy cho quân đội Sài Gòn đang sắp bị tiêu diệt. Câu 10: Nội dung tranh cãi quyết liệt nhất trong hội nghị I-an-ta (2/1945) là A. quốc gia nào sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương. B. số phận của các nước phát xít sau chiến tranh thế giới hai. C. phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh. D. ranh giới phân chia để chiếm đóng Triều Tiên và Nhật Bản. Câu 11: Chiến thắng nào sau đây đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. B. Những thành tựu văn hóa trên lĩnh vực kiến quốc. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Câu 12: Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập A. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945). B. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945). C. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). D. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946). Câu 13: Trong giai đoạn 1984 - 1989, địa bàn nào sau đây tiếp tục là chiến trường ác liệt giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc? A. Khu vực biên giới thuộc tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh. B. Khu vực biên giới thuộc các tỉnh Lai Châu, Sơn La. C. Một số huyện ở các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Hải Phòng. D. Khu vực biên giới thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Câu 14: Vì sao trong các kỳ Đại hội sau Đảng ta tiếp tục hoàn thiện, bổ sung đường lối Đổi mới đã được đề ra từ Đại hội VI (1986)? A. Để hội nhập sâu rộng trên lĩnh vực văn hóa. B. Để phù hợp với xu thế “đa cực” của thế giới. C. Điểm xuất phát về năng lực tài chính thấp. D. Để phù hợp với tình hình thực tế đất nước. Câu 15: Một trong những văn kiện được các nước ASEAN thông qua năm 1997 nhằm định hướng cho sự phát triển trong tương lai của tổ chức là A. tuyên bố Băng cốc. B. tầm nhìn ASEAN 2020. Trang 2/9 - Mã đề 121
  3. C. hiệp ước Ba-li. D. hiến chương ASEAN. Câu 16: Lực lượng đông đảo nhất, giữ vai trò quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. lực lượng vũ trang. B. lực lượng tự vệ. C. lực lượng quân sự. D. lực lượng chính trị. Câu 17: Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) chủ trương đổi mới về chính trị là xây dựng Nhà nước A. nhà nước dân chủ nhân dân. B. đại đoàn kết toàn thể dân tộc. C. phân chia quyền lực rõ ràng. D. pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Câu 18: Chiến dịch Việt Bắc năm 1947, chiến dịch Biên giới năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có điểm chung nào sau đây? A. kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội và nổi dậy của quần chúng. B. làm thất bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. C. làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. D. có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước XHCN. Câu 19: Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là A. sự cần thiết thành lập một liên minh quân sự. B. tổ chức lại trật tự mới ở khu vực châu Á. C. sự cần thiết hợp tác để cùng nhau phát triển. D. tiến tới thành lập nhà nước Liên bang. Câu 20: Bản chất của hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam là A. để xác lập vị trí trong khu vực. B. xung đột, tranh chấp biên giới. C. chiến tranh thống nhất đất nước. D. chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Câu 21: Ngay khi Trung Quốc tấn công vào các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã có một trong những hành động nào sau đây? A. Xin viện trợ khẩn cấp từ Liên Xô. B. Thông báo cho Liên Hợp quốc. C. Ra lệnh Tổng động viên cả nước. D. Tổ chức hạm đội để chiếm lại. Câu 22: Quan điểm của Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là đổi mới phải A. nhanh chóng thắng lợi. B. toàn diện và đồng bộ. C. thuộc tất cả các lĩnh vực. D. phải đồng bộ, nhanh chóng. Câu 23: Vì sao trong suốt thời kỳ thực hiện công cuộc Đổi mới, Đảng ta luôn kết hợp yếu tố nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực là nhân tố quyết định? A. Ngoại lực là yếu tố bên ngoài, không tác động đến Việt Nam. B. Bài học xuyên suốt qua nhiều thời kỳ để phát huy sức mạnh tổng hợp. C. Đổi mới là sự nghiệp của toàn thể công nhân Việt Nam. D. Đổi mới phải do nhân dân quyết định, nên nội lực quan trọng hơn. Câu 24: Đảng ta chủ trương thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới (1986-1995) để A. giải quyết các nhu cầu thiết yếu cho nhân dân. B. đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. C. giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động. D. tận dụng các lợi thế nguồn lao động trẻ, giá rẻ. II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (Thí sinh trả lời từ câu 25 đến câu 28. Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai) Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà". (Trích “Tuyên ngôn Độc lập”, trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Trang 3/9 - Mã đề 121
