intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2022- 2023 Môn: Lịch sử&Địa lí - Lớp 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……………………… Điểm: Nhận xét của giáo viên: Họ và tên học sinh:…………………. Lớp: 6/ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Theo quy định của năm Công lịch một thế kỉ có bao nhiêu năm? A. 10 năm. B. 100 năm. C. 1000 năm. D. 10.000 năm. Câu 2. Theo em, dương lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của A. Mặt Trời quanh Trái Đất. B. Mặt Trăng quanh Trái Đất. C. Mặt Trăng quanh Mặt Trời. D. Trái Đất quanh Mặt Trời. Câu 3. Nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, người nguyên thủy đã A. thu hẹp diện tích sản xuất. B. bị giảm sút năng suất lao động. C. chuyển địa bàn cư trú lên vùng núi cao. D. tăng năng suất lao động, tạo ra của cải dư thừa. Câu 4. Nền văn hóa tiền Sa Huỳnh ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Trung Bộ. B. Bắc Bộ. C. Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 5. Vị vua nào đã thống nhất các công xã, lập nên nhà nước Ai Cập cổ đại? A. Mê-nét. B. Pê-ri-clét. C. Ha-mu-ra-bi. D. Ốc-ta-vi-út. Câu 6. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập cổ đại là A. Đền Pác-tê-nông. B. Vườn treo Ba-bi-lon. C. Kim tự tháp Kê-ốp. D. Đấu trường Cô-lô-dê. Câu 7. Chế độ đẳng cấp Vác-na được thiết lập dựa trên sự phân biệt về A. tôn giáo. B. giới tính. C. địa bàn cư trú. D. chủng tộc và màu da. Câu 8. Ấn Độ là quê hương của 2 tôn giáo nào dưới đây? A. Phật giáo và Thiên Chúa giáo. B. Phật giáo và Ấn Độ giáo. C. Hồi giáo và Ấn Độ giáo. D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Câu 9. Kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là A. kinh tuyến đông. B. kinh tuyến 180o.
  2. C. kinh tuyến tây. D. kinh tuyến gốc. Câu 10. Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất là A. từ đông sang tây thuận chiều kim đồng hồ. B. từ đông sang tây ngược chiều kim đồng hồ. C. từ tây sang đông ngược chiều kim đồng hồ. D. từ tây sang đông thuận chiều kim đồng hồ. Câu 11. Núi lửa là A. hiện tượng san bằng địa hình bề mặt Trái Đất. B. hiện tượng nâng cao địa hình tạo thành các dãy núi. C. hiện tượng phun trào mac- ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất lên bề mặt đất. D. hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. Câu 12. Dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản A. kim loại màu. B. kim loại đen. C. phi kim loại. D. năng lượng. Câu 13. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm A. 0,60C. B. 1,60C. C. 60C. D. 160C Câu 14. Khối khí hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao là A. khối khí lạnh. B. khối khí đại dương. C. khối khí nóng. D. khối khí lục địa. Câu 15. Đai áp thấp ôn đới phân bố ở A. 300B, N. B. 600 B, N. C. Xích đạo. D. 900B, N. Câu 16. Gió Mậu dịch là loại gió thổi từ A. áp cao cực đến áp thấp ôn đới. B. áp cao cận chí tuyến đến áp thấp ôn đới. C. áp cao cận chí tuyến về áp thấp Xích đạo. D. áp thấp Xích đạo đến áp cao cận chí tuyến. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (1.5 điểm) Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thuỷ Hoàng đã cai trị đất nước như thế nào? Câu 2. (1.5 điểm) a. Theo em, với các thế mạnh của điều kiện tự nhiên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế phát triển các ngành kinh tế nào? (1.0đ) b. Theo em, thành tựu văn hóa nào của Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay? (0.5đ) Câu 3. (1.0 điểm) Em hãy phân biệt địa hình cao nguyên và đồng bằng (về độ cao và hình thái). Câu 4. (2.0 điểm) a. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh khác nhau như thế nào? (1.5đ) b. Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình? (0.5đ) - HẾT-
  3. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2022-2023 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Lịch sử&Địa lí 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi đáp án đúng đạt 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B D D A A C D B D C C D A C B C II. Tự luận: ( 6,0 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thuỷ Hoàng đã cai trị đất nước: 1 - Sau khi tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN, Tần Thủy 0,5đ (1.5 điểm) Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. - Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức 0,5đ quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc. - Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần áp dụng chế độ 0,5đ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước. a. Với các thế mạnh của điều kiện tự nhiên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế phát triển các ngành kinh tế: 2 - Nông nghiệp: Đất đai phù hợp trồng các loại cây lâu năm 0,25đ (1.5 điểm) như nho, ôliu. - Thủ công nghiệp: Có nhiều loại loại khoáng sản như đồng, 0,25đ vàng, bạc,…nên thủ công nghiệp, luyện kim rất phát triển. - Thương nghiệp: Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc lập 0,5đ những hải cảng buôn bán (xuất nhập khẩu hàng hóa và nô lệ). b. Thành tựu văn hóa của Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay: - Hệ chữ cái La-tinh và chữ số La Mã; dương lịch; các định lí, định đề khoa học; các tác phẩm văn học, sử học. 0,25đ - Một số công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ 0,25đ ném đĩa,… (HS nêu được 1 ví dụ cũng được điểm tối đa). Phân biệt địa hình cao nguyên và đồng bằng: - Cao nguyên; 3 + Độ cao: Trên 500m so với mực nước biển 0,25đ (1.0 điểm) + Hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, 0,25đ sườn dốc.
  4. - Đồng bằng: + Độ cao: dưới 200m so với mực nước biển. 0,25đ + Hình thái: Bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. 0,25đ a. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh khác nhau: *Quá trình nội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái 0,25đ Đất. - Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm 0,25đ cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy. - Hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo 0,25đ 4 thành núi lửa, động đất,… (2.0 điểm) *Quá trình ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, 0,25đ trên bề mặt Trái Đất. - Có xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo 0,25đ nên. - Đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới. 0,25đ b. Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình? - Tìm vị trí trú ẩn như: gầm bàn, gầm ghế hoặc góc tường; nên 0,25đ tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi. - Bảo vệ đầu: lấy tay che đầu hoặc sử dụng sách, vở, ba lô để 0,25đ bảo vệ đầu và mặt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0