intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hành trình ôn thi trở nên dễ dàng hơn, hãy tham khảo ngay tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị”. Tài liệu này sẽ giúp các bạn tổng hợp kiến thức, luyện tập kỹ năng làm bài và sẵn sàng bứt phá trong kỳ thi quan trọng. Chúc các bạn học tốt và đạt thành tích xuất sắc!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 04 trang) Mã đề 102 Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... I. Phần I: TN NHIỀU LỰA CHỌN ( 6 ĐIỂM). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án. Câu 1: Chủ trương kiên định của Đảng ta để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông là gì? A. Dựa vào sự ủng hộ của quốc tế. B. Gây chiến tranh khi cần thiết. C. Đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. D. Nhân nhượng và thỏa hiệp. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của quân dân ta từ năm 1945 đến nay? A. Phát huy tinh thần yêu nước. B. Đẩy mạnh đấu tranh quân sự. C. Tăng cường khối đoàn kết toàn dân. D. Nghệ thuật lãnh đạo. Câu 3: Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới(1986) là gì? A. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới. B. Chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, sang cơ chế thị trường. C. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp. D. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế TBCN. Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện nghệ thuật lãnh đạo của Đảng ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ? A. Đánh địch bằng ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược. B. Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. C. Phối hợp giữa mặt trận chính diện và sau lưng địch. D. Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. Câu 5: Vì sao trong giai đoạn 1969-1973, miền Bắc nước ta thưc hiện nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu? A. Quân đội Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. B. Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. C. Chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định. D. Thực dân Pháp mở rộng chiến tranh trong cả nước. Câu 6: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) của dân tộc ta là gì? A. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. B. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập thống nhất, đi lên Chủ nghĩa xã hội. C. Kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. D. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện xây dựng CNXH. Câu 7: Nội dung nào sau đây thể hiện nguyên tắc chính trị cơ bản của Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN? A. Hòa bình. B. Thịnh vượng. C. Đồng thuận. D. Hợp tác. Câu 8: Công cuộc Đổi mới ở nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình đất nước như thế nào? A. Kinh tế- xã hội khủng hoảng. B. Kinh tế phát triển mạnh mẽ. C. Bị chia cắt hai miền. D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trang 1/4 - Mã đề 102
  2. Câu 9: Một trong những nhiệm vụ của nước ta sau tháng 4- 1975 là A. chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mĩ. B. tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. C. kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược. D. tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ. Câu 10: Từ cuối thế kỉ XX yếu tố nào sau đây đưa các nước xích lại gần nhau, liên kết khu vực và giữa các quốc gia ngày càng phổ biến? A. Xu thế đa cực. B. Chiến lược toàn cầu. C. CNXH sụp đổ. D. Sự vươn lên của Mĩ. Câu 11: Quá trình hình thành Liên hợp quốc gắn liền với vai trò quan trọng của những nước nào sau đây? A. Đức, Nhật Bản, Pháp. B. Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Trung Quốc, Pháp. Câu 12: Khái niệm đa cực để chỉ trật tự thế giới giai đoạn nào? A. Trong chiến tranh thế giới thứ II. B. Trong Chiến tranh lạnh. C. Sau Chiến tranh lạnh. D. Sau chiến tranh thế giới thứ I. Câu 13: Nội dung nào sau đây là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945- 1954)? A. Hoàn thành công cuộc đổi mới đất nước. B. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. C. Tạo điều kiện để cả nước xây dựng CNXH. D. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Câu 14: Nội dung nào sau đây là tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Ianta đối với thế giới? A. Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn. B. Quan hệ quốc tế căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra khắp các khu vực.. C. Sự vươn lên của các nước, sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. D. Sự khủng hoảng, suy yếu và sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Câu 15: Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)? A. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn. B. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. C. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. D. Vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc. Câu 16: Giai đoạn 1965- 1968 Mĩ tiến hành chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam ? A. Chiến tranh đơn phương. B. Việt Nam hóa. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Chiến tranh cục bộ. Câu 17: Điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là A. Nhật đầu hàng Đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. lực lượng cách mạng được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn. C. