intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Núi Thành” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề này gồm 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc kỹ phần trích và thực hiện các yêu cầu sau: Lưng mẹ còng rồi Một miếng cau khô Cau thì vẫn thẳng Khô gầy như mẹ Cau- ngọn xanh rờn Con nâng trên tay Mẹ- đầu bạc trắng Không cầm được lệ Cau ngày càng cao Ngẩng hỏi giời vậy Mẹ ngày một thấp - Sao mẹ ta già? Cau gần với giời Không một lời đáp Mẹ thì gần đất! Mây bay về xa. Ngày con còn bé Cau mẹ bổ tư Giờ cau bổ tám Mẹ còn ngại to! (Đỗ Trung Lai, Đêm sông Cầu, NXB Quân đội nhân dân, 2003.) 1. Trắc nghiệm khách quan (3.5 điểm) Hãy chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D và ghi vào giấy bài làm để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 7. Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ. B. Thơ năm chữ. C. Thơ tự do. D. Thơ lục bát. Câu 2. Bài thơ viết về ai? A. Người con. B. Người bà. C. Người mẹ. D. Người cháu. Câu 3. Bài thơ mượn hình ảnh loài cây nào để khắc họa hình ảnh người mẹ? A. Cây tre. B. Cây cau. C. Cây dừa. D. Cây vú sữa. Câu 4. Cách ngắt nhịp của khổ thơ sau là Cau ngày càng cao Mẹ ngày một thấp Cau gần với giời Mẹ thì gần đất! A. 2/2. B. 1/1/2. C. 3/1. D. 1/3.
  2. Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Nói giảm nói tránh. D. Nói quá. Câu 6. Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình? A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua. B. Nhớ mẹ rất nhiều nhưng không thể về thăm mẹ. C. Xót xa cho mẹ vì mẹ quá vất vả. D. Tự hào về mẹ vì mẹ có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Câu 7. Em hiểu thế nào về hình ảnh “Mây bay về xa”? A. Đơn thuần là hình ảnh đặc sắc của thiên nhiên trên bầu trời với không gian rộng lớn. B. Mẹ già đi là theo quy luật tự nhiên, một ngày nào đó mẹ sẽ rời xa con cái. C. Là hình ảnh thiên nhiên sinh động làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cả bài thơ. D. Là tình cảm của tác giả muốn nhắn gửi đến chúng ta phải biết yêu thương mẹ. 2. Tự luận (2.5 điểm) Câu 8. Xác định và nêu tác dụng biện của pháp tu từ trong dòng thơ sau:“Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ”? (1.0 điểm) Câu 9. Sau khi đọc bài thơ, có người cho rằng: Cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ. Theo em, điều đó có đúng không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 10. Quan sát thành viên trong gia đình mình qua năm tháng, em thấy người thân có sự thay đổi. Cảm xúc của em khi nhận ra những thay đổi ấy như thế nào? (0.5 điểm) II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một sự việc đáng nhớ của em. .................................................. Hết ................................................................ Họ và tên học sinh........................................................; số báo danh.................................
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý ghi điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I. ĐỌC ĐỌC HIỂU 6.0 HIỂU 1 A 0.5 2 C 0.5 Trắc 3 B 0.5 nghiệm 4 D 0.5 5 C 0.5 6 A 0.5 7 B 0.5 - Biện pháp tu từ so sánh. 0.5 - Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh người mẹ hao gầy được ví 8 như miếng cau khô đã gợi lên được sự vất vả, hi sinh suốt một đời người đồng thời nhằm biểu đạt những tình cảm thân 0.5 thương, quen thuộc để chúng ta dễ dàng cảm thông và thấu Tự luận hiểu, thương cho tuổi già của mẹ. - Đó là ý kiến đúng. 0.25 - Bởi vì, mẹ là người rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi 9 chúng ta. Hơn nữa, cuộc đời của con người rất hữu hạn, mẹ chẳng thể sống bên ta cả đời. Vì thế, chúng ta cần phải biết quý 0.75 trọng những ngày tháng được ở bên mẹ. - Em nhận thấy sự hi sinh thầm lặng của người thân để mưu sinh, lo toan cho cuộc sống gia đình, qua đó em thấy thương 10 yêu người thân của mình nhiều hơn. 0.5 - Em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập tốt để người thân yêu không phải phiền lòng vì em…. (HS có thể trả lời quan điểm phù hợp với vấn đề đặt ra.) VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm về con người hoặc sự 0.5 việc. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.25 II. VIẾT Biểu cảm về một sự việc đáng nhớ của em. c. Biểu cảm về một sự việc đáng nhớ của em.
  4. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về một sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ. - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về sự việc đó. * Thân bài: 2.5 - Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của sự việc. * Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với sự việc được nói tới. d. Chính tả, ngữ pháp. 0.25 Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn linh hoạt yếu tố biểu cảm kết hợp với tự sự về cách nhìn nhận đánh giá một 0.5 sự việc đáng nhớ của em; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt; bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, giàu cảm xúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2