intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM - ANGIERI NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên:………………………… ( Đề gồm 04 trang) Lớp:……………………….. ĐỀ 2 I. Phần trắc nghiệm ( 6,0 điểm) Ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất cho những câu hỏi dưới đây và điền vào bảng đáp án ( mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 ĐA Câu 1. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì? A. Trên lãnh thổ nước Đức, hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau. B. Tổ chức Liên hợp quốc thành lập. C. Chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt tận gốc. D. Một trật tự thế giới mới được hình thành : Trật tự hai cực I-an-ta. Câu 2. Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập? A. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh B. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản C. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản D. Phát xít Đức đầu hàng lực lương Đồng minh Câu 3. Để giữa gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì? A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. B. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận. C. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh. D. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. Câu 4. Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau? A. Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt. B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. C. Phát huy truyền thống tự lực. D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào. Câu 5. Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh? A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) B. Cộng đồng châu Âu (EC) C. Liên minh châu Âu (EU) D. Liên hợp quốc Câu 6. Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa? A. Đứng thứ ba B. Đứng thứ hai C. Vươn lên đứng đầu D. Đứng thứ tư 1
  2. Câu 7. Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt C. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Câu 8. Ba quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia B. Inđônêxia, Việt Nam, Malaysia C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào D. Việt Nam, Lào, Philippin Câu 9. Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)? A. Định ước Henxinki B. Hiệp ước Lisbon C. Hiệp ước Rôma D. Hiệp ước Maxtrích Câu 10. Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX? A. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa B. Sự khác biệt về trình độ phát triển C. Sự khác biệt về hệ tư tưởng D. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh Câu 11. Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I- an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào? A. Anh. B. Mĩ C. Liên Xô D. Các nước phương Tây Câu 12 Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là A. Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội B. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. C. Duy trì hòa bình an ninh thế giới D. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình Câu 13 Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào? A. 1997 B. 1987 C. 1967 D. 1977 Câu 14. Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào? A. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia B. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma C. Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo D. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin Câu 15. Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN là A. Mười nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất (tháng 4-1999) . B. Tuyên bố Băng Cốc (tháng 8-1967). C. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (tháng 10-1991) D. Kí hiệp ước thân thiện và hợp tác (tháng 2-1976). Câu 16. Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. B. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch C. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục. Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967 là gì? A. Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực. B. Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực. C. Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực. D. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển 2
  3. Câu 18. Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ B. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập C. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập D. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN Câu 19. Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào? A. Mĩ, Liên Xô, Đức B. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. C. Mĩ, Anh, Pháp. D. Mĩ, Liên Xô, Anh. Câu 20. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì? A. Nhận viện trợ từ Mĩ. B. Tiến hành cải cách nền kinh tế. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 21. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật? A. phát triển chậm. B. hoàn toàn kiệt quệ. C. phát triển không ổn định . D. phát triển mạnh mẽ. Câu 22. Bài học quan trọng nhất Việt Nam có thể học tập từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là A. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước B. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài C. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế D. Đầu tư phát triển giáo dục con người Câu 23. Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc nhằm chống lại những quốc gia nào? A. Anh - Liên Xô. B. Liên Xô - Trung Quốc. C. Anh – Pháp. D. Liên Xô và các nước XHCN. Câu 24. Sự kiện nào được coi là “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản? A. Cải cách ruộng đất. B. Mĩ xâm lược Việt Nam. C. Chiến tranh Triều Tiên. D. Ban hành hiên pháp 1946. II. Phần tự luận ( 4,0 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm). Những biểu hiện nào chứng minh nền kinh tế Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2 ( 2,0 điểm). Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 3
  4. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………Hết ………………. 4
  5. PHÒNG GD$ĐT QUẬN THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VIỆT NAM - ANGIERI BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 MÃ ĐỀ 01 I. Phần TNKQ (6 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA D C D B C A A C D D D C Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 ĐA A D D C D C D A B D D C II. Phần tự luận (4 điểm). Câu Nội dung Điểm Câu 1 Những biểu hiện nào chứng minh nền kinh tế Mĩ chiếm ưu thế 2.0 tuyệt đối trong thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những năm 1945 - 1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng 0,5 công nghiệp thế giới (56,4% - năm 1948). - Sản lượng nông nghiệp của mĩ gấp 2 lần các nước Anh, Pháp, 0,5 Tây Đức.. cộng lại. - Về tài chính: nắm 3/4 trữ lượng vàng của thế giới, là nước chủ nợ 0,5 duy nhất trên thế giới... - Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản 0,5 và độc quyền vũ khí nguyên tử. Câu 2 Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.Tại sao nói: 2.0 “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? - Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: 1.0 + Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. + Xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. + Điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. + Nhiều khu vực xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến. - Giải thích: 0,5 + “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ đối với các dân tộc: vì các nước có cơ hội thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực; tiếp thu những thành tựu KH-KT vào sản xuất... + “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thách thức đối 0,5 với các dân tộc: vì phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế...nếu không tiến kịp thời thì sẽ tụt hậu. 5
  6. PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ TRƯỜNG THCS VIỆT NAM - ANGIÊRI NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ -LỚP 9 Mức độ Tổng kiểm Nội % điểm tra, Chươ dung/ đánh ng/ đơn giá chủ vị Vận đề kiến Nhận Thôn Vận dụng thức biết g hiểu dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Tình hình Chủ ĐNA đề 1: 2TN 2TN 10 sau Các CTTG nước 2 Đông Tổ Nam chức 2TN Á 2TN 10 ASEA N Chủ Nước 1/2TL 1/2TL 20 đề 2: Mĩ Các Nhật 2TN 2TN 10 nước Bản Tư 4TN bản Tây sau 10 Âu CTTG 2 Chủ Trật tự 2 TN đề 3: thế 2TN 10 Quan giới hệ Liên 4TN 10 6
  7. Hợp Quốc Chiến quốc tranh 1TL 20 tế từ lạnh và 1945- xu thế 1/2T Số câu 16TN 8TN 1TL 1/2TL 26 L Tỉ lệ 40% 20% 10% 20% 10% 100% BGH duyệt TỔ CM Nhóm trưởng 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2