  4. Hà Nội, 2011, tr.3) A. Đoạn tư liệu cho thấy nhân dân Việt Nam đã đánh đổ chế độ thực dân và quân chủ. B. Đoạn tư liệu phản ánh những kết quả to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. C. Đoạn tư liệu cho thấy sự suy yếu, lạc hậu của chế độ thực dân và phong kiến ở Việt Nam. D. Đoạn tư liệu phản ánh đóng góp của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với thế giới. Câu 26: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc... Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước". (Trích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534) A. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến toàn diện. B. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến tự lực cánh sinh. C. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến trường kì. D. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân. Câu 27: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến." (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.38-39) A. Chỉ khi được lãnh đạo, tổ chức, tinh thần yêu nước mới được phát huy cao độ. B. Trong kháng chiến chống xâm lược, tinh thần yêu nước trở nên cao đẹp nhất. C. Tinh thần yêu nước là yếu tố duy nhất quyết định thắng lợi trong kháng chiến. D. Tư liệu trên nói về tinh thần đoàn kết, thông minh của dân tộc Việt Nam. Câu 28: Đọc bảng dữ liệu sau đây: Chiến dịch Tây Quân giải phóng giành thắng lợi then chốt trong trận Buôn Ma Thuột. Chiến Nguyên (4/3 - dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 24/3/1975) từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Chiến dịch Huế Quân giải phóng tấn công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên - Đà Nẵng (21/3 và Đà Nẵng, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh đẩy nhanh tới chiến - 29/3/1975) dịch Hồ Chí Minh Chiến dịch Hồ 5 giờ chiều ngày 26/4, năm cánh quân cùng lúc tiến vào trung tâm thành phố, Chí Minh (26/4 đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút - 30/4/1975) ngày 30/4, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. A. Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. C. Chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh đều là các chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch quy mô lớn, thời gian diễn ra dài nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. ------ HẾT ------ SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024 - TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 2025 Trang 4/9 - Mã đề 121
  5. MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 - CT 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 Phút; (Đề có 28 câu) (Đề có 4 trang) (Không kể thời gian phát đề) Họ tên: ............................................................... Lớp: ................... Mã đề 125 I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án) Câu 1: Trong giai đoạn từ 1954 đến 1959, mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam là A. xây dựng các căn cứ địa ở nông thôn, rừng núi. B. chuẩn bị tổ chức các cuộc phản công quân sự. C. đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. D. xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang. Câu 2: Thắng lợi quân sự nào sau đây đã làm thất bại bước đầu kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. B. Những thành tựu văn hóa trên lĩnh vực kiến quốc. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954. D. Chiến cuộc Đông - Xuân năm 1953 - 1954. Câu 3: Đâu là một trong những thành tựu về kinh tế trong công cuộc Đổi mới của nước ta từ năm 1986 đến nay? A. Hình thành nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước. B. Khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trong nước được củng cố. C. Công tác xóa đói, giảm nghèo được thực hiện nhanh chóng. D. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh. Câu 4: Một trong những âm mưu của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972) là A. buộc quân dân Việt Nam đầu hàng không điều kiện. B. khống chế và hủy diệt đường Hồ Chí Minh trên bộ. C. cứu nguy cho quân đội Sài Gòn đang sắp bị tiêu diệt. D. buộc Việt Nam ký hiệp định theo hướng có lợi cho Mỹ. Câu 5: Một trong những nguyên tắc hàng đầu đặt ra cho công cuộc Đổi mới của đất nước ta từ năm 1986 đến nay là: A. không hợp tác ở tiểu vùng sông Mê-công. B. không gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế. C. không tham gia các cộng đồng khu vực. D. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 6: Lực lượng đông đảo nhất, giữ vai trò quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. lực lượng quân sự. B. lực lượng tự vệ. C. lực lượng vũ trang. D. lực lượng chính trị. Câu 7: Chiến dịch Việt Bắc năm 1947, chiến dịch Biên giới năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có điểm chung nào sau đây? A. kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội và nổi dậy của quần chúng. B. có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước XHCN. C. làm thất bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. D. làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Câu 8: Chiến tranh lạnh kết thúc tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. sức mạnh của các quốc gia phụ thuộc vào năng lực y tế. B. kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Trang 5/9 - Mã đề 121
