intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH-THCS Kroong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH-THCS Kroong’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH-THCS Kroong

  1. TRƯỜNG TH - THCS KROONG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: XÃ HỘI Năm học: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TL TL TL TL 1. ĐỌC HIỂU - Biết được tên - Hiểu được Viết được một tác giả, tác tác dụng của từ đoạn văn ngắn phẩm, nội dung tượng hình, đoạn văn tượng thanh - Biết các từ - Hiểu được tượng hình, mối quan hệ tượng thanh giữa các vế được tác giả sử trong câu ghép dụng trong đoạn văn - Biết cấu tạo của câu ghép Số câu 0,5 0,25 0,25 1 Số điểm 3,0 1,0 1,0 5,0 Tỉ lệ % 30 10 10 50 2. LÀM VĂN Xác định đúng Có bố cục rõ Vận dụng linh Có sự sáng kiểu bài văn ràng, hiểu hoạt, hợp lí tạo, bày tỏ thuyết minh đúng đặc trưng các yếu tố tự được những về đối tượng sự, miêu tả và nhận xét, suy thuyết minh biểu cảm vào nghĩ của cá bài văn thuyết nhân về đối minh tượng thuyết minh, bài viết có chiều sâu Số câu 0,25 0,25 0,25 0,25 1 Số điểm 1,0 2,0 1,0 1,0 5,0 Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 Tổng số câu 0,75 0,5 0,5 0,25 2,0 Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
  2. TRƯỜNG TH - THCS KROONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: XÃ HỘI Năm học: 2021 - 2022 Họ tên:.......................................... Môn: Ngữ văn 8 Lớp:...... Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (5,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”. a. (2,0 điểm). Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn. b. (1,0 điểm). Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. c. (1,0 điểm). Câu: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”. Phân tích cấu tạo của câu ghép? Nêu mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép? d. (1,0 điểm). Từ nội dung đoạn văn trên. Hãy viết một đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật chính trong tác phẩm trên? Câu 2: (5,0 điểm). Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. ………Hết………
  3. TRƯỜNG TH - THCS KROONG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 ( Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang ) HƯỚNG DẪN CHUNG: - Học sinh làm theo cách khác mà đúng và logic thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài làm tròn theo đúng quy chế. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: Câu Nội dung Điểm a - Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam 1,0 Câu 1 Cao. (5,0 điểm) - Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu Vàng. 1,0 b - Từ tượng hình: móm mém 0,25 - Từ tượng thanh: hu hu 0,25 - Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu Vàng. 0,5 c - Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên và cái miệng/ móm mém của CN VN CN VN 0,5 lão mếu như con nít. - Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ đồng 0,5 thời d Đây là câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể có cách trả lời riêng, miễn đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi và phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của học sinh lớp 8. Tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được nhân vật chính của tác phẩm 0,5 - Cảm nhận riêng của cá nhân về nhân vật chính. 0,5 Ví dụ: - Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để lại cho người đọc ít nhiều suy nghĩ. - Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm (nhà nghèo, vợ mất sớm, gà trống nuôi con, con trai thì đi làm xa,...) - Nhưng lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu. (yêu quý con Vàng, hết mực thương yêu con trai, đức tính tự trọng đáng quý). - Lão Hạc là một nhân vật điển hình cho tầng lớp nông dân trong xã hội cũ… Nam Cao đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật… Câu 2 Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. (5,0 điểm) Yêu cầu chung: - Thể loại: Văn thuyết minh.
  4. - Nội dung: Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. - Hình thức: + Theo bố cục của một bài văn đầy đủ ba phần rành mạch, chặt chẽ. + Trình bày khoa học, sạch đẹp. + Bài văn bám sát chủ đề yêu cầu. Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng trong học tập hoặc 1,0 trong sinh hoạt. * Thân bài: - Miêu tả hình dáng, màu sắc 0,75 - Giới thiệu các bộ phận của đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. 0,75 - Công dụng của đồ vật 0,75 - Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng đó. 0,75 * Kết bài: Mối quan hệ của đồ dùng hay vật dụng đó với người học sinh hay với mọi người nói chung. 1,0 * Hướng dẫn chấm: Điểm 5: Bài làm thể hiện rõ và đầy đủ yêu cầu về hình thức và nội dung; có năng lực viết văn thuyết minh, thể hiện được nội dung một cách chân thực, tự nhiên, trong sáng, sâu sắc; văn viết lôi cuốn, mạch lạc; biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm hiệu quả; sai sót không đáng kể về lỗi dùng từ, chính tả. Điểm 4: Bài làm thể hiện rõ yêu cầu và hình thức, nội dung bài viết đủ ý, sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, lôi cuốn, bố cục bài làm rõ ràng. Biết cách viết một bài văn thuyết minh xong một vài câu văn còn mắc lỗi diễn đạt, sai sót nhỏ trong việc dùng từ. Điểm 3: Bài làm cơ bản đảm bảo các yêu cầu về hình thức xong nội dung bài viết còn thiếu một số ý, văn viết chưa được mạch lạc, gợi cảm, hoặc thân bài mới chỉ giải quyết được 2/3 nội dung; còn sai sót trong diễn đạt, mắc từ 6 đến 10 lỗi chính tả. Điểm 2: Bài làm thể hiện được 50% nội dung trong dàn ý; bố cục chưa đầy đủ, diễn đạt hạn chế, còn sai sót nhiều về chính tả, cách dùng từ. Điểm 1: Bài làm chỉ viết được một đoạn văn ngắn có liên quan đến yêu cầu của đề hoặc quá sơ sài, không đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức; sai nhiều về chính tả, cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt quá lủng củng hoặc không biết diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý:Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm bài giáo viên cần vận dụng linh hoạt, căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm nhằm đánh giá học sinh trên các phương diện kiến thức, kĩ năng, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS. Cần phát hiện và trân trọng sự sáng tạo của các em.
  5. Giáo viên ra đề Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH Phạm Thị Huệ Đăng Thị Hương Nguyễn Đức Hải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2