intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT Bắc Giang” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT Bắc Giang

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I THÀNH PHỐ BẮC GIANG NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP 8 Mã đề: SĐ801 Thời gian làm bài 60 phút I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1. Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã diễn ra dưới hình thức nào? A. Đấu tranh giai cấp giữa tư sản với quý tộc phong kiến. B. Phong trào giải phóng dân tộc. C. Nội chiến giữa quân đội của Quốc hội với quân đội nhà vua. D. Chiến tranh giành độc lập. Câu 2. Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ là A. Quân chủ chuyên chế. B. Quân chủ lập hiến. C. Phong kiến phân tán. D. Tiền phong kiến. Câu 3. Thành tựu nào sau đây ở nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới? A. Chế tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước. B. Sáng chế thành công đầu máy xe lửa. C. Sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni. D. Phát minh ra máy hơi nước kiểu mới. Câu 4. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành quá trình xâm chiếm những nước nào? A. Cam-pu-chia, Lào. B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a. C. Mã Lai, Miến Điện. D. Việt Nam, Phi-líp-pin. Câu 5. Hệ quả lớn nhất của xung đột Nam-Bắc triều là A. Đất nước bị chia cắt. B. Nhiều nơi thành chiến trường. C. Sản xuất đình trệ. D. Đời sống nhân dân đói khổ. Câu 6. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, Đại Việt đã thực hiện quá trình khai phá ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. C. Nam Trung Bộ và Tây Bắc. D. Trung du và miền núi phía Bắc. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo đã xây dựng căn cứ ở đâu? A. Sơn Tây. B. Thanh Hóa. C. Điện Biên. D. Vĩnh Phúc. Câu 8. Căn cứ ban đầu của nghĩa quân Tây Sơn là ở đâu? A.Tây Sơn hạ đạo (Bình Định) B. Tây Sơn thượng đạo (An Khê- Gia Lai) C. Phú Xuân (Huế) D. Lam Sơn (Thanh Hoá) Câu 9. Cảng thị lớn nhất hình thành, phát triển trong các thế kỉ XVII - XVIII ở Đàng Trong là A. Phố Hiến. B. Thanh Hà. C. Hội An. D. Gia Định. Câu 10. Tôn giáo nào mới được truyền bá vào nước ta ở thế kỉ XVI và lan truyền trong cả nước ở thế kỉ XVIII? A.Phật giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo. D. Công giáo. Câu 11. Quốc tế thứ hai được thành lập năm nào? A. Năm 1887. B. Năm 1886. C. Năm 1889. D. Năm 1890. Câu 12. Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới ở Pháp là A. Hội đồng Công xã. B. Ủy ban Công xã. C. Chính phủ lâm thời. D. Hội đồng Xô viết. Câu 13. Đế quốc nào sau đây có diện tích thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh) vào đầu thế kỉ XX? A. Mỹ. B. Đức. C. Pháp. D. Nga. Câu 14. Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây? A. Hà Giang. B. Điện Biên. C. Cà Mau. D. Khánh Hoà. Câu 15. Hai quần đảo xa bờ của nước ta là A. Hoàng Sa và Trường Sa. B. Trường Sa và Côn Đảo. C. Cồn Cỏ và Hoàng Sa. D. Lý Sơn và Trường Sa. Trang 1/2-Mã đề SĐ801
  2. Câu 16. Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào dưới đây? A. Tây Bắc - Đông Nam và Tây Đông. B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. C. Tây Đông và Đông Bắc - Tây Nam. D. Vòng cung và Đông Bắc - Tây Nam. Câu 17. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo? A. Địa hình cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng. C. Địa hình đê, đập, kênh, rạch. D. Địa hình cao nguyên. Câu 18. Địa hình đồng bằng chiếm bao nhiêu phần diện tích đất liền nước ta? A. 3/4. B. 2/4. C. 1/4. D. 1/2. Câu 19. Nước ta có khoảng bao nhiêu loại khoáng sản? A. 50 loại khoáng sản khác nhau. B. 60 loại khoáng sản khác nhau. C. 70 loại khoáng sản khác nhau. D. 80 loại khoáng sản khác nhau. Câu 20. Ở Việt Nam, mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây? A. Cao Bằng. B. Bắc Cạn. C. Lào Cai. D. Tuyên Quang. Câu 21. Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua yếu tố nào sau đây? A. Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%. B. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước lớn hơn 20oC. C. Lượng mưa lớn, dao động từ 1500 – 2000 mm/năm. D. Chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa. Câu 22. Ranh giới giữa hai miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam nước ta là dãy núi nào? A. Dãy Trường Sơn Bắc. B. Dãy Hoành Sơn. C. Dãy Tam Điệp. D. Dãy Bạch Mã. Câu 23. Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo độ cao từ thấp lên cao, Việt Nam có: A. 2 đai khí hậu. B. 3 đai khí hậu. C. 4 đai khí hậu. D. 5 đai khí hậu. Câu 24. Hướng gió chủ yếu thổi vào mùa hạ nước ta là A. hướng Đông Bắc. B. hướng Tây Bắc. C. hướng Tây Nam. D. hướng Đông Nam. Câu 25. Mưa vào mùa hạ ở nước ta chủ yếu do tác động của A. Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới. B. Gió mùa Tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và bão. C. Khối khí hướng Đông Bắc và hoạt động của bão. D. Gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới. II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) a. Đánh giá của em về vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc. b. Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Mỹ trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Câu 2: (2,5 điểm) a. Chứng minh khí hậu Việt Nam phân hoá từ Bắc vào Nam. b. Giải thích tại sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng? -------------------------------HẾT-------------------------------- Trang 2/2-Mã đề SĐ801
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2