intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề thi được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC : 2022­ 2023 MÔN: NGỮ VĂN 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)     (Đề gồm có 02 trang)                       I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)     Đọc văn bản: NẮNG MỚI Tặng hương hồn thầy me Lưu Trọng Lư Mỗi lần nắng mới hắt bên song. Xao xác, gà trưa gãy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời, Lúc người còn sống, tôi lên mười;  Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng me tôi chửa xoá mờ, Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo, Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. (In trong Tiếng thu, NXB Hội Nhà văn, Hội Nghiên cứu  và Giảng dạy Văn học TP. Hồ Chí Minh, 1992, tr. 13) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là A. nghị luận. B. biểu cảm.  C. miêu tả. D. tự sự. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên.  A. Tự do. B. Thất ngôn bát cú Đường luật. C. Năm chữ. D. Bảy chữ. Câu 3. (0,5 điểm) Nhịp thơ chủ yếu của văn bản trên là gì? A. 3/4 B. 2/2/3 C. 4/3 D. 3/1/3 Câu 4. (0,5 điểm) Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai? A. Tôi.
  2. B. Người mẹ. C. Người con. D. Tác giả. Câu 5. (0,5 điểm) Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong văn bản trên hiện lên như thế nào? A. Hối hận, luyến tiếc. B. Vui mừng, sung sướng. C. Dửng dưng, lạnh lùng. D. Buồn nhớ, khắc khoải. Câu 6. (0,5 điểm) Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản? A. Bài thơ là những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về mẹ, qua đó thể hiện tình yêu  mẹ của nhân vật trữ tình. B. Bài thơ là những dòng hồi tưởng đẹp, xúc động về mẹ. C. Bài thơ biểu đạt nỗi đau mất mát, nỗi ân hận khôn nguôi của tác giả khi đã chưa trọn  đạo làm con. D. Bài thơ  là nỗi nhớ  không nguôi về  những ngày mẹ  tảo tần nuôi các con thuở  còn   nhiều khốn khó của tác giả. Câu 7. (0,5 điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ  Mỗi   lần nắng mới reo ngoài nội làm cho hình ảnh nắng mới: A. Cụ thể, nổi bật, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ  thơ trong những ngày bên mẹ. B. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của  trẻ thơ trong những ngày bên mẹ. C. Sinh động, có hồn, góp phần thể  hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi  mới và rộn ràng. D. Cụ thể, sinh động, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên trong trẻo, thanh bình. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8. (0,5 điểm) Hai câu thơ Hình dáng me tôi chửa xoá mờ/ Hãy còn mường tượng lúc vào   ra mang đến cho anh/chị cảm xúc gì về những người thân yêu?  Câu 9. (1,0 điểm) Nhận xét của anh/ chị về mối quan hệ giữa hình ảnh nắng mới và me tôi  trong văn bản. Câu 10. (1,0 điểm) Anh/Chị rút ra được thông điệp gì sau khi đọc văn bản trên?   II. VIẾT (4.0 điểm)         Viết một bài văn nghị  luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ  thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2