
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam
lượt xem 1
download

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2024 - 2025 *** Môn: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh : ………………………Số báo danh :……....Lớp ……… I. ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM) Đọc đoạn thơ : “Tôi mồ côi cha năm hai tuổi Mẹ tôi thương con không lấy chồng Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải Nuôi tôi đến ngày lớn khôn. Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ Ngày ấy tôi mới lên năm Có lần tôi nói dối mẹ Hôm sau tưởng phải ăn đòn. Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn Ôm tôi hôn lên mái tóc - Con ơi - trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật. - Mẹ ơi, chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu.” (Nguồn:Lời mẹ dặn - Phùng Quán https://www.thivien.net) Thực hiện các yêu cầu/ Trả lời các câu hỏi sau: Trang 1
- Câu 1 (0,5 điểm). Xác định chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra lời căn dặn của người cha dành cho con được nêu trong đoạn thơ. Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra các dấu hiệu của yếu tố tự sự có trong đoạn thơ trên. Câu 4 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 5 (1,0 điểm). Nêu những phẩm chất của người mẹ trong bốn dòng thơ đầu. Câu 6 (1,0 điểm). Từ những lời mẹ dặn con trong đoạn thơ dưới đây, anh/chị hãy nêu ý nghĩa của việc sống chân thật với bản thân, với xã hội. Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu. Câu 7 (1,0 điểm). Người chọn cách“nói yêu thành ghét” và “nói ghét thành yêu” trước những cám dỗ, thử thách là kiểu người như thế nào trong xã hội? Câu 8 (0,5 điểm). Theo anh/chị sống chân thật có khó khăn không? Vì sao? II. VIẾT (4,0 ĐIỂM) Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề Sống chân thật. ----- Hết----- Trang 2
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024 -2025 Môn: Ngữ văn lớp 10 Phầ Câu Nội dung Điể n m I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ: Tôi 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm - Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm 2 Lời căn dặn của người cha dành cho con được nêu trong đoạn thơ: 0.5 “suốt đời phải làm một người chân thật”. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm - Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm 3 Các dấu hiệu của yếu tố tự sự có trong đoạn thơ: 0.5 - Nhân vật trữ tình tôi kể về hoàn cảnh của mình, của mẹ: Tôi mồ côi…Mẹ tôi không lấy chồng. - Nhân vật tôi kể chi tiết cuộc trò chuyện với mẹ: mẹ tôi hôn lên mái tóc, mẹ tôi hôn lên đôi mắt,… - Tái hiện cụ thể lời nói của nhân vật tôi và mẹ ( ngôn ngữ đối thoại): - Con ơi - trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật. - Mẹ ơi, chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật … Cũng không nói ghét thành yêu.” Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời 2-3 ý trong đáp án: 0.5 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý trong đáp án: 0.25 điểm - Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm 4 Ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn thơ: 1.0 - Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ. - Làm nền để chủ thể trữ tình bộc lộ cảm xúc. - Giúp chủ thể trữ tình thể hiện chân thật cảm xúc, tư tưởng của ý thơ. - … Hướng dẫn chấm: Trang 3
- - Học sinh trả lời 2-3 ý như trong đáp án: 1.0 điểm - Học sinh trả lời 1 ý như trong đáp án: 0.5 điểm - Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng và hợp lý vẫn chấp nhận. 5 Những phẩm chất của người mẹ trong bốn dòng thơ đầu: 1.0 - Thuỷ chung - Giàu tình mẫu tử - Tần tảo, chịu thương chịu khó Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời 2 - 3 ý như tinh thần đáp án: 1.0 điểm - Học sinh trả lời 1 ý như tinh thần đáp án: 0.5 điểm - Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng và hợp lý vẫn chấp nhận. 6 Ý nghĩa của việc sống chân thật với bản thân, với xã hội qua những 1.0 lời mẹ dặn trong đoạn thơ: “Con ơi một người chân thật …Cũng không nói ghét thành yêu”. - Với bản thân: Hạnh phúc khi được sống tự nhiên, sống đúng với cảm xúc của mình. - Với xã hội: Lẽ phải, sự thật được bảo vệ tạo niềm tin cho xã hội. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2-3 ý trong đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1.0 điểm - Học sinh nêu 1 ý trong đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0.5 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời ý khác đáp án nhưng thuyết phục, hợp lý, đảm bảo chuẩn mực đạo đức là chấp nhận được. 7 Người chọn cách“nói yêu thành ghét” và “nói ghét thành yêu” trước 1.0 những cám dỗ, thử thách là kiểu người: - Sống không thật lòng. - Xu nịnh, cơ hội. - Hèn hạ. - … Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời từ 2- 3 ý có nội dung như đáp án: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý có nội dung như đáp án: 0.5 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời ý khác đáp án nhưng hợp lý, đảm bảo chuẩn mực đạo đức pháp luật là chấp nhận được. 8 Tùy vào nhận thức của mình, học sinh đưa ra ý kiến có hay không, vừa có 0.5 vừa không nhưng phải lý giải hợp lý và đảm bảo chuẩn mực đạo đức và Trang 4
