intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề có 04 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 504 PHẦN I (6.0 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án. Câu 1: Vì sao chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã góp phần xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương? A. Pháp thất bại trong âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương. B. Đánh bại ý chí xâm lược của Pháp, buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ. C. Pháp đã đầu hàng vô điều kiện trên toàn chiến trường Đông Dương. D. Đẩy quân Pháp vào tình thế bị bao vây, cô lập trên chiến trường chính. Câu 2: Một trong những ý nghĩa quan trọng của chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 là A. thể hiện nghệ thuật quân sự sáng tạo của quân đội: chủ động phản công giành thắng lợi. B. tạo điều kiện để cơ quan của Đảng, Chính phủ rút lui an toàn khỏi thành phố. C. lực lượng kháng chiến giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. làm phá sản bước đầu kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. Câu 3: Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) hoàn toàn thắng lợi? A. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. B. Hiệp định Pa-ri được kí kết. C. Pháp phải đàm phán tại Giơ-ne-vơ. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Câu 4: Hành động nào sau đây của thực dân Pháp buộc Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động kháng chiến toàn quốc ngày 19 – 12 – 1946? A. Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta thực hiện theo yêu cầu. B. Quân Pháp xả súng khi ta tổ chức mít tinh “Ngày Độc lập". C. Thực dân Pháp khiêu khích, tấn công quân sự ở nhiều nơi. D. Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân ở Nam Bộ. Câu 5: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã A. xoá bỏ hoàn toàn sự thống trị và bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến ở Việt Nam. B. chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ và sự bóc lột của giai cấp địa chủ. C. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng bí mật trở thành đảng cầm quyền. D. kết thúc ách cai trị của thực dân Pháp đối với tất cả các thuộc địa trên thế giới. Câu 6: Âm mưu cơ bản của Mĩ đối với Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 là biến Miền Nam Việt Nam thành A. thuộc địa kiểu mới của Mỹ. B. trung tâm hàng không của Mỹ. C. nơi cung cấp nhân lực cho Mỹ. D. khu kinh tế, khoa học mới. Câu 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam (1945 – 1954) có ý nghĩa quốc tế nào sau đây? A. Đã đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân mới. B. Mở đầu sự mở rộng không gian của chủ nghĩa xã hội ở châu Á. C. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới. D. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Câu 8: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo Trang 1/4 - Mã đề 504
  2. nhân dân A. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước. B. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam – Bắc. C. thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế. B. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các thành viên. D. Có thể can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Câu 10: Nội dung nào sau đây là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam? A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc qua các mặt trận thống nhất. B. Sự ủng hộ của các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới. C. Truyền thống yêu nước và quyết đánh thắng kẻ thù của dân tộc. D. Vai trò lãnh đạo của Đảng với đường lối khoa học và sáng tạo. Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những quan điểm chủ đạo của Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975? A. Coi ngoại lực là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và thành công. B. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. C. Chỉ chú trọng phát triển sức mạnh của đất nước về văn hoá – xã hội. D. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: kháng chiến và kiến quốc. Câu 12: Trong những năm 1969 – 1973, Mĩ thực hiện chiến lược nào sau đây ở Việt Nam? A. Chiến tranh đặc biệt. B. Việt Nam hóa chiến tranh. C. Chiến tranh đơn phương. D. Chiến tranh cục bộ. Câu 13: Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Xu thế đa cực đã xác lập, quan hệ Mỹ – Xô - Trung trở lại bình thường. B. Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa các nước lớn có nhiều biến động và ngày càng phức tạp. C. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây tiếp tục diễn ra, quan hệ giữa các nước lớn có nhiều yếu tố phức tạp. D. Chiến tranh lạnh ở giai đoạn đỉnh cao, quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng. Câu 14: Một trong những bối cảnh thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra vô cùng quyết liệt. B. quân Đồng minh nhanh chóng tiêu diệt phát xít Đức ở châu Á. C. Chiến tranh lạnh bao trùm tất cả các quốc gia trên thế giới. D. