ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10<br />
Thời gian: 90 phút<br />
(Không tính thời gian phát đề)<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
THỨC<br />
<br />
(Đề gồm có 2 trang)<br />
Họ và tên ...................................................................................................... SBD ..............................<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:<br />
Đường bờ biển nước ta dài trên 3260 km kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. Vươn trải ra<br />
hướng đông, ta có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Từ thuở đội hùng binh Lý Sơn mang gươm vẽ<br />
biển ta có Hoàng Sa, Trường Sa với bao đảo nổi đảo chìm. Biển như lòng mẹ bao la mang đến<br />
cho ta bao nguồn lợi thủy hải sản, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Biển chứa chan tình<br />
yêu thương vẫn ngày đêm vỗ sóng vào bờ. Khi nhắc đến đây tôi lại thoáng nhớ về kí ức cùng<br />
với ông, ông tôi cũng đã run run giọng khàn mà kể với tôi những kí ức còn sót lại mà ông biết về<br />
trận chiến ở Đảo Gạc Ma năm 1988. Đó là trận hải chiến mà ông cha ta đã dốc hết sức lực, dùng<br />
tất cả sức mạnh để đấu tranh chống kẻ thù hiểm độc. Ở nơi đó các anh đã dâng hiến tuổi xuân<br />
xanh của mình vì độc lập chủ quyền của dân tộc. Các anh hi sinh nhưng trên tay vẫn ôm trọn lá<br />
cờ tổ quốc, quyết chiến một lòng một dạ.<br />
Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa.<br />
Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. Các<br />
anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các<br />
anh. Ông tôi nhắm đôi mắt lại khẽ lâu rồi mở ra lặng buồn nhìn về phía xa xăm, và hình như tôi<br />
thấy trong ánh nhìn xa xăm ấy của ông tôi là cả một tình yêu không nói nổi nên lời: tình yêu<br />
Biển Đảo quê hương.<br />
Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những<br />
vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình<br />
yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám<br />
đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng. Bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn<br />
rất trẻ. Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu.<br />
Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm<br />
nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả. Những người lính<br />
biển đảo cao cả đó vẫn ngày đêm rèn luyện, vẫn nung nấu ý chí, dũng khí để bảo vệ quê nhà.<br />
(Nguồn: internet)<br />
1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5đ)<br />
2. Nêu nội dung chính của văn bản. (0,5đ)<br />
3. Theo em, những người lính trẻ không màng khó khăn, gian khổ, hiểm nguy vẫn ngày đêm<br />
bám biển, chiến đấu xuất phát từ điều gì? (1,0đ)<br />
4. Anh/chị hãy kể về một số hành động thiết thực mà thầy trò trường Nguyễn Du đã làm nhằm<br />
thể hiện tình yêu biển đảo quê hương. Trình bày trong một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng. (1,0đ)<br />
1<br />
<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):<br />
Câu 1 (2,0 điểm):<br />
Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) trình bày suy nghĩ của Anh/ chị về bức tranh dưới đây:<br />
<br />
Câu 2 (5,0 điểm):<br />
“Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông thiết tha với con<br />
người, với dân, với nước” (Lã Nhâm Thìn, Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, 1997, tr.374).<br />
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của NguyễnTrãi để làm sáng tỏ nhận định<br />
trên.<br />
............................ Hết.....................................<br />
Thí sinh không sử dụng tài liệu<br />
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br />
<br />
2<br />
<br />
SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
ĐÁP ÁN KT HỌC KÌ I – NH 2017 - 2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
<br />
Môn: NGỮ VĂN - Khối 10<br />
<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Nội Dung<br />
ĐỌC HIỂU<br />
<br />
I<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
<br />
1<br />
<br />
Các phương thức biểu đạt chính: nghị luận, biểu cảm<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
Nội dung chính: Văn bản thể hiện tình yêu hướng về biển đảo,<br />
đặc biệt hướng về những người lính ngày đêm canh giữ biển<br />
trời Tổ quốc.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
3<br />
<br />
Xuất phát từ lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương; khát<br />
khao cống hiến, bảo vệ Tổ quốc.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
4<br />
<br />
GK tùy vào cách viết của học sinh để cho điểm. Gợi ý: đặt tên<br />
cho các dãy phòng học là Hoàng Sa, Trường Sa, Gạc Ma; vẽ<br />
tranh tuyên truyền; chương trình ca nhạc hướng về biển<br />
Đông…<br />
<br />
1,0<br />
<br />
LÀM VĂN<br />
Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) trình bày suy nghĩ<br />
về thông điệp của bức tranh.<br />
<br />
2,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể<br />
hiện chủ đề.<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận<br />
Nghị luận về tình yêu biển đảo; khẳng định chủ quyền dân<br />
tộc;…<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: kết hợp<br />
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và<br />
hành động.<br />
<br />
3<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Nghị luận về tình yêu biển đảo; khẳng định chủ quyền dân<br />
tộc;…<br />
<br />
1,0<br />
<br />
GK tùy vào cách lập luận của HS để cho điểm.<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về<br />
vấn đề nghị luận.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
<br />
2<br />
<br />
Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của NguyễnTrãi để làm<br />
sáng tỏ nhận định: “Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhưng<br />
trên hết vẫn là tấm lòng của ông thiết tha với con người, với<br />
dân, với nước” .<br />
<br />
5,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí<br />
và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn<br />
liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái<br />
quát được vấn đề.<br />
b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận<br />
<br />
0,5<br />
<br />
“Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫn là tấm<br />
lòng của ông thiết tha với con người, với dân, với nước” .<br />
c. Triển khai vấn để cần nghị luận thành các luận điểm phù<br />
hợp, vận dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có thao<br />
tác phân tích, so sánh); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn<br />
chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.<br />
<br />
4<br />
<br />
3,0<br />
<br />
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
* Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên:<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Bức tranh tmùa hè đẹp, đầy sức sống, màu sắc, hình ảnh, âm<br />
thanh, …<br />
* Tấm lòng thiết tha với dân, với nước:<br />
- Lắng nghe, cảm nhận cuộc sống của muôn dân.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
- Mơ ước về một cuộc sống thanh bình, thịnh trị, một vị minh<br />
quân cho muôn dân.<br />
* Nghệ thuật: Từ ngữ giản dị, tinh tế (từ láy, từ Hán Việt) và<br />
điển tích; sáng tạo thể thơ (lục ngôn xen thất ngôn), Việt hóa<br />
thơ Đường.<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ.<br />
Văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Lưu ý : HS có thể viết theo cách riêng của mình, giám khảo dựa vào kĩ năng và nội dung<br />
bài làm của HS để đánh giá.<br />
<br />
5<br />
<br />