intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

74
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi được chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 ôn tập, hệ thống kiến thức văn học nhằm chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì 1 sắp diễn ra, đồng thời giúp bạn nâng cao kỹ năng viết văn nghị luận để đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Năm học: 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình. Tất cả đều là việc của mẹ. Giặt, phơi, xếp, ủi, treo lên móc. Mỗi sáng, tôi chỉ việc mặc những chiếc áo thẳng thớm tinh tươm để đến trường. Cho đến một ngày nọ mẹ đi vắng, và trời trưa đang nắng bỗng lắc rắc vài hạt mưa. Không cách nào khác, tôi phải làm. Lấy quần áo từ sào phơi, ôm vào phòng. Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giòn”. Mùi của nắng. Và lần đầu tiên trong đời, tôi ngồi xuống bên đống quần áo, lóng ngóng, bắt đầu xếp từng cái một. Tôi chỉ muốn nói rằng…những việc đó không hoàn toàn là nhỏ nhặt. […]Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn? (Trích: Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2017, tr. 129-131) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, đến năm 14 tuổi nhân vật tôi vẫn chưa thể tự làm được việc gì? Vì sao? Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong câu: “Tôi chợt nhận ra quần áo vừa lấy từ sào xuống thật là thơm, một mùi hương mới mẻ, lạ lẫm, thanh sạch, “nóng giòn”. Câu 4. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) bày tỏ suy nghĩ của mình về thông điệp được gợi ra từ đoạn trích. II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. […] Thị chống tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và dớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô. Hắn nghĩ ngợi một tý rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì. Thị trút giận xong rồi. Cái mũi đỏ của thị dị xuống rồi lại bạch ra. Thị hả hê lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về. Hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại. Ai mà thèm lại! Còn muốn lôi thôi cái gì? Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân…Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. (Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.151-153) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Chí Phèo trong đoạn trích trên. ….…..… HẾT.............. Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:.................................................;Số báo danh:.....................................
  2. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2020 - 2021 Môn: NGỮ VĂN 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 2 phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả hoặc biểu cảm 0,5 - HS trả lời đúng 1PTBĐ: 0,25 điểm - HS trả lời được 2 trong số 4 PTBĐ trên: 0,5 điểm 2 - Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình. 0,5 - Vì: Tất cả đều là việc của mẹ. Mỗi ý 0,25 điểm 3 Hiệu quả của phép liệt kê: 1,5 - Nhấn mạnh mùi thơm của những chiếc áo được phơi dưới nắng và khẳng định niềm vui sướng của nhân vật “tôi” khi lần đầu tiên nhận ra mùi thơm ấy. (1,0 điểm) - Tạo âm hưởng nhịp nhàng; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. (0,5 điểm) 4 Viết đoạn văn 1,5 * Hình thức (0,5 điểm) - Đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn. - Trình bày, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả. * Nội dung (1,0 điểm) Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng cần nêu được các ý sau: Hãy rèn cho mình lối sống chủ động; sống tự lập; có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của mình… Giáo viên có thể linh hoạt cho điểm II LÀM VĂN 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình tượng Chí Phèo trong 0,5 đoạn trích. c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, kết cấu hợp lí, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5 * Cảm nhận về đoạn trích - Khái quát lại cuộc đời của Chí Phèo trước khi gặp thị Nở và quá 0,5 trình hồi sinh của Chí từ khi gặp thị.
  3. - Chí Phèo khát khao lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. 0,75 Thị Nở sẽ mở đường cho hắn trở về với xã hội bằng phẳng, thân thiện. Hắn lâng lâng trong cảm giác hạnh phúc và niềm hy vọng mãnh liệt. - Bị thị Nở từ chối, Chí Phèo rơi vào bi kịch đau đớn - bi kịch bị 1,5 cự tuyệt quyền làm người: + Hắn ngẩn người, ngơ ngác, bàng hoàng đến mức gần như tê liệt mọi phán ứng. + Hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại, đuổi theo, nắm lấy tay thị. Những cử chỉ này thể hiện khao khát hoàn lương, khao khát tình yêu thương mãnh liệt của Chí Phèo. + Hắn lại như hít thấy, thoang thoảng hơi cháo hành. Hương vị ngọt ngào của tình yêu và hạnh phúc giờ đây đã trở thành nỗi đau, vết cứa, niềm tiếc nuối. + Hắn tìm đến rượu, nhưng sự thức tỉnh mãnh liệt đến mức càng uống lại càng tỉnh, càng tỉnh càng đau đớn, càng khổ sở, càng cay đắng. + Những tiếc nuối, phẫn uất, đau đớn, cảm giác cô độc, tuyệt vọng bị đẩy đến tận cùng khiến người đàn ông khốn khổ ấy ôm mặt khóc rưng rức. Đó là tiếng khóc bất lực của một kẻ vĩnh viễn đã bị đẩy ra khỏi thế giới loài người, của một con quỹ dữ khao khát hoàn lương đang bị bỏ lại chơ vơ bên kia bờ vực thẳm. - Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đã dẫn tới hành động mạnh 0,25 mẽ, quyết liệt và tất yếu của Chí Phèo: giết Bá Kiến và tự sát. * Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật điển hình; đặc biệt là ngòi bút 0,5 miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc, cảm động; ngôn ngữ vừa điêu luyện lại gần gũi, tự nhiên; giọng điệu đan xen, biến hóa... * Đánh giá chung: Diễn biến tâm trạng và hành động của Chí 0,5 Phèo trong đoạn trích đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo cao cả của Nam Cao: Tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến; bộc lộ nỗi xót thương vô hạn cho thân phận những con người bất hạnh trong xã hội cũ; vừa khẳng định niềm tin yêu vào bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng chừng như họ đã bị biến thành quỹ dữ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2