- pháp luật. Sau đây là những ý có thể đạt được: Gợi ý: - Có. Vì cuộc sống có những tác động bên ngoài khiến đôi khi con người phải sống gượng ép, che đậy sự thật. Vì thế, lúc ấy con người phải đóng vai, sống khác với tâm ý của mình. - Không. Vì đó là tâm niệm sống đẹp của bản thân. Do vậy luôn coi trọng sự thật và tuân thủ nó cả trong ý nghĩ hành động. - Vừa dễ vừa khó. Vì khi bản thân ý thức được khi nào cần sự thật, khi nào không cần sự thật để thể hiện sự khéo léo trong các tình huống ứng xử. ( Ví dụ: Bác sĩ nói dối tình trạng bệnh nặng của bệnh nhân để an ủi, động viên bệnh nhân chữa bệnh) - … Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được các ý như tinh thần đáp án: 0.5 điểm - Học sinh trả lời được 1 -2 ý như tinh thần đáp án: 0.25 điểm. - Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời ý khác đáp án nhưng hợp lý, đảm bảo chuẩn mực đạo đức pháp luật là chấp nhận được. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống chân thật. 0.25 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. Triển khai 3.0 - Bản chất của vấn đề: + Chân thật là thật thà, ngay thẳng, là chân thành, không giả dối, sống hai mặt, nghĩa là trong lòng nghĩ như thế nào thì bày tỏ ra ngoài đúng như thế. + Sống chân thật là sống đúng với chính mình, sống ngay thẳng, không giả dối, giả tạo từ suy nghĩ đến lời nói, hành động. - Phân tích các khía cạnh của vấn đề: + Biểu hiện của việc sống chân thật: Sống chân thật với bản thân, gia đình, xã hội; Sống chân thật trong sinh hoạt, học tập, công việc. + Ý nghĩa của việc sống chân thật: ++ Với bản thân: Con người hạnh phúc khi sống đúng với cảm xúc của chính mình; tạo giá trị nhân cách của bản thân; được người khác trân trọng. ++ Với xã hội: Lẽ phải, sự thật được bảo vệ, cái xấu, cái ác bị đẩy lùi, triệt tiêu, mọi người sống chan hoà, tin tưởng nhau, … Trang 5
- + Cách thức rèn luyện lối sống chân thật: ++ Bản thân phải nhận thức sống chân thật là một phẩm giá, lối sống tích cực, có ý nghĩa. ++ Rèn luyện lối sống chân thực từ trong ý nghĩ đến hành động, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ môi trường cá nhân, gia đình đến môi trường xã hội. ++ Rèn luyện bản lĩnh và đề cao tinh thần sống có trách nhiệm với xã hội. + Mở rộng vấn đề, phản bác ý kiến trái chiều: Sống chân thật thường hay thua thiệt, sống chân thật dễ bị lợi dụng,… - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề: + Lối sống thật chính là một lối sống đẹp, tạo sự bình an cho bản thân và những người xung quanh, góp phần nâng chất lượng cuộc sống, thúc đẩy xã hội phát triển. +… Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng: 3.0 điểm. - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.0 điểm – 2.0 điểm. - Trình bày sơ sài: 0.25 điểm – 0.75 điểm. . d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0.25 đạt mới mẻ. I + II 10 Trang 6
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2024-2025 Hình thức: 100% tự luận Cấp độ Tỉ lệ Điểm Thành Mạch tư duy phần kiến thức Số câu Biết Hiểu Vận Vận năng lực dụng dụng cao 3 x 15% 1.5 - Thơ 3 x 30% 3 Đọc hiểu 1 x 10% 1,0 1 x 5% 0.5 - Viết bài văn nghị luận xã hội 1 * * * * 40% 4.0 (khoảng 600 chữ): Đề tài: Hình thành lối sống Viết tích cực Tổng 9 100% 10.0 Lưu ý: Tổng độ dài các ngữ liệu sử dụng trong đề không vượt quá 1000 chữ Trang 7
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi Mức độ TT Kĩ năng Nội đánh giá Nhận Thông Vận dung/Đơn vị kiến thức biết hiểu dụng 1 Đọc Thơ Nhận biết: 3 3 2 hiểu ( Tự sự trong - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân thơ trữ tình) vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận biết được các yếu tố tự sự trong thơ trữ tình: đề tài, câu chuyện, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm và bút pháp miêu tả,.... - Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ. - Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. - Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ. Thông hiểu: - Phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản. - Phân tích được vai trò, ý nghĩa của của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình. - Phân tích được đặc điểm hình tượng nhân vật trong bài thơ/đoạn thơ. - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa thông điệp trong bài thơ/ đoạn thơ . - Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ/đoạn thơ. Trang 8
- Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân đối với văn học và cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ. - Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. 2 Viết Viết bài văn * Nhận biết * * * nghị luận xã hội (khoảng - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình 600 chữ): thức của bài văn nghị luận. Đề tài: Hình - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, thành lối biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. sống tích cực - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Trang 9
- - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Trang 10

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
671 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
277 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
494 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
392 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
557 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
351 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
386 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
464 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
251 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
378 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
312 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
469 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
239 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
317 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
230 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
186 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
157 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
141 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
