intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I PHÒNG GD-ĐT CHÂU ĐỨC MÔN: NGỮ VĂN 6 PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Văn bản: + Thể loại: thơ lục bát, truyện đồng thoại, hồi kí. + Chủ điểm: Vẻ đẹp quê hương, Những trải nghiệm trong đời, Trò chuyện cùng thiên nhiên. Ngữ liệu lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. * Yêu cầu cần đạt: + Nhận biết được đặc điểm của thơ lục bát, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ. + Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại, người kể chuyện. + Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí. + Nhận biết và phân tích đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. + Nhận biết được chủ đề của văn bản; + Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. + Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 2. Tiếng Việt: + Từ ghép, từ láy + Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản. + Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ. * Yêu cầu cần đạt + Lựa chọn được từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản. + Nhận biết được cụm từ, tác dụng của mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Nhận biết được biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và tác dụng của chúng;
  2. II/ VIẾT Viết bài văn tự sự * Yêu cầu cần đạt + Nắm vững các bước làm bài văn kể lại một trải nghiệm + Biết trình bày sự việc theo một trật tự hợp lý, kết hợp với yếu tố miêu tả + Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với sự việc, con người trong câu chuyện + Thể hiện được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân PHẦN 2: CẤU TRÚC, MA TRẬN ĐỀ I. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Số câu: 10 + Đọc hiểu: 6 câu trắc nghiệm, 3 câu hỏi ngắn. + Viết: 1 câu - Số điểm: 10 - Thời gian làm bài: 90 phút. II. SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHO CÁC CẤP ĐỘ Tổn g % Nội điểm TT Kĩ dun năng g/đơ Nhậ Thôn VậnVận n vị n g dụn dụ kiến biết hiểu g ng thức ca o TNK T L TN TL TNK TL TN T Q KQ Q KQ L Văn 1 4 câu 1 câu bản - - - câu - - 2,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1 Đọc 60% hiểu Tiếng 2 câu 1 câu Việt 1,0 đ - - 1,0 đ - - - - 2 Viết Văn 1 câu miêu - - - - - - - 40% 4,0 đ tả Tổng số điểm, tỉ lệ 3.0 đ, 30% 2.0 đ, 20% 1.0 đ, 10% 4.0 đ, 40% 100 III. MA TRẬN
  3. Kĩ Nội dung/Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận TT Mức độ đánh giá năng kiến thức thức Vận dụn Thôn g Nhận Vận g hiểu biết dụng cao Nhận 1 Đọc hiểu biết: + Truyện - Nhận đồng thoại; biết được + Hồi kí; những dấu + Thơ lục hiệu đặc 6 TN 2 TL 1TL bát. trưng của thể loại Tiếng Việt: truyện + Mở rộng đồng thành thoại, hồi phần chính của kí, thơ lục câu bằng bát cụm từ. - Nhận biết từ + Lựa chọn ghép, từ từ ngữ láy, cụm phù hợp từ, ẩn dụ, với việc hoán dụ thể hiện Thông nghĩa của hiểu: văn bản. - Hiểu + Ẩn dụ, được ý hoán dụ. nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu; - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ; - Hiểu được chủ đề của văn
  4. bản; - Hiểu được tác dụng của ẩn dụ, hoán dụ, biết lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản. Vận dụng: - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. - Viết câu văn mở rộng thành phần chính bằng cụm từ về nội dung của văn bản. 2 Viết Văn tự sự Viết được bài văn kể 1TL lại một trải nghiệm của bản thân Tổng 6TN 2 TL 1 TL 1TL
  5. Tỉ lệ % 30 % 20 % 10 % 40% UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2022 – 2023 NGUYỄN TRUNG TRỰC MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu […] Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi chị mới kể: - Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em. Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện. Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ. Tôi cất tiếng hỏi lớn: - Ai đứng chóp bu bọn mày? Ra đây ta nói chuyện. […] - Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu đuối như thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không? Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn. (Trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài) Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại
  6. C. Truyện truyền thuyết D. Truyện thần thoại Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất Câu 3 (0,5 điểm): Chi tiết: “Rồi tôi dắt Nhà Trò đi” thể hiện phẩm chất gì của Dế Mèn? A. Nhiệt tình, chăm chỉ B. Thông minh, lanh lẹ C. Năng động, hoạt bát D. Quan tâm, giúp đỡ Câu 4 (0,5 điểm): Câu nào sau đây nói đúng chủ đề của đoạn trích? A. Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, biết bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức, bất công. B. Đoạn trích thể hiện tình cảm sâu sắc Nhà Trò với Dế Mèn. C. Đoạn trích thể hiện tinh thần đoàn kết của bọn Nhện. D. Đoạn trích thể hiện sự ngưỡng mộ của Nhà Trò với Dế Mèn. Câu 5 (0,5 điểm) Trong câu: “Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.”có bao nhiêu từ ghép? A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 6 (0,5 điểm) Từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên là: A. chùn chùn, thui thủi, sừng sững B. thui thủi, yếu đuối, sừng sững C. cỏ xước, chùn chùn, hung dữ D. sợ hãi, dạ ran, sừng sững Câu hỏi tự luận Câu 7 (1.0 điểm) Theo em, có thể thay thế từ “mai phục” trong câu “Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện” bằng từ “ẩn nấp” được không? Vì sao? Câu 8 (1,0 điểm): Em có nhận xét gì về hành động của Dế Mèn trong đoạn trích trên? Câu 9 (1,0 điểm): Qua việc làm của Dế Mèn, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Trong cuộc sống, em đã từng có những trải nghiệm thú vị, hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em . - Hết -
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 I. ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM) Câu Đáp án Điểm 1 B 0,5 2 D 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 0,5 - Không thể thay thế từ “mai phục” trong câu “Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện” bằng từ “ẩn nấp” 0,5 - Vì “ẩn nấp” không thể hiện được rõ ý nghĩa hành động của bọn nhện 7 HS trình bày được ý kiến của mình: Đây là một hành động đep, thể hiện tấm lòng yêu thương, 1,0 nâng đỡ, che chở của Dế Mèn dành cho những người yếu thế trong cuộc sống. (Cho điểm ý kiến khác nếu hợp lí) 10 - HS nêu được cụ thể bài học: 1,0 + Không nên bắt nạt người khác + Phải có tấm lòng yêu thương con người, biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn… - Tôn trọng cách diễn đạt riêng của HS - HS chỉ nêu được một bài học - 0,5 điểm II. VIẾT (4,0 ĐIỂM) 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 3. Kể lại một trải nghiệm HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm, kết hợp kể và tả. 3,0 - Mở bài: Giới thiệu được trải nghiệm. - Thân bài: Trình bày diễn biến của sự việc. - Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với người viết. 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 5. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2