intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP Năm học: 2022 - 2023 Môn: Lịch sử và Địa lí 7 (Thời gian 60 phút không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên bộ môn: Họ tên:……………………................................................... Lớp: 7 A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Châu Âu có diện tích A. 10 triệu km2 B. 30,3 triệu km2 C. 44,4 triệu km2 D. 42 triệu km2 Câu 2. Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất châu Âu là A. hàn đới B. ôn đới lục địa C. Địa Trung Hải D. ôn đới hải dương Câu 3. Theo chiều bắc - nam, châu Á kéo dài khoảng A. 9200 km B. 8000 km
  2. C. 8500 km D. 9500 km Câu 4. Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở khu vực nào sau đây của châu Á? A. Bắc Á B. Trung Á C. Tây Á D. Đông Nam Á Câu 5. Các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố chủ yếu ở A. ven biển B. nội địa C. phía bắc D. phía đông Câu 6. Các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thuộc khu vực nào của châu Á? A. Đông Á B. Nam Á C. Tây Á. D. Đông Nam Á Câu 7. Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính? A. Ba B. Bốn
  3. C. Năm D. Sáu Câu 8. Dân cư châu Á tập trung đông ở các khu vực nào sau đây? A. Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á B. Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Đông Á. C. Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á. D. Nam Á, Đông Nam Á, phía đông của Đông Á. Câu 9. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là A. chủ nô và nô lệ. B. tư sản và nông dân C. địa chủ và nông dân D. lãnh chúa và nông nô Câu 10. Tình cảnh nông dân dưới thời Đường A. bị mất ruộng B. được cấp ruộng đất C. bị chiếm đoạt ruộng đất D. không có ruộng đất cày cấy Câu 11. Kinh đô Thăng Long chính thức được thành lập vào năm A. 939 B. 1009 C. 1010 D. 1012 Câu 12. Bộ luật Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua nào?
  4. A. Lý Thái Tổ (1010) B. Lý Thái Tông (1042) C. Lý Thánh Tông (1054) D. Lý Nhân Tông (1072) Câu 13. Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước là A. Lê Hoàn B. Ngô Quyền C. Đinh Bộ Lĩnh D. Lý Thường Kiệt Câu 14. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước ta là A. Đại Việt B. Đại Nam C. Đại Ngu D. Đại Cồ Việt Câu 15. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương và đóng đô ở A. Hoa Lư B. Cổ Loa C. Thăng Long D. Bạch Hạc Câu 16. Thành phần nào chiếm đại đa số dân cư trong xã hội thời Đinh – Tiền Lê? A. Nô tì B. Nông dân
  5. C. Thương nhân D. Thợ thủ công B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên? Câu 2: a. (1,0 điểm) Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với phân hóa khí hậu của Châu Á? b. (0,5 điểm Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN CỦA CHÂU Á VÀ THẾ GIỚI NĂM 2020 Châu lục Số dân (triệu người) Châu Á 4 641,1 Thế giới 7 794,8 Hãy tính tỉ lệ dân số của châu Á trong tổng số dân thế giới? Câu 3. (1,5 điểm) Trình bày kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (981)? Câu 4: a. (1,0 điểm) So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê. b. (0,5 điểm) Từ so sánh trên em hãy nhận xét về tổ chức nhà nước thời Lý? -------Hết-------
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP 7 – NĂM HỌC 2022 - 2023 A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D A A D D Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
  7. Đáp án D C C B C D B B B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm *Đặc điểm địa hình: - Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. 0,25đ - Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng. 0,25đ - Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng 1 ven biển. 0,25đ (1,5 điểm) - Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ. 0,25đ * Ý nghĩa: - Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng 0,5đ trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản. 2 a. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với phân hóa khí hậu (1,5 điểm) của Châu Á: - Địa hình châu Á rất đa dạng gồm: núi và sơn nguyên cao đồ sộ; cao 1,0đ nguyên và đồng bằng rộng lớn... bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh-> Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều kiểu khác nhau. - Một số dãy núi có vai trò như bức chắn địa hình làm cho khí hậu 0,25đ phân hóa theo hướng sườn.
  8. - Nhiều dãy núi cao, đồ sộ làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao rõ 0,25đ rệt. b. Tính tỉ lệ dân số của châu Á trong tổng số dân thế giới? - Tỉ lệ số dân châu Á: (4641,1 : 7794,8). 100% = 59,5%. Lưu ý: Nếu HS chỉ ghi đáp án mà không có phép tính thì trừ 0,25 0,5đ điểm. * Kết quả: - Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi. 0,25đ - Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường. 0,25đ * Nguyên nhân thắng lợi: - Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta. 0,25đ 3 (1,5 điểm) - Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn. 0,25đ * Ý nghĩa: - Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta. 0,25đ - Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc. 0,25đ 4 a. So sánh tổ chức nhà nước thời Lý và thời Đinh – Tiền Lê. 0,25đ (1,5 điểm) * Giống nhau: - Vua đứng đầu, nắm giữ mọi quyền hành, giúp việc cho vua có các quan văn và quan võ.
  9. * Khác nhau: - Thời Đinh – Tiền Lê: + Thời Tiền Lê có các chức quan Thái sư, đại sư giúp việc triều chính 0,25đ cho vua. Địa Phương được chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu. - Thới Lý: + Không có quan Thái sư và đại sư, các chức quan khác được vua cử người thân cận nắm giữ. 0,25đ + Địa phương: Được chia thành 24 lộ, tri phủ và tri châu đứng đầu, dưới lộ là phủ (Châu) là huyện, hương, xã. 0,25đ b. Tổ chức nhà nước thời Lý: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý có phần hoàn chỉnh hơn so với thời Đinh – Tiền Lê, ngôi vua được cha truyền con nối, các chức quan đều 0,5đ được giao cho những người thân cận nắm giữ. Nhà Lý còn có bộ Hình thư – bộ luật hành văn đầu tiên của Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2