intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc

  1. PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá mức độ đạt được của học sinh trong quá trình dạy học (tuần 1 đến tuần 14) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Nắm bắt khả năng học tập và trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 8. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Lĩnh vực Vận dụng Vận dụng cao 1.Phần Đọc- hiểu: -Nhận biết tên văn bản, - Hiểu, giải thích chi - Trình bày quan điểm, Ngữ liệu: Một phần tác giả, ngôi kể, PTBĐ tiết quan trọng trong suy nghĩ của bản thân trích từ văn bản đã học. chính của phần trích. đoạn trích. từ vấn đề liên quan đến -Nhận biết trường từ đoạn trích. vựng, từ tượng thanh, tượng hình, câu ghép, các biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm, nói tránh,
  2. Số câu: Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu: 1 6 Số điểm: Số điểm: 3.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.0 5.0 Tỉ lệ %: TL: 30% TL: 10% TL: 10% 50% 2. Phần Làm văn: Viết bài văn thuyết minh 1 Số câu: Số câu: 1 5.0 Số điểm: Số điểm: 5.0 50% Tỉ lệ %: TL: 50% TS câu Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu: 2 7 TS điểm Số điểm: 3.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 6.0 10 Tỉ lệ % TL: 30% TL: 10% TL: 60% 100%
  3. BẢNG ĐẶC TẢ I/ Đọc - hiểu văn bản: Câu 1: Học sinh xác định được tên văn bản và tác giả. Câu 2: Học sinh xác định được ngôi kể, phương thức biểu đạt trong văn bản. Câu 3: Học sinh xác định được câu ghép Câu 4: Học sinh xác định được biện pháp tư từ nói giảm, nói tránh; trường từ vựng trong đoạn văn. Câu 5: Học sinh biết xác định được một nội dung của tác phẩm. Câu 6: Học sinh biết cách trình bày quan điểm của mình trước một vấn đề. II/ Làm văn: Học sinh có kỹ năng làm một bài văn thuyết minh.
  4. PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO (Đề có 01 trang) Họ tên : Lớp: ĐIỂM ĐỀ 1: I/ Đọc - hiểu văn bản (5 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đó là chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. “Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan... (SGK Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định tên tác giả, tên tác phẩm chứa đoạn trích trên? Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính, ngôi kể trong đoạn văn trên? Câu 3 (1 điểm). Phân tích cấu tạo của câu in đậm trong đoạn trích trên và cho biết đó là kiểu câu gì? Câu 4 (1 điểm). Hãy cho biết câu văn: “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?
  5. Câu 5 (1 điểm). Kết thúc truyện, Xiu đã nói với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì sao? Câu 6 (1 điểm). Từ nội dung trên, hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương giữa con người với nhau trong xã hội. II/ Làm văn (5 điểm). Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm. PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2022 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO 2023 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI LỚP 8 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 Phút Họ tên : Lớp: ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ 2: I/ Đọc - hiểu văn bản (5 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (SGK Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1(0.5 điểm). Xác định tên tác giả, tên tác phẩm chứa đoạn trích trên? Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính, ngôi kể trong đoạn văn trên? Câu 3 (1 điểm). Phân tích cấu tạo của câu in đậm trong đoạn trích trên và cho biết đó là kiểu câu gì? Câu 4 (1 điểm). Tìm các từ thuộc cùng một trường từ vựng trong đoạn trích trên và gọi tên trường từ vựng đó. Câu 5 (1 điểm). Hãy trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn?
  6. Câu 6 (1 điểm). Từ nội dung trên, hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. II/ Làm văn (5 điểm). Thuyết minh về cây lúa Việt Nam. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1: I/ Đọc - hiểu văn bản (5 điểm) Câu1(0.5 điểm) - Đoạn văn trích từ văn bản: “Chiếc lá cuối cùng” (0.25đ) - Tác giả: nhà văn O. Hen - ri (0.25đ) Câu 2 (0.5 điểm) - Đoạn văn kể theo ngôi: thứ ba (0.25đ) - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: tự sự (0.25đ) Câu 3 (1 điểm). Mỗi ý đúng được 0.5 điểm - Hôm nay nó/ sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em/ sẽ chết”. C V C V - Câu ghép Câu 4 (1 điểm): Mỗi ý đúng được 0.5 điểm. - Nói giảm, nói tránh: chuyến đi xa xôi bí ẩn: chỉ cái chết - Tác dụng: tránh cảm giác ghê sợ, buồn bã. Câu 5 (1 điểm) Học sinh giải thích đúng mỗi ý sẽ được 0,25 điểm - Chiếc lá đẹp giống như thật. - Được vẽ bằng tình yêu thương chân thành, đức hi sinh cao cả của cụ Bơ-men. - Đem lại niềm tin, niềm hi vọng sống, nghị lực cho một con người tưởng như đã tuyệt vọng tận cùng.  