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị về đường lối. D. quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa. Câu 18: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh nào? A. Trật tự hai cực I- an- ta sụp đổ. B. XHCN tan rã ở Liên Xô. C. Xu thế đa cực hình thành. D. Chiến tranh lạnh đang diễn ra. Câu 19: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945- 1954) bùng nổ trong bối cảnh A. chiến tranh thế giới thứ II đang diễn ra. B. quân đội Đồng minh kéo vào nước ta. C. đất nước bị chia cắt thành hai miền. D. Mĩ đã chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Câu 20: Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN giai Trang 2/4 - Mã đề 102
  3. đoạn 1999- 2015? A. Hiệp ước Ba- li được kí kết. B. Sự ra đời của Hiến chương ASEAN. C. Sự phát triển của Cộng đồng Văn hóa. D. Ba nước Đông Dương gia nhập. Câu 21: Một trong những bài học được rút ra từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là A. cần dự đoán chính xác và nhanh chóng nắm bắt thời cơ để giành thắng lợi. B. kết hợp xây dựng lực lượng vũ trang với sức mạnh của lực lượng quốc tế. C. tận dụng, phát huy truyền thống đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. D. linh hoạt, quyết đoán trong việc kết hợp các hình thức đấu tranh ngoại giao. Câu 22: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Chiến thắng của phe Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên toàn thế giới, nối liền từ Âu sang Á. C. Trật tự thế giới hai cực I- an- ta hình thành, chi phối mối quan hệ quốc tế. D. Quá trình chuẩn bị và xây dựng lực lượng cho cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 23: Cộng đồng kinh tế ASEAN là A. tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. B. khuôn khổ hợp tác chính trị- an ninh của ASEAN. C. một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. D. tổ chức hợp tác toàn diện của Cộng đồng ASEAN. Câu 24: Trọng tâm của công cuộc Đổi mới ở nước ta là gì? A. Mở rộng đối ngoại. B. Phát triển văn hóa. C. Đổi mới kinh tế. D. Đổi mới chính trị. II. Phần II. TN ĐÚNG, SAI ( 4 ĐIỂM) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a) b) c) d) của mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao đông và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, 2011, tr.25) a) Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945. b) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ảnh hưởng đến các dân tộc bị áp bức. c) Đấu tranh ngoại giao là nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. d) Cách mạng tháng Tám thành công đã chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của chế độ quân chủ ở nước ta. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã đánh dấu bước phát triển mới hết sức rực rỡ của nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, đặc biệt là nghệ thuật điều hành chiến tranh ở giai đoạn kết thúc, nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo thực hành những trận then chốt quyết định, đưa kháng chiến đến toàn thắng”. (Theo Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước- thắng lợi vĩ đại của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, Báo Điện tử Nhân Dân, ngày 14- 4- 2005 a) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. b) Nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo những trận then chốt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, thể hiện nghệ thuật quân sự của Đảng. c) Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta thắng lợi đã thành lập nhà nước công- nông đầu tiên ở Đông Nam Á. d) Đường lối nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta trong thời kỳ 1954 – 1975 là tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDC ở miền Nam. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: Trang 3/4 - Mã đề 102
  4. “...Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19- 12- 1946), trích trong Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 534) a) Thái độ và thiện chí hòa bình của Việt Nam được thể hiện trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. b) Âm mưu của thực dân Pháp là giúp đỡ các nước Đồng minh xâm lược nước ta. c) Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. d) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương (1945- 1954) kết thúc bằng giải pháp ngoại giao. Câu 4. Cho những thông tin trong bảng sau đây: Thời gian Nội dung 22- 12- 1978 Lực lượng Pôn Pốt tiến đánh Tây Ninh 17- 2- 1979 Quân đội Trung Quốc tấn công dọc biên giới phía Bắc 1988 Trung Quốc đánh chiếm trái phép một số đảo Cô Lin, Gạc Ma... 2012 Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa a) Tập đoàn Pôn Pốt, Trung Quốc đã có những hành động xâm phạm chủ quyền đối với Việt Nam. b) Từ sau tháng 4- 1975, nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. c) Với thắng lợi các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam đã chấm dứt vĩnh viễn hành động xâm phạm chủ quyền của các thế lực thù địch. d) Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới. ------ HẾT ------ Học sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm Trang 4/4 - Mã đề 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
50=>2