  6. C. chạy đua vũ trang trở thành hình thức cạnh tranh chủ yếu. D. quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng đối đầu. Câu 9: Bài học được rút ra từ các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay vẫn có giá trị to lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là A. tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. B. liên minh chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc. C. thiết lập quan hệ chiến lược với các nước. D. gia nhập vào các khối liên minh quân sự. Câu 10: Đâu là cơ sở pháp lý để các nước Đông Nam Á xây dựng Cộng đồng ASEAN? A. Công ước Liên hợp quốc. B. Hiệp ước Ba-li 1976. C. Hiến chương Liên hợp quốc. D. Hiến chương ASEAN. Câu 11: Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập A. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). B. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945). C. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946). D. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945). Câu 12: Nội dung nào trong hội nghị I-an-ta (2/1945) gây tranh cãi gay gắt nhất? A. Số phận của phát xít Đức, Ý, Nhật sau chiến tranh thế giới hai. B. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh. C. Quốc gia nào sẽ tham gia tiêu diệt quân phiệt Nhật ở mặt trận châu Á. D. Vùng ranh giới phân chia để chiếm đóng Triều Tiên và Nhật Bản. Câu 13: Quan sát hình ảnh và cho biết tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô năm 1945 đã thông qua văn bản nào sau đây? (Nguồn: http://baotnvn.vn ngày 02/07/2020) A. Hiến chương ASEAN. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ. C. Công ước về Luật Biển. D. Hiến chương Liên hợp quốc. Câu 14: Đâu là bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được ta tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)? A. Tham gia khối liên minh quân sự, kinh tế của Liên Xô. B. Trung lập trong đối ngoại và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. C. Thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ chiến lược. D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Câu 15: Vì sao trong các kỳ Đại hội sau Đảng ta tiếp tục hoàn thiện, bổ sung đường lối Đổi mới đã được đề ra từ Đại hội VI (1986)? A. Để hội nhập sâu rộng trên lĩnh vực văn hóa. B. Để phù hợp với tình hình thực tế đất nước. C. Điểm xuất phát về năng lực tài chính thấp. D. Để phù hợp với xu thế “đa cực” của thế giới. Câu 16: Tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lớn tấn công vào đảo nào sau đây Trang 6/9 - Mã đề 121
  7. thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam? A. Cồn Cỏ. B. Cù Lao Chàm. C. Thổ Chu. D. Gạc Ma. Câu 17: Quan điểm của Đảng ta tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là đổi mới phải A. nhanh chóng thắng lợi. B. toàn diện và đồng bộ. C. trên tất cả các lĩnh vực. D. phải đồng bộ, nhanh chóng. Câu 18: Sự kiện nào sau đây đã đưa ASEAN từ tổ chức non yếu trở nên hoàn thiện, vị thế được nâng cao trên trường quốc tế? A. Thông cáo Thượng Hải. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ. C. Thông qua tuyên bố ASEAN. D. Hiệp ước Bali được ký kết. Câu 19: Trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra theo nhiều xu thế mới với những diễn biến phức tạp, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là A. chủ động nắm bắt thời cơ, đi tắt đón đầu để vượt qua thách thức. B. hội nhập quốc tế sâu rộng để thúc đẩy du lịch nội địa phát triển. C. hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư bên ngoài bằng mọi giá. D. tham gia liên minh chính trị với Mỹ và các nước phương Tây. Câu 20: Xuất phát từ yêu cầu sống còn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đề ra đường lối đổi mới đất nước từ A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991). Câu 21: Sự kiện trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ở nước ta bùng nổ vào ngày 19/12/1946 là A. Hiệp định Sơ bộ hết hiệu lực thi hành. B. nhân dân ta tự phát nổi dậy đánh Pháp. C. Hội nghị Phông-ten nơ-blô thất bại. D. