intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU TỔ VĂN MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Tổng Mức độ nhận thức Kĩ Nội dung/đơn vị kiến % điểm TT năng thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng - TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc 1. Tùy bút, tản văn hiểu 2. Văn bản thông tin - 2 - 2 - 1 60 3. Nghị luận văn học. 2 Viết 1. Biểu cảm về về con người, sự việc. 2.Phân tích đặc điểm - 1* - 1* - 1* 40 nhân vật trong một tác phẩm văn học. Tổng 0 20 0 30 0 50 100 Tỉ lệ % 20% 30% 50% Tỉ lệ chung 50% 50% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Chủ đề Nhận Vận kiến thức hiểu biết dụng 1 Đọc hiểu . Nhận biết 1.Tùy bút, - Nhận biết được các chi tiết tiêu tản văn biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. 2TL 2TL 1TL Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản; nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền. Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.
  3. Nhận biết: 2.Văn bản - Nhận biết được thông tin cơ bản thông tin của văn bản thông tin. - Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Nhận biết được đặc điểm của thuật ngữ. * Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin. - Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại). - Chức năng của thuật ngữ. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn 3.Nghị bản điện tử. luận văn - Rút ra được những bài học cho học bản thân từ nội dung văn bản. Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung
  4. chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của các từ có yếu tố đó. Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. 2 Viết Biểu cảm Viết được bài văn thể hiện được 1* 1* 1* về về con tình cảm, cảm xúc của mình về con người, sự người, sự vật để lại cho em ấn việc. tượng sâu sắc. Bài viết phải dùng ngôi thứ nhất, thể hiện được tình cảm chân thực, trong sáng. Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc. Phân tích Viết được bài phân tích đặc điểm đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn nhân vật học. Bài viết có đủ những thông tin trong một về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân tác phẩm vật trong tác phẩm; phân tích được văn học. các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Tổng 2TL+1* 2TL+1* 1TL+1* Tỉ lệ % 20% 30% 50% Tỉ lệ chung 50 50
  5. TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: CHUYỆN CƠM HẾN […] Tôi xin giới thiệu một ngày “hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến(1). Những món Huế như bún bò, cháo lòng … bây giờ trở thành phổ biến khắp nước (dù đã mất đi bản chất cay của nó), chỉ là món cơm hến này không nơi nào có, Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn nghêu(2) xắt(3) nhỏ, đâu phải là hến! Vậy thì, cơm hến là gì? Trước hết nói về cơm, người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ có cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời này chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp(4) kẹp rau mưng(5), và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biên món ăn , gọi là cơm hến. Sau này người Huế người ta bày thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy (…). Người Huế ( Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong lập trường ăn uống của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hoá hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cũng phải giống y như nghìn xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá cách, chỉ tạo nên những “đồ giả”! Xin tiếp tục chuyện cơm Hến. Hến ở Huế, ngon nhất là hến cồn, do đó cái dò nổi chiếm vị trí “Tả Thanh Long”(6) rất sang trọng trong Dịch Lí(7) của kiến trúc kinh thành, dân chỉ gọi nôm na là Cồn Hến. (…) Người ta luộc hến xong đem ra sông đãi trong những chiếc rổ lớn, tách vỏ, lấy riêng mặt hến đem đong chén bán cho những người làm cơm hến. … Món thứ ba trong cơm hến là rau sống, chỉ một nhúm thôi, nhưng rau sống này làm bằng chân chuối hoặc bắp chuối xắt mảnh như sợi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, có khi còn điểm thêm những cánh bông hoa vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi hương riêng. Nước luộc hến được múc ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút, bằng chiếc gáo làm bằng sọ dừa xinh xắn, cho vào một cái tô đã gồm đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng, màu trắng đùng đục. Vâng, mê nhất cái màu trắng đục ấy, ăn cơm hến mà chê nước đục là … dại! […] (Hoàng Phú Ngọc Tường, Huế- Di tích và con người, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2001, tr 44-50) * Hoàng Phú Ngọc Tường, sinh năm 1937, quê ở Quảng Trị, sống và làm việc tại Huế. Sáng tác của ông toát lên cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ Quốc, đặc biệt là Huế. *Chú thích: (1) Hến: động vật thân mềm, có hai mãnh vỏ, sống ở vùng nước lợ hoặc nước ngọt. (2) Nghêu: động vật thân mềm, có hai mãnh vỏ, sống ở vùng nước mặn ven biển. (3) Xắt: thái. (4) Cá lẹp: loài cá nhỏ, thân mỏng, xương mềm, thịt nhão vì nhiều mỡ, sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven biển. (5) Rau mưng: lá non của cây lộc vừng, có vị hơi chát, đắng chút chua. (6) Tả Thanh Long: rồng xanh ở bên trái ( Theo quan niệm phong thuỷ xưa) (7) Dịch Lí: bộ môn nghiên cứu về nguyên tắc biến đổi của vạn vật, vũ trụ theo cái nhìn bao quát nhất.
