SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
KỲ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đề thi gồm: 01 trang.<br />
———————<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm).<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
(1) Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi. Khác<br />
biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt<br />
ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng số<br />
phận (…)<br />
(2) Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại<br />
chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan<br />
trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?<br />
(3) Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵu ngã và cảm thấy như thể mình không còn sức mạnh<br />
để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đó. Cuộc sống không<br />
phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh<br />
mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là<br />
những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết<br />
thúc hành trình ấy.<br />
(4) Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau, những<br />
món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên.<br />
(Trích Cuộc sống không giới hạn của Nick Vujicic)<br />
Câu 1. Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh mà mình gặp phải là gì? Điều gì đã giúp tác giả<br />
vượt qua hoàn cảnh ấy? (1,0 điểm)<br />
Câu 2. Trong câu “Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc<br />
ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có<br />
được” ở đoạn (3), tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Ý nghĩa của phép tu từ đó? Theo tác giả, “khi<br />
chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống” phần thưởng ta nhận được là gì? (1,5 điểm)<br />
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn (1) là gì? (0,5 điểm)<br />
Câu 4. Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau” được nêu ở đoạn (4), tác giả muốn nhắn nhủ điều gì<br />
tới mọi người? (1,0 điểm).<br />
II. LÀM VĂN (6,0 điểm).<br />
Cảm nhận đoạn thơ sau:<br />
Nhớ gì như nhớ người yêu<br />
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương<br />
Nhớ từng bản khói cùng sương<br />
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.<br />
Nhớ từng rừng nứa bờ tre<br />
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.<br />
Ta đi ta nhớ những ngày<br />
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…<br />
Thương nhau, chia củ sắn lùi<br />
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.<br />
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng<br />
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.<br />
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu).<br />
<br />
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
ĐÁP ÁN KỲ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN 12<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đáp án gồm: 03 trang.<br />
———————<br />
<br />
I. Một số chú ý khi chấm bài<br />
- Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu<br />
về kiến thức cơ bản dưới đây.<br />
- Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tính sáng tạo, thể hiện khả năng<br />
cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới.<br />
II. Đáp án và biểu điểm<br />
Phần Câu/<br />
<br />
Yêu cầu<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Ý<br />
I<br />
<br />
ĐỌC – HIỂU<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
4,0 đ<br />
<br />
- Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà mình gặp 0,5<br />
phải là: không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng.<br />
- Điều giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy là khát vọng sống mãnh liệt.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Câu văn đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ: Dốc ghềnh của cuộc sống.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Ý nghĩa của phép tu từ ẩn dụ: chỉ những khó khăn, thách thức, khắc 0,5<br />
nghiệt … trong cuộc sống.<br />
- Theo tác giả, “khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống”, phần<br />
thưởng ta nhận được là: sự tự tin, mạnh mẽ và những thành quả tốt đẹp.<br />
0,5<br />
Từ đó ta càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
3<br />
<br />
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.<br />
<br />
4<br />
<br />
- Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ mọi 1,0<br />
người: hãy xích lại gần nhau hơn, quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ,<br />
yêu thương nhau nhiều hơn…<br />
<br />
Cảm nhận đoạn thơ trích trong Việt Bắc của Tố Hữu<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
6,0đ<br />
<br />
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ (0,5đ)<br />
0,5<br />
+ Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ<br />