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 15: Sau năm 1975, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam chống lại kẻ thù nào sau đây? A. Đế quốc Mỹ. B. Quân Pôn Pốt. C. Trung Quốc. D. Thực dân Pháp. Câu 16: Từ ngày 19 đến ngày 25 – 8 – 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám lần lượt thắng lợi ở những địa phương nào sau đây? A. Hà Nội, Huế, Sài Gòn. B. Huế, Sài Gòn, Hà Nội. C. Sài Gòn, Huế, Hà Nội. D. Huế, Hà Nội, Sài Gòn. Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? Trang 2/4 - Mã đề 504
  3. A. Kết hợp nổi dậy của quần chúng với tổng tiến công vũ trang. B. Sử dụng kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. C. Diễn ra nhanh chóng ít đổ máu, thắng lợi tương đối trọn vẹn. D. Quá trình chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa. Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường được gọi là A. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. B. Trật tự thế giới đơn cực. C. Trật tự thế giới đa cực. D. Trật tự thế giới đơn cực I-an-ta. Câu 19: Đường lối Đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đầu tiên ở Đại hội A. XI. B. VI. C. IV. D. IX. Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 (1 – 1959) và lần thứ 21 (7 – 1973) là A. quyết sử dụng hình thức đấu tranh chính trị, hòa bình chống Mỹ - Diệm. B. quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam chống Mỹ và tay sai. C. nhận định kẻ thù chính của cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ. D. quyết định phát động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 21: Đâu không phải là trụ cột của Cộng đồng ASEAN? A. Cộng đồng Kinh tế. B. Cộng đồng Năng lượng - Nguyên tử. C. Cộng đồng Chính trị - An ninh. D. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Câu 22: Nguyên tắc của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay là A. kêu gọi các nước trên thế giới tiến hành tẩy chay Trung Quốc. B. chỉ sử dụng biện pháp ngoại giao trong giải quyết tranh chấp. C. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia. D. sử dụng bạo lực vũ trang để chống lại mọi hành vi xâm lược. Câu 23: Thắng lợi của chiến dịch nào sau đây là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. C. Hiệp định Pari được kí kết. D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Câu 24: Đường lối Đổi mới mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra năm 1986 đã xác định trọng tâm là đổi mới A. văn hóa. B. tư tưởng. C. kinh tế. D. chính trị. PHẦN II (2.0 điểm). Học sinh trả lời câu 1 và câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc Việt Nam (8 - 1945) có viết: “Hỡi quân dân toàn quốc! ... Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục. Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà...”. (Trích từ sách Hệ thống tư liệu lịch sử gốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông của Nguyễn Văn Ninh - Trang 357) a) Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là phát xít Nhật. b) Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai là yếu tố khách quan thuận lợi để Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. c) Thời cơ “ngàn năm có một” cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam kết thúc khi Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh. d) Cách mạng muốn thành công cần xác định đúng thời cơ và điều kiện khách quan là yếu tố quyết định thắng lợi. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: Trang 3/4 - Mã đề 504
  4. “…Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr534. a) Đoạn tư liệu phản ánh nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ. b) Đoạn tư liệu phản ánh đầy đủ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. c) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta mang tính chính nghĩa nên thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. d) Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954) là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. PHẦN III (2.0 điểm). TỰ LUẬN Câu 1 (1.0 điểm). So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mỹ thực hiện ở Việt Nam theo các tiêu chí sau: Tiêu chí Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Loại hình chiến tranh Mục tiêu Giống nhau Lực lượng Chỉ huy Kết quả Khác nhau Lực lượng chính Quy mô Câu 2 (1.0 điểm). Em hãy chỉ ra những bài học lịch sử trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 còn nguyên giá trị được vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. ----------- HẾT ----------- Trang 4/4 - Mã đề 504
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2