  6. Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn). Câu 1. (1,0 điểm) Tìm những nguyên liệu chính làm ra món cơm hến? Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy chỉ ra đặc trưng ( Cái tôi) của tuỳ bút trong đoạn văn sau: “ Tôi xin giới thiệu một ngày “hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món Huế như bún bò, cháo lòng … bây giờ trở thành phổ biến khắp nước (dù đã mất đi bản chất cay của nó), chỉ là món cơm hến này không nơi nào có, Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến!” Câu 3. (1,5 điểm) Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong câu sau? “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là là một yếu tố văn hoá hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản”. Câu 4. (1,5 điểm) Qua đoạn trích, em hãy cho biết thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc? Câu 5. (1,0 điểm) Trong đoạn trích, tác giả giới thiệu món cơm hến nổi tiếng ở Huế. Vậy em đã được thưởng thức món ăn ngon nào? Nêu cảm nhận? II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn trình bày tình cảm, cảm xúc của mình về con người hay một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. -----HẾT-----
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I Phần đọc – hiểu (6,0 điểm) 6,0 1 HS nêu được: cơm nguội, hến và rau sống. 1.0 2 Câu văn: “Tôi xin giới thiệu một ngày “hạnh phúc trời hành” của 1.0 dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến ”. 3 Giải nghĩa từ có yếu tố Hán Việt: - Di sản: Những tài sản, giá trị vật chất và tinh thần được truyền từ 0.75 đời này sang đời khác. - Quan trọng: Những điều có giá trị lớn, mang tính chất then chốt 0.75 cần được chú trọng, coi trọng hơn. 4 Thông điệp: Tình yêu sâu sắc với quê hương và ẩm thực Huế, ẩm 1.5 thực là một biểu tượng văn hoá, cần trân trọng và bảo tồn qua thời gian. 5 -HS tự trình bày suy nghĩ bản thân và nêu cảm nhận . GV linh động 1.0 cho điểm. II II. Phần viết (4,0 điểm) 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Trình bày tình cảm, cảm xúc của mình về con người hay sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. c. Biểu cảm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn biểu cảm về con người, sự việc: * Mở bài: Giới thiệu cảm xúc chung về con người, sự việc để lại 2.5 cho em ấn tượng. * Thân bài: Trình bày các cảm xúc về con người, sự việc: + Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm với người đó. + Đối với bài văn biểu cảm về sự việc,người viết có thể bộc lộ cảm xúc theo một trình tự diễn biến, sự việc. - Tình cảm chân thực, trong sáng. - Kết hợp với các yếu tố miêu tả, tự sự để lí giải tình cảm, cảm xúc. * Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc đối với con người,sự việc. Rút ra bài học đáng nhớ với bản thân
  8. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: những phát hiện mới mẻ, sáng tạo. 0,5 -----HẾT-----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2