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng. Câu 22: Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông của Chính phủ Việt Nam là A. giải quyết bằng biện pháp hòa bình. B. liên minh quân sự với Mỹ, Anh. C. sẵn sàng sử dụng vũ lực để tự vệ. D. xây dựng đặc khu tại Trường Sa. Câu 23: Một trong những thách thức mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển là A. gặp những khó khăn về địa lý. B. sự đa dạng về chế độ chính trị. C. nhiều quốc gia không có biển. D. khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Câu 24: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn là A. phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển. B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới. D. Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (Thí sinh trả lời từ câu 25 đến câu 28. Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai) Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Với chủ trương nhất quán thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Luật biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định vùng biển với các nước láng giềng, trong đó luôn đề cao nguyên tắc công bằng để tìm ra giải pháp hợp lý, cụ thể là: Việt Nam đã ký với Thái Lan Hiệp định về phân định biển ngày 9/8/1997; ký với Trung Quốc Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000; ký với Indonesia Hiệp định về phân định thềm lục địa ngày 26/6/2003.” (Trích “Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình”, Báo điện tử Chính phủ, ngày 27/7/2019) Trang 7/9 - Mã đề 121
  8. A. Thông qua việc Việt Nam kí kết với các nước láng giềng các Hiệp định về phân định biển chứng tỏ giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển là vấn đề riêng của các quốc gia. B. Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 là cơ sở pháp lí duy nhất để giải quyết tranh chấp, bất đồng trên biển. C. Việc giải quyết các tranh chấp về phân định vùng biển với các nước láng giềng được thực hiện trên nguyên tắc công bằng để tìm ra giải pháp hợp lý. D. Đoạn tư liệu đề cập đến chủ trương nhất quán của Việt Nam để giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Câu 26: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà". (Trích “Tuyên ngôn Độc lập”, trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.3) A. Đoạn tư liệu phản ánh những kết quả to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Đoạn tư liệu phản ánh đóng góp của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với thế giới. C. Đoạn tư liệu cho thấy nhân dân Việt Nam đã đánh đổ chế độ thực dân và quân chủ. D. Đoạn tư liệu cho thấy sự suy yếu, lạc hậu của chế độ thực dân và phong kiến ở Việt Nam. Câu 27: Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới". (Trích “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.410) A. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cho thấy sức mạnh của một nước thuộc địa. B. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa đã tiêu diệt toàn bộ quân đội thực dân. C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa to lớn. D. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức đánh đổ chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Câu 28: Đọc bảng dữ liệu sau đây: Chiến dịch Tây Quân giải phóng giành thắng lợi then chốt trong trận Buôn Ma Thuột. Chiến Nguyên (4/3 - dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 24/3/1975) từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Chiến dịch Huế Quân giải phóng tấn công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên - Đà Nẵng (21/3 và Đà Nẵng, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh đẩy nhanh tới chiến - 29/3/1975) dịch Hồ Chí Minh Chiến dịch Hồ 5 giờ chiều ngày 26/4, năm cánh quân cùng lúc tiến vào trung tâm thành phố, Chí Minh (26/4 đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút - 30/4/1975) ngày 30/4, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. A. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch quy mô lớn, thời gian diễn ra dài nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. B. Chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh đều là các chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C. Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. ------ HẾT ------ Trang 8/9 - Mã đề 121
  9. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024 - TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 2025 MÔN LỊCH SỬ 12 CT 2018 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 121 122 123 124 125 126 127 128 1 B C D C C B B B 2 C C C D A A A C 3 C B B D A D D C 4 C A C C D A C D 5 D B D B D A B A 6 B A B A D A D A 7 D D B D C C C A 8 B A A A B D A C 9 C B A D A B C A 10 C C B D D C A D 11 A D A C A A B C 12 C A B D B D B A 13 D B C A D C C B 14 D C B D D C C B 15 B D C C B A A D 16 D D A C D C C D 17 D A A C B C D D 18 B D B A D C C C 19 C C D B A B B C 20 D D B B A A B B 21 B C C A D A C A 22 B D A D A D D C 23 B C C D B D C B 24 A B B C D C C B 25 AB B ABC ACD CD CD BC AD 26 D AD BC C AC ABD AD ACD 27 AB ABC BC BC AC AC BD CD 28 ABC BD B BD BCD BC ABC BC Trang 9/9 - Mã đề 121
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2