intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian:90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: TRÒ CHƠI: MÈO ĐUỔI CHUỘT a. Mục đích, ý nghĩa: - Góp phần rèn luyện thân thể, tính khéo léo, nhanh nhẹn... cho người chơi. - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết. b. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: - Số lượng người chơi không hạn chế, đứng theo đội hình vòng tròn. - Địa điểm chơi là sân trường, sân nhà… sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. c. Hướng dẫn cách chơi: - Chuẩn bị chơi: + Người chơi phải thuộc bài đồng dao: “Mời bạn ra đâyTrốn đâu cho thoát Tay nắm chặt tayThế rồi chú chuột Đứng vòng tròn hát Lại đóng vai mèo Chuột luồn chỗ hổng Co cẳng đuổi theo Mèo đuổi đằng sauBắt mèo hóa chuột.” Chuột cố chạy mau + Người chơi đứng thành vòng tròn, quay mặt vào tâm, cầm tay nhau giơ lên. + Chọn một bạn làm mèo, một bạn làm chuột đứng giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau.
  2. - Bắt đầu chơi: Nghe hiệu lệnh, tất cả vòng tròn hát vang bài đồng dao, đến câu “Bắt mèo hóa chuột” thì bạn làm chuột chạy thật nhanh – bạn làm mèo đuổi bắt, “chuột” chui chỗ nào thì “mèo” chui vào chỗ ấy để bắt “chuột”. d. Luật chơi: - Mèo phải chui đúng chỗ chuột đã chui để bắt, nếu bắt được chuột là thắng, nếu đuổi nhầm hoặc chui sai chỗ là thua. - Nếu chuột thua thì “ chuột phải cõng mèo”, nếu mèo thua thì “ mèo phải cõng chuột” (Trích trong “100 trò chơi dân gian hay cho thiếu nhi”, NXB Kim Đồng 2014) Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Nghị luận văn học B. Tản văn, tùy bút C. Văn bản thông tin Câu 2 (0,5 điểm):Dấu hiệu nào sau đây giúp em nhận biết được thể loại văn bản thông tin? A. Giải thích được luật lệ, quy tắc về một trò chơi B. Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh) C. Các thông tin chi tiết được triển khai qua các đề mục trong văn bản D. Tất cả những dấu hiệu trên Câu 3 (0,5 điểm): Văn bản trên cung cấp những thông tin cơ bản nào? A. Mục đích, ý nghĩa trò chơi; yêu cầu về số lượng, đội hình, địa điểm chơi; luật chơi trò chơi. B. Mục đích, ý nghĩa trò chơi; yêu cầu về số lượng, đội hình, địa điểm chơi; hướng dẫn cách chơi; luật chơi trò chơi. C. Mục đích, ý nghĩa trò chơi; yêu cầu về số lượng, đội hình, địa điểm chơi; hướng dẫn cách chơi. D. Mục đích, ý nghĩa trò chơi; hướng dẫn cách chơi; luật chơi trò chơi. Câu 4 (0,5 điểm): Trong các từ sau từ nào là thuật ngữ? A.Sôi nổi B. Vòng tròn C. Sạch sẽ D. Rèn luyện Câu 5 (1,5 điểm): Có thể thay đổi trật tự các thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được không? Vì sao? Câu 6 (1 điểm): Nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ. Câu 7 (1,5 điểm): Tìm từ toàn dân tương ứng với từ địa phương: “cẳng”? Đặt một câu với từ toàn dân vừa tìm được. II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (4.0 điểm) Viết bài văn thuyết minh về các phương pháp tự học ở nhà hiệu quả đối với học sinh.
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRAHỌC KÌ I – NGỮ VĂN 7 Năm học: 2022 - 2023 I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Câu hỏi Nội dung Điểm Trắc * Mỗi câu đúng đạt 2.0 nghiệm 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C D B B Tự luận Câu 5: - Không thể thay 0,5 đổi trật tự các thông 1.0 tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” - Vì: Nếu thay đổi 1.0 trật tự các thông tin thì nội dung văn bản sẽ không được mạch lạc, không theo đúng thứ tự phù hợp, người đọc khó nắm bắt được cách chơi. 0,5 Câu 6: - HS nêu được ít 1.0 nhất 2 ưu điểm ( mỗi ý đúng 0,5 điểm) + Trò chơi dân gian giúp rèn luyện thể chất, tăng tình đoàn kết, kỹ năng sống của trẻ em. + Các trò chơi phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi từ trẻ con, trai gái đến những người trung niên hoặc người lớn tuổi. + Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa tạo sân chơi lành mạnh cho
  4. các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục… Câu 7: - Từ toàn dân : từ “chân” - HS đặt một câu có từ “chân” ( yêu cầu đúng ngữ pháp, ý nghĩa) II. TẠO LẬP VĂN *Hình thức: xác BẢN định đúng yêu cầu 1.0 đề và cấu trúc của bài văn thuyết minh, đảm bảo bố 3.0 cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, kết hợp miêu tả sinh động hấp dẫn. * Nội dung: HS có thể giới thiệu được các phương pháp tự học ở nhà hiệu quả như: 1. Chuẩn bị điều kiện học tập: - Xác định tư tưởng: - Tạo nơi học tập cố định - Hạn chế đến mức thấp nhất việc xem ti vi, phim ảnh, nghe nhạc…Khi vào học là phải tập trung. 2. Lập thời khóa biểu học tại nhà: - Tự lập cho mình TKB học tại nhà và thực hiện nghiêm túc, đúng giờ như ở trường. - TKB tại nhà dựa vào TKB ở trường, chủ yếu là học bài cho ngày nay và mai. Tùy môn mà dành thời gian ít
  5. hoặc nhiều, không xem nhẹ, bỏ sót môn phụ. 3. Đối với những bài đã học tại lớp trong ngày: - Phải học lại bài học vừa xong trong ngày - Phải trả lời cho được tất cả các câu hỏi của SGK, làm tất cả bài tập 4. Đối với việc học bài cũ: - Môn học ngày mai ít khi trùng với hôm nay, thế nhưng nhờ đã hiểu bài từ trước nên việc ôn lại sẽ ít tốn thời gian. - Hạn chế việc học thuộc lòng từng câu, từng từ trong sách hoặc bài giảng - Tập thói quen nắm ý chính của mỗi phần rồi từ đó diễn đạt theo ý của mình. - Học bài nào chắc bài đó, cần phải hiểu rõ nội dung chính mới nhớ lâu và cũng là cơ sở chắc chắn để học tốt bài tiếp theo . - Khi đã nắm chắc bài, còn thời gian nên lấy kiến thức học thêm, sách tham khảo… giải các bài tập khó của bài ấy để mở rộng kiến thức. 5. Đối với việc nghiên cứu bài mới cho ngày mai: Mục đích chính là đọc – hiểu. - Đọc từng câu và nghiên cứu thật kỹ
  6. từng ý bài mới, tìm cho được trọng tâm bài. - Những chỗ chưa hiểu, dùng bút chì đánh dấu để khi đến lớp chú ý nghe giảng. - Lĩnh hội kiến thức mới từ chỗ tự nghiên cứu và nghe giảng là đã thuộc bài tại lớp. * Biểu điểm chung: - Điểm 4: Đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănthuyết minh; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3- 3.5: Đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn thuyết minh, đảm bảo bố cục mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn thuyết minh, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Các trường hợp còn lại. Giáo viên linh động khi chấm bài, tôn trọng sự sáng tạo của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2