ca Tố Hữu song hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Mỗi giai<br />
đoạn, mỗi sự kiện cách mạng đều tác động và in dấu ấn rõ nét trong từng<br />
trang thơ Tố Hữu.<br />
+ Việt Bắc (sáng tác tháng 10 – 1954; in trong tập thơ cùng tên), được<br />
đánh giá là tác phẩm tiêu biểu cho văn học thời kì kháng chiến chống<br />
Pháp, cũng là thành tựu nghệ thuật nổi bật trong sự nghiệp thơ Tố Hữu.<br />
+ Đoạn thơ phân tích nằm từ câu 25 đến câu 36 của bài thơ Việt Bắc, ghi<br />
lại nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến với những kỉ niệm xúc động về<br />
một thời “đắng cay ngọt bùi” trong cuộc sống sinh hoạt và kháng chiến<br />
<br />
nơi chiến khu Việt Bắc.<br />
<br />
2.<br />
Cảm nhận đoạn thơ (5,0đ),<br />
a.<br />
<br />
- Khái quát chung (0,5đ).<br />
<br />
0,5<br />
<br />
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, ngày 20 tháng 7 năm<br />
1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải<br />
phóng và tháng 10 năm 1954 các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ<br />
chuyển về Hà Nội, cán bộ kháng chiến về xuôi. Sự lưu luyến bịn rịn đầy<br />
ân tình giữa cảnh và người Việt Bắc đối với người cán bộ về xuôi trong<br />
giờ chia tay ấy là cảm xúc lớn, trực tiếp đã giúp cho nhà thơ Tố Hữu sáng<br />
tác bài thơ này và in trong tập thơ Việt Bắc<br />
+ Bài thơ Việt Bắc triền khai theo lối kết cấu đối đáp giữa kẻ, người đi<br />
thật tự nhiên, khéo léo. Những câu hỏi gợi nhắc của người ở lại đã khơi<br />
nguồn biết bao kỉ niệm ùa về. Kỉ niệm kết nối kỉ niệm, kí ức gọi kí ức. Tất<br />
cả bỗng thức dậy và trôi nảy trong mạch cảm xúc dào dạt tưởng chừng<br />
không bao giờ vơi cạn<br />
<br />
b.<br />
<br />
- Nội dung (3,5đ):<br />
+ Nỗi nhớ của người Cách mạng với đồng bào, với thiên nhiên Việt Bắc 0,5<br />
được so sánh với nỗi nhớ người yêu: cồn cào, da diết, nồng nàn…Không<br />
phải là nỗi nhớ của ý thức , của nghĩa vụ mà nhớ bằng cả trái tim yêu<br />
thương chân thành và da diết...<br />
+ Nhớ thiên nhiên thanh bình, yên ả, đơn sơ mà thơ mộng: những đêm<br />
trăng sáng yên ả thanh bình, nhừng buổi chiều nắng trải vàng ấm áp trên<br />
nương. Nhớ cảnh núi đèo, bản làng chìm trong sương khói, cảnh bếp lửa 1,0<br />
bập bùng trong mỗi đêm đông và hình ảnh con người thân thương, tảo tần<br />
đi về hôm sớm. Nhớ cảnh rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê<br />
vơi đầy. Ở đoạn này, bức tranh thiên nhiên Việt Bắc không còn ảm đạm<br />
những mây cùng mù mà rộn ràng, ấm áp, tươi vui.<br />
+ Nhớ cuộc sống của đồng bào và chiến sĩ đầy khó khăn gian khổ nhưng<br />
nghĩa tình sâu nặng: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (đắng, cay, ngọt,<br />
bùi), cụm động từ (chia củ sắn lùi, sẻ nửa, đắp cùng) diễn tả cảm xúc nhớ<br />
thương của người ra đi đối với người ở lại. Những người cùng gánh trên 1,0<br />
vai mối thù đế quốc, cùng trải qua bao buồn vui, đắng cay, ngọt bùi nhưng<br />
luôn cưu mang, đùm bọc nhau, bát cơm manh áo chia sẻ có nhau. Cuộc<br />
sống những ngày ấy là tình đồng chí, anh em, gia đình, tình quân dân như<br />
cá với nước, thân tình trong đại gia đình dân tộc.<br />
+ Nhớ người mẹ Việt Bắc: Hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng” vừa gợi<br />
sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khí hậu Việt Bắc vừa gợi đến sự tần tảo<br />
1,0<br />
chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến. . Những<br />
bà mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó cõng con, cõng cả nắng trời cháy trên<br />
lưng lên rẫy bẻ từng bắp ngô để đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách<br />
mạng.<br />
<br />
c.<br />
<br />
Nghệ thuật (1,0đ).<br />
<br />
1,0<br />
<br />
- Thể hơ: lục bát truyền thống với cách gieo vần đặc trưng đã làm cho<br />
đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái..<br />
- Biện pháp tu từ: Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt đã bộc lộ một<br />
cảm xúc thương nhớ dạt dào. Việc liệt kê một loạt những hình ảnh cùng<br />
địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một<br />
người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình…<br />
-Hình ảnh, ngôn ngữ: giản dị tự nhiên, gần gũi…<br />
<br />
3.<br />
<br />
- Đánh giá chung (0,5đ)<br />
+ Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, là tiếng<br />
lòng của nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong<br />
kháng chiến. Với những câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện<br />
thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên, nhân dân<br />
Việt Bắc không chỉ là tình cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng<br />
như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy Việt Bắc đã trở thành thành phần tiêu biểu<br />
cho văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.<br />
<br />
-----------------HẾT----------------------<br />
<br />
0,5<br />
<br />