intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN TỔ KHXH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học: 2021 – 2022 I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (Từ 1945 đến nay) Chủ đề 1: Các nước Á, Phi, Mĩ La –tinh từ năm 1945 đến nay - Lí giải được “Từ những năm 90, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. - Đánh giá những thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN Chủ đề 2: Mĩ, Nhật, Tây Âu từ những năm 1945 đến nay - Sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu. - Hiểu được nguyên nhân liên kết khu vực Tây Âu. - Rút ra bài học lịch sử: Việt Nam học tập từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản Chủ đề 3: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai - Hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của Hội nghị I-an ta. -“Chiến tranh lạnh”, biểu hiện và hậu quả của “chiến tranh lạnh” - Các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh. - Hiểu được đặc điểm của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. - Các tổ chức của LHQ đang hoạt động ở Việt Nam. Chủ đề 4: Cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai - Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng khoa học kĩ thuật. - Hiểu được ý nghĩa và tác động của những thành tựu KHKT. - Liên hệ thực tế về ý nghĩa và tác động của những thành tựu KHKT. II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 đến nay) Chủ đề 5: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Nội dung cơ bản của chương trình khai thác lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam. - Hiểu các mục đích của chính sách khai thác kinh tế, chính sách văn hóa giáo dục của thực dân Pháp. -Liên hệ, so sánh với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp.
  2. 2 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học: 2021 – 2022 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Lí giải được “Từ Chủ đề 1 những năm 90, một .Đánh giá những Các nước Á, chương mới đã mở ra thời cơ và thách Phi, Mĩ La – trong lịch sử khu vực thức khi Việt Nam tinh từ năm Đông Nam Á”. gia nhập ASEAN 1945 đến nay Số câu:2 Số câu:1 Số câu:1 SĐ:0,6đ Số điểm:0,35đ Số điểm:0,25đ TL 6 % TL 3,5% TL 0,25% Chủ đề 2 - Sự liên kết khu - Hiểu được nguyên nhân Rút ra bài học lịch Mĩ, Nhật, Tây vực của các nước liên kết khu vực Tây Âu. sử: Việt Nam học Âu từ những Tây Âu. tập từ sự phát năm 1945 đến triển kinh tế của nay Nhật Bản Số câu:3 Số câu:1 Số câu:1 Số câu:1 SĐ: 0,95 Số điểm:0,35đ Số điểm:0,35đ Số điểm:0,25đ TL 9,5% TL 3,5 % TL 3,5 % TL 2,5 % - Hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của Hội nghị I-an ta. - Hiểu được đặc điểm - Các tổ chức của Chủ đề 3 -“Chiến tranh của quan hệ quốc tế sau LHQ đang hoạt Quan hệ quốc lạnh”, biểu hiện chiến tranh lạnh. động ở Việt Nam. tế sau CTTG II và hậu quả của “chiến tranh lạnh” - Các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh. Số câu:10 Số câu:5 Số câu:3 Số câu:1 SĐ: 3,2 Sđ 1,65 Sđ:1.05đ Số điểm:0,5đ TL 32% TL 1,65 % TL 10,5% TL 5% Chủ đề 4 - Những thành - Hiểu được ý nghĩa và Liên hệ thực tế Cuộc cách tựu tiêu biểu của tác động của những về ý nghĩa và tác mạng KHKT cách mạng khoa thành tựu KHKT. động của những sau CTTG II học kĩ thuật. thành tựu KHKT. Số câu:6 Số câu:2 Số câu:2 Số câu:2 Sđ: 1,9 Số điểm:0,7đ Số điểm:0,7đ Số điểm:0,5đ TL 19 % TL 7 % TL 7% TL 5% Chủ đề 5 - Nội dung cơ bản - Hiểu các mục đích của Liên hệ, so sánh Việt Nam sau của chương trình chính sách khai thác kinh với chương trình CTTG I khai thác lần thứ tế. khai thác thuộc (1914-1918) hai của Pháp ở địa lần thứ nhất Việt Nam. của Pháp. 2
  3. Số câu:9 Số câu:5 Số câu:3 Số câu:1 Sđ:3,35đ Sđ:1,8đ Số điểm:1,05đ Số điểm:0,5đ TL 33,5 % TL 18 % TL 10,5% TL 5% TSĐ :10điểm TSĐ = 4,5 điểm TSĐ = 3,5 điểm TSĐ = 1,5 điểm TSĐ = 0,5 điểm TL 100% TL 45 % TL 35 % TL 15 % TL 5 % (30 câu) (14 câu) (10 câu) (4 câu) (2 câu) 3 3
  4. 4 ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ 9 CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 ( THời gian làm bài 45 phút) Câu 1. ( 0,35 điểm)Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về: A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. khoa học – kĩ thuật. Câu 2.( 0,35 điểm)Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào? A. Cộng đồng châu Âu. B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 3. ( 0,3 điểm)Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì? A. Tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật. B. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. D. Phát hành đồng tiền chung. Câu 4.( 0,5điểm)Một số tổ chức Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam A.FAO.IFAD, ILO,WHO.. B.FAO.IFAD, ILO, AU… C.FAO.IFAD,ILO, EU… D.FAO.IFAD,ILO, ASEAN… Câu 5. ( 0,3 điểm)Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào? A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Mĩ, Liên Xô, Đức C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. D. Mĩ, Liên Xô, Anh. Hiển thị đáp án Câu 6. ( 0,3 điểm)Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào? A. Anh, Mĩ B. Liên Xô C. Anh D. Mĩ Câu 7.( 0,3 điểm)Theo quyết định của Hội nghị Ianta quân đội nước nào sẽ chiếm đóng vùng Bắc Triều Tiên? A. Anh, Mĩ 4
