intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

  1. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên HS:.................................. MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 Lớp .......... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 30 câu 04 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ 4 Điểm: Lời phê của thầy (cô) giáo: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 40 của thế kỉ XX. C. Những năm 70 của thế kỉ XX. D. Những năm 50 của thế kỉ XX. Câu 2. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 90 của thế kỉ XX. D. Những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 3. Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là: A. Tai nạn lao động. B. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện. C. Ô nhiễm môi trường. D. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt. Câu 4. Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan. C. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu. D. Được sự giúp đỡ từ Liên Xô. Câu 5. Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là: A. Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. B. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. C. Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. D. Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất. Câu 6. Ý nào dưới đây không phải mục đích của “Chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra? A. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. B. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. C. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. D. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. Câu 7. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế? * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 1
  2. A. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. C. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. D. Vai trò của con người Nhật Bản. Câu 8. Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào? A. 1997. B. 1977. C. 1967. D. 1987. Câu 9. Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào? A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. B. Cộng đồng than - thép châu Âu. C. Cộng đồng châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 10. Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách dân chủ Mĩ thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là: A. Khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh. B. Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại. C. Dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau. D. Đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới. Câu 11. Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì? A. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính. C. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Câu 12. Điểm nổi bật về kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của. B. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. C. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu. D. Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển. Câu 13. Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người? A. Khoa học công nghệ. B. Sáng chế ra những vật liệu mới. C. Tạo ra công cụ lao động mới. D. “Cách mạng xanh trong nông nghiệp”. Câu 14. Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới? A. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”. B. Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người.” C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính. D. Công nghệ ezim ra đời. Câu 15. Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? A. Liên Xô. B. Pháp. C. Anh. D. Mĩ. Câu 16. Sự kiện nào được coi là “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản? A. Ban hành Hiến pháp 1946. B. Cải cách ruộng đất. C. Chiến tranh Việt Nam. D. Chiến tranh Mĩ -Triều Tiên. Câu 17. “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì? A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”. B. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”. * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 2
  3. C. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”. D. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. Câu 18. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh? A. Mĩ. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Anh. Câu 19. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì? A. Chống lại phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản. B. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Chống lại Liên Xô và Trung Quốc. D. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Câu 20. Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là: A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. B. Duy trì hòa bình an ninh thế giới. C. Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội. D. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình. Câu 21. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. B. Bán vũ khí cho các bên tham chiến. C. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 22. Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào? A. Mĩ, Liên Xô, Anh. B. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. C. Mĩ, Anh, Pháp. D. Mĩ, Liên Xô, Đức. Câu 23. Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)? A. Định ước Henxinki. B. Hiệp ước Rôma. C. Hiệp ước Maxtrích. D. Hiệp ước Lisbon. Câu 24. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì? A. Liên minh kinh tế - chính trị. B. Liên minh giáo dục, văn hóa, y tế. C. Liên minh quân sự - chính trị. D. Liên minh về khoa học - kỹ thuật. Câu 25. Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt. Câu 26. Năm 1969, con người đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc chinh phục vũ trụ? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Đưa con người lên mặt trăng. C. Đưa con người lên sao Hỏa. D. Đưa con người bay vào vũ trụ. Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là: A. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ. * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 3
  4. C. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém đã làm suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô. D. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. Câu 28. Chiến tranh lạnh chủ yếu là cuộc chạy đua trên lĩnh vực nào? A. Quân sự. B. Chính trị. C. Kinh tế. D. Khoa học – kĩ thuật. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29: (2,0 điểm). Những biểu hiện nào chứng minh nền kinh tế Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 30: (1,0 điểm). Trước những tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật đối với thế giới và Việt Nam. Là học sinh, em cần phải làm gì? BÀI LÀM * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 4
  5. * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1