SỞ GD & ĐT ĐĂK NÔNG<br />
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018<br />
MÔN NGỮ VĂN 11<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
ĐỀ<br />
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:<br />
Bão bùng thân bọc lấy thân<br />
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm<br />
Thương nhau tre không ở riêng<br />
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người<br />
Chẳng may thân gãy cành rơi<br />
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng<br />
Nòi tre đâu chịu mọc cong<br />
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường<br />
Lưng trần phơi nắng phơi sương<br />
Có manh áo cộc tre nhường cho con.<br />
( Tre Việt NamNguyễn Duy)<br />
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)<br />
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ (1 điểm)<br />
Câu 3: Nêu hai biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)<br />
Câu 4: Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/có manh áo cộc tre nhường cho<br />
con” biểu đạt vấn đề gì? Trả lời trong khoảng 5 -7 dòng (1 điểm)<br />
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)<br />
Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.<br />
- HẾTGiám thị không giải thích gì thêm<br />
<br />
SỞ GD & ĐT ĐĂK NÔNG<br />
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU<br />
<br />
Phần I.<br />
<br />
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017-2018<br />
MÔN NGỮ VĂN 11<br />
Hướng dẫn chấm<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Đọc<br />
hiểu<br />
(3,0điểm<br />
)<br />
Câu 1<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
Câu 3<br />
<br />
Câu 4<br />
<br />
II.<br />
Làm<br />
văn.<br />
7,0 điểm<br />
<br />
.<br />
<br />
Biểu cảm<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Trả lời sai hoặc không trả lời<br />
<br />
0.0<br />
<br />
Qua chuyện cây tre tác giả ngợi ca phẩm chất con người việt nam luôn<br />
vượt qua khó khăn bằng sức sống bền bỉ,tình yêu thương và tinh thần<br />
đoàn kết gắn bó với nhau.<br />
Trả lời sai hoặc không trả lời.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Ẩn dụ ( cây tre ẩn dụ cho con người việt nam)<br />
Nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần<br />
nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/<br />
Có manh áo cộc tre nhường cho con).<br />
Ghi câu khác hoặc không trả lời.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre<br />
cũng tức là của con người việt nam.( HS có thể diền đạt theo cách khác nhau<br />
nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục).<br />
Ghi câu khác hoặc không trả lời.<br />
Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.<br />
<br />
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài<br />
nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ<br />
ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn<br />
đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ<br />
pháp.<br />
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài,<br />
Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài<br />
biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ<br />
vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm<br />
xúc sâu đậm của cá nhân.<br />
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài,<br />
Kết luận. Phần Mở bài nhưng nêu các ý chưa đầy đủ, nhiều đoạn văn liên kết<br />
còn thiếu chặt chẽ với nhau; phần Kết bài chưa khái quát được hết vấn đề và<br />
chưa thể hiện được hết ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.<br />
<br />
Bài văn chỉ có 1 đoạn văn. (giám khảo trừ 50% số điểm của bài văn)<br />
<br />
0<br />
<br />
0.0<br />
1,0<br />
<br />
0.0<br />
<br />
0.5<br />
0.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.25<br />
<br />
0.0<br />
<br />
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề nghị luận<br />
<br />
1.0<br />
<br />
-Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
-Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được<br />
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác<br />
lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so<br />
sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng<br />
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:<br />
1. Vị trí của đoạn trích (0,5):<br />
- Cảnh cho chữ xuất hiện ở cuối tác phẩm<br />
- Đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, nghĩa là cảnh tượng kì lạ,<br />
khác thường, được xây dựng qua bút pháp tả cảnh, tả người đạt đến mức điêu<br />
luyện của ngòi bút tài hoa Nguyễn Tuân, thủ pháp tương phản được sử dụng<br />
thành công…<br />
2. Cảnh tượng cho chữ (1,5)<br />
- Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục diễn ra trong không gian, thời gian<br />
“chưa từng có” (0,5):<br />
+ Không gian: ngục tù chật hẹp, nhơ bẩn “trong một buồng tối chật hẹp, ẩm<br />
ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.<br />
+ Thời gian: vào một đêm tối đặc biệt, đêm cuối cùng Huấn Cao ở trại giam<br />
tỉnh Sơn vì “ngày mai, tinh mơ, sẽ có người đến giải tù đi”, “ về kinh chịu án<br />
tử hình”<br />
- Diến biến cảnh cho chữ (1,0):<br />
+. Tặng thư pháp: Huấn cao cổ đeo gông, chấn vướng xiềng ung dung tô đậm<br />
nét chữ trên tấm lụa bạch trắng tinh như một người nghệ sĩ đầy bản lĩnh đang<br />
sáng tạo ra cái đẹp trong tư thế hoàn toàn tự do, tự chủ trong khi viên quản<br />
ngục và thầy thơ lại “khúm núm”, “run run”…<br />
+. Huấn cao khuyên quản ngục: thay đổi chốn ở trước khi thưởng thức cái<br />
đẹp….<br />
- Nhận xét: Quả là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Như vậy, cái đẹp<br />
lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên hương lại được tỏa sáng ở<br />
chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.<br />
3. Cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” (1,5)<br />
- Quan hệ, địa vị người cho chữ và người nhận chữ (0,5):<br />
+. Người cho chữ: Huấn Cao_người nghệ sĩ tài hoa, say mê “dậm tô nét chữ”<br />
không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh “cổ đeo<br />
gông, chân vướng xiềng” và chỉ sáng tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh<br />
chịu án tử hình. Tử tù trở thành nghệ sĩ- anh hùng, mang vẻ đẹp uy nghị, lẫm<br />
liệt.<br />
+. Người nhận chữ: viên quản ngục trong tư thế “khúm núm cất những đồng<br />
tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”; thầy thơ lại “gầy gò, thì run<br />
run bưng chậu mực”<br />
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn (0,5):<br />
<br />
0.0<br />
<br />
+. Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan.<br />
+. Ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân.<br />
+. Như vậy, giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho<br />
quyền lực thống trị làm chủ mà là người tử tù làm chủ. Nhân cách Huấn Cao<br />
được tỏa sáng trong đêm đen của xã hội ngục tù.<br />
- Chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu sắc qua cảnh tượng cho chữ(0,5): +. Sự<br />
chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ<br />
bẩn, của cái thiện đối với cái ác…<br />
+.Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng<br />
một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng, qua đó bộc lộ lòng yêu nước thầm kín<br />
của nhà văn.<br />
<br />
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm<br />
(giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa<br />
thật chặt chẽ.<br />
- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên<br />
-Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.<br />
Nghệ thuật (1,0):<br />
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tượng phản,.<br />
- Ngôn từ vừa sắc sảo góc cạnh, vừa trang trọng, cổ kính, sống động như<br />
có hồn, có nhịp điệu riêng giàu giá trị taoh hình, giàu sức truyền cảm…<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
0.00.25<br />
7.0<br />
<br />
Tạo tình huống thử thách cho nhân vật tỏa sáng tài năng và thiên<br />
lương trong sáng.<br />
- Kết thức đúng vấn đề cần nghị luận.<br />
- Kết thức chưa hết vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.<br />
-Kết thúc vấn đề cần nghị luận sai, trình bày lạc đề.<br />
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ<br />
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả<br />
năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan<br />
điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và<br />
pháp luật.<br />
<br />
0,5<br />
0,25<br />
0.0<br />
<br />
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy<br />
nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp<br />
luật.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ<br />
riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
-Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu ( Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)<br />
<br />
0,25<br />
0.0<br />
<br />