  5. B. Liên Xô C. Anh D. Mĩ Câu 8.( 0,33 điểm) Theo quyết định của Hội nghị Ianta Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào? A. Pháp B. Liên Xô C. Anh D. Mĩ Câu 9. ( 0,33 điểm)Sự kiện nào khởi đầu Chiến tranh lạnh? A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Sự ra đời của “Học thuyết Truman”. C. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) D. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. Câu 10. ( 0,33 điểm)Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào? A. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu. B. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu. C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Câu 11.( 0,33 điểm) Chiến tranh lạnh chủ yếu là cuộc chạy đua trên lĩnh vực nào? A. Kinh tế B. Chính trị C. Khoa học – kĩ thuật D. Quân sự Câu 12.( 0,35 điểm) Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào? A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hóa D. Quân sự Câu 13. ( 0,35 điểm)Để giữa gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì? A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh. C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận. Câu 14. ( 0,33 điểm)Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là: A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính. B. chế tạo thành công bom nguyên tử. C. công bố “Bản đồ gen người”. 5 5
  6. 6 D. phát minh ra máy tính điện tử. Câu 15.( 0,35 điểm) Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức? A. Già hóa dân số B. Sao chép con người C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn lao động. Câu 16. ( 0,25 điểm) Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật? A. Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân. B. Hàng hóa sản xuất ra nhiều dễn đến khủng hoảng kinh tế. C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạ, dịch bệnh,.. D. Nạn khủng bố gia tăng. Câu 17.( 0,25 điểm) Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao động? A. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên. C. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ giảm dần. D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Câu 18.( 0,35 điểm) Nguồn gốc sâu sa của cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì? A. Do sự bùng nổ dân số. B. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người. C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí. D. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản. Câu 19.( 0,35 điểm) Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người? A. Chế tạo công sản xuất mới. B. Những phát minh về công nghệ sinh học. C. Cuộc “Cách mạng xanh”. D. Chế tạo phân bón sinh học. Câu 20.( 0,33 điểm) Nguyên nhân thúc đẩy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì? A. Chuẩn bị cho chiến tranh thế giới. B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra. C. Phát triển thuộc địa. D. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp. 6
  7. Câu 21. ( 0,33 điểm)Tư bản Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Khai mỏ Câu 22.( 0,33 điểm) Tại sao tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than? A. Cao su và than có giá trị cao. B. Việt Nam nhiều cao su và than. C. Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. D. Cao su và than dễ khai thác. Câu 23. ( 0,33 điểm)Trong chính sách thương nghiệp, vì sao thực dân Pháp đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? A. Tạo sự canh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương. B. Không cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. C. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển. D. Muốn độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương. Câu 24.( 0,33 điểm)Vì sao tư bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải? A. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam. B. Để đáp ứng việc chuyên chở hàng hóa. C. Để phục vụ nhu cầu đi lại của tư bản Pháp. D. Phát triển ngành dịch vụ vận tải. Câu 25.( 0,35 điểm) Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp là gì? A. Vừa khai thác vừa chế biến. B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ. C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng. D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao Câu 26.( 0,35 điểm) Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? A. Nền kinh tế Việt Nam Phát triển độc lập. B. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, không phát triển. C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. D. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp. Câu 27:( 0,35 điểm) Số vốn mà Pháp đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phơrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh được thực hiện vào năm nào? A.1926 B.1927 C.1928 D. 1929 7 7
  8. 8 Câu 28:( 0,5 điểm)Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp so với cuộc khai thấc thuộc địa lần một về căn bản không thay đổi vì A.Không xây dựng các ngành công nghiệp nặng ở nước ta. B.Tăng cường đánh thuế nặng vào các mặt hàng thiết yếu. C.Hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của Pháp. D.Bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai thác mỏ xem đó là cơ sở phát triển kinh tế Đông Dương. Câu 29. ( 0,25điểm)Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? A. Biết tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật, chú trọng yếu tố con người, tận dụng các nguồn vốn để phát triển. B. Biết cách "len lỏi" để thâm nhập thị trường, sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ cho phù hợp C. Chấp nhận đặt dưới sự bảo trợ của Mĩ D. Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ cho phù hợp Câu 30.( 0,25điểm) Thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN: A. Chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước, khác biệt về chế độ chính trị,lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hộI. B.Khác biệt về chế độ chính trị, lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội; C. Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội, hòa nhập về kinh tế D. Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn, trình độ sử dụng ngoại ngữ. HẾT 8
  9. 1.A 2.B 3.A 4.A 5.D 6.A 7.B 8.A 9.B 10.C 11.D 12.B 13.A 14.D 15.B 16.C 17.B 18.B 19.C 20.B 21.A 22.C 23.D 24.B 25.D 26.C 27.B 28.C 29.A 30.A ĐÁP ÁN 9 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2