intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Phước Sơn” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Phước Sơn

  1. SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) MA TRẬN KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 11 học kỳ I (Từ tuần 1 đến tuần 14). 2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng: Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách rõ ràng, đúng quy cách. 3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, có ý thức sống lành mạnh, có tâm hồn phong phú. 4. Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút 2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung. III. THIẾT LẬP MA TRẬN
  2. Vận dụng Cấp độ Cấp Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cộng độ Lĩnh vực thấp Cao - Phương thức - Hiểu được nội -Trình bày I. Đọc- hiểu biểu đạt. dung chính của quanđiểm, -Ngữ liệu: - Thao tác lập đoạn trích/ văn suy nghĩ Đoạn trích văn luận bản. của bản bản khoảng từ 150 - Phong cách - Giải thích được đến 300 chữ. ngôn ngữ từ ngữ, hình ảnh thân từ vấn - Nội dung: Phù - Từ ngữ, hình trong đoạn trích/ đề đặt ra hợp với các chuẩn ảnh, câu văn, văn bản. trong đoạn mực đạo đức, quy chi tiết có trong - Giá trị biểu trích /văn phạm pháp luật. đoạn trích/ văn đạt của biện bản. bản. pháp tu từ trong - Nhận xét đoạn trích/văn về những bản. đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích/văn bản. Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 1.5 1.0 0.5 3.0 Tỉ lệ %: 15 % 10 % 5% 30 % II. Làm văn: Nghị Viết luận văn học bài - Nội dung: văn + Nghị luận về nghị một đoạn trích/ luận văn bản thơ/ văn tế văn hoặc một khía học cạnh của đoạn hoàn trích/ văn bản thơ/ chỉnh văn tế - Ngữ liệu: Một trong các văn bản sau: - Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) - Tự Tình ( Hồ Xuân Hương) - Thương vợ (Trần Tế Xương) - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình
  3. SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) BẢNG ĐẶC TẢ CHI TIẾT MA TRẬN KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận III. ĐẶC TẢ MA TRẬN PHẦN đọc Câu/ Nội dung Thang điểm hiểu Bài - Ngữ liệu: Nhận Gv ra 2 câu 1.5 điểm Trích đoạn biết văn bản. 1 Xác định phương thức biểu đạt chính 0.75 điểm - Tiêu chí lựa chọn 2 Tìm từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết trong 0.75 điểm ngữ liệu: văn bản + Độ dài: Thông Gv ra 1 câu 1.0 điểm tối đa 300 hiểu chữ; 3 Nêu hiệu quả của BPTT được sử dụng trong 1.0 điểm + Đoạn đoạn trích/văn bản? trích VB ngoài Vận Gv ra 1 câu- cấp độ thấp 0.5 điểm chương dụng trình, 4 - Nhận xét về những đặc sắc nghệ thuật của 0.5 điểm không giới đoạn trích/ văn bản. hạn thể loại. + Phù hợp với quy phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức
  4. Phần làm Bài Nghị luận về khía cạnh của văn bản thơ 7.0 điểm, cụ thể văn văn - Cấu trúc:0.5 nghị - Ngữ liệu: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Luận đề:0.5 luận - Mở bài: 0.5 văn - Thân bài: 4.0 học + nội dung:3.0 hoàn + Nghệ chỉnh thuật:1.0 - Kết bài: 0.5 - Chính tả, diễn đạt: 0.5 - Sáng tạo:0.5
  5. SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu : Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm. Nằm trên giường, trùm chăn lên tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói chuyện phiếm để đợi giấc ngủ. Trong căn phòng yên lặng, chỉ nghe rõ tiếng tí tách thong thả và đều đều của chiếc đồng hồ treo trên tường. Nhưng thỉnh thoảng một cơn gió đưa đến văng vẳng những tiếng ếch nhái kêu ở cánh đồng quê chung quanh nhà. Ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ để dưới đất, chiếu lên trần và tường nhà những bóng tối kỳ dị, hơi lung lay. Còn chiếc màn đỏ rộng treo ở giữa nhà thì tối sẫm lại, rủ những nếp vải mỏng manh và tha thướt. Bên kia chiếc màn ấy, là giường của bà tôi và chị tôi nằm. Vào hồi nữa đêm, chúng tôi sực thức dậy, gió thổi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tàu lá chuối; từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào rào đổ xuống mái nhà. (Tiếng chim kêu, Thạch Lam, Truyện ngắn Thạch Lam, Nxb Văn học, 1997, tr.68) Câu 1. (0.75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. (0.75 điểm) Chỉ ra hai chi tiết miêu tả sự yên lặng của đêm trong đoạn trích? Câu 3. (1.0 điểm) Nêu hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong những câu văn: Vào hồi nữa đêm, chúng tôi sực thức dậy: gió thổi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tàu lá chuối, từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào đổ xuống mái nhà. Câu 4. (0.5 điểm) Nhận xét về những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? II. LÀM VĂN (7 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù. Hết
  6. SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) GV cần quan sát bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Điểm thành phần tính đến 0.25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Đọc 3.0 hiểu Câu 1 Phương thức tự sự 0.75 - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm. Câu 2 Chỉ ra hai chi tiết miêu tả sự yên lặng của đêm trong đoạn trích 0.75 Tiếng tí tách thong thả và đều đều của chiếc đồng hồ treo trên tường. Văng vẳng những tiếng ếch nhái kêu ở cánh đồng quê chung quanh nhà. - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý đáp án: 0,5 điểm. Câu 3 Nêu hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong những câu văn: 1.0 Vào hồi nữa đêm, chúng tôi sực thức dậy: gió thổi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tàu lá chuối, từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào đổ xuống mái nhà. -Phép liệt kê được sử dụng để nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thời tiết vào những đêm mưa bão. - Trong câu văn, phép liệt kê còn có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn văn - Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời khác đáp án: 0.0 điểm. Câu 4 Nhận xét về những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. - Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. - Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng 0.5 con người.
  7. - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý đáp án: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời khác đáp án: 0.0 điểm. Làm Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong 7.0 văn tác phẩm Chữ người tử tù. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị 0.5 luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.5 Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt 5.0 các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù và vấn đề cần nghị luận là hình tượng nhân vật Huấn Cao. -Triển khai, giải quyết được vấn đề: Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: + Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.  Tài viết chữ Hán - nghệ thuật thư pháp + “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”. + Ca ngợi tài của Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình: * Kính trọng, ngưỡng mộ người tài, * Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc. Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang bất khuất: + Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình. + Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp. Thản nhiên rũ rệp trên thang gông  Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho uy vũ. + Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”  phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết. + Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.
  8.  Không quy luỵ trước cường quyền. => Đó là khí phách của một người anh hùng. Huấn Cao có một nhân cách, một thiên lương cao cả: + Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân”  trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ. + Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân, đối xử coi thường, cao ngạo. + Khi biết tấm lòng của quản ngục, cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản ngục Huấn Cao nhận lời cho chữ.  Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. + Câu nói của Huấn Cao:“ Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”  Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. => Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng. Nghệ thuật: - Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tác rời nhau.  Quan niệm thẩm mỹ tiến bộ. - Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – người hội tụ nhiều vẻ đẹp. - Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. - Đánh giá, kết luận được vấn đề + “Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. + Tác giả dựng lên thật đẹp nhóm tượng đài thiên lương với bút pháp tài năng bậc thầy về ngôn ngữ. 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm 0.5 nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0.5 ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.00
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2