Phản ánh quan niệm sáng tác nghệ thuật của O. Hen-ri: nghệ thuật vị nhân sinh. Câu 6 (1 điểm) Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: - Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình yêu thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. - Ý nghĩa: + Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩa + Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người. + Là động lực, ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách - Thái độ: + Tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ với những nỗi đau của người khác. + Phê phán lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình. II/ Làm văn : ( 5 điểm)
  7. A. Một số vấn đề cần lưu ý: 1. Về nội dung bài làm: - Học sinh viết thành một bài văn thuyết minh giới thiệu về chiếc mũ bảo hiểm. - Các ý chính trong bài : 1. Mở bài (0.5 điểm) Giới thiệu về chiếc mũ bảo hiểm 2. Thân bài * Lịch sử phát triển: (0.5 điểm) Mũ bảo hiểm xuất hiện từ rất lâu về trước, xuất hiện cùng với chiến tranh. Những chiếc mũ làm bằng da, sau đó được rèn sắt nhằm bảo vệ đầu cho binh lính khi tham chiến. Đến thời La Mã, những chiếc mũ bảo hiểm được đúc bằng đồng, có chóp nhọn và có thể che chắn cả phần mặt. Thế kỉ XVI-XVII mũ bảo hiểm làm bằng thép nhẹ, có vành rộng. Ngày nay, mũ bảo hiểm được cách tân và cải tạo để phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày: Mũ được làm bằng nhựa, nhẹ, dễ sử dụng, dùng để bảo vệ đầu khi tham gia giao thông hay khi lao động. * Cấu tạo của mũ bảo hiểm: (2 điểm) Vỏ mũ: Thường làm bằng nhựa cứng, có độ bền cao. Kích thước, màu sắc và họa tiết trên vỏ mũ ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng. Ruột mũ: Làm bằng xốp nhẹ, bọc bên ngoài là lớp vải mềm tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi đội. Quai mũ: Dùng để cố định mũ với phần đầu của người sử dụng, có thể tùy ý điều chỉnh độ dài của quai mũ. Kính mũ: Kính mũ được gắn bên ngoài vỏ mũ dùng để che nắng, mưa, bụi bẩn. * Phân loại: (0.5 điểm) - Mũ bảo hiểm dùng trong giao thông: Mũ bảo hiểm đội nửa đầu Mũ bảo hiểm đội cả đầu - Mũ bảo hiểm dùng trong lao động (Mũ bảo hộ) * Cách sử dụng: (0.5 điểm) Sử dụng khi tham gia giao thông hoặc làm việc tại công trường, nhà máy. Mũ cần vừa đầu, khi đội mũ phải cài khóa để cố định. * Công dụng của mũ bảo hiểm: (0.5 điểm) Che mưa, nắng, bảo vệ mắt. Giảm va đập, bảo vệ đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não. 3. Kết bài (0.5 điểm) Khẳng định ý nghĩa của mũ bảo hiểm trong cuộc sống con người: Vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, bảo vệ đầu, tránh những tác động ngoại lực lên đầu. 2. Về hình thức bài làm : a. Bố cục bài làm hoàn chỉnh, tách đoạn văn hợp lí, trình bày sạch, chữ viết rõ. b. Ít sai sót về dùng từ, lỗi chính tả …
  8. ĐỀ 2: I/ Đọc - hiểu văn bản (5 điểm) Câu1 (0.5 điểm) - Đoạn văn trích từ văn bản: “Trong lòng mẹ” (0.25đ) - Tác giả: nhà văn Nguyên Hồng (0.25đ) Câu2 (0.5 điểm) - Đoạn văn kể theo ngôi: thứ nhất (0.25đ) - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: tự sự (0.25đ) Câu 3 (1 điểm). Mỗi ý đúng được 0.5 điểm Tôi/ ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi/ thấy C V C những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. V  Câu ghép Câu 4 (1 điểm): Mỗi ý đúng được 0.5 điểm. - Trường từ vựng: gương mặt, đôi mắt, gò má, đùi, đầu, cánh tay, khuôn miệng ­ Đây là trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” Câu 5 (1 điểm): Cảm giác vui mừng, hạnh phúc, sung sướng vô cùng của cậu bé Hồng khi được gặp mẹ, nằm trong lòng mẹ. Câu 6 (1 điểm) Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: - Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. - Ý nghĩa của tình mẫu tử: + Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa. + Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống. + Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn. + Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân. - Bài học: + Cần biết yêu thương, trân trọng và có ý thức báo đáp những tình cảm lớn lao của mẹ. + Chúng ta hãy cố gắng học tập để trở thành những người con ngoan, trò giỏi khiến cho mẹ tự hào.
  9. II/ Làm văn : ( 5 điểm) A. Một số vấn đề cần lưu ý: 1. Về nội dung bài làm: - Học sinh viết thành một bài văn thuyết minh giới thiệu về cây lúa Việt Nam. - Các ý chính trong bài: 1. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu về cây lúa nước 2. Thân bài: - Đặc điểm của cây lúa (1 điểm) + Cây lúa sống ở dưới nước + Thuộc loại cây một lá mầm + Là loài cây tự thụ phấn - Cấu tạo của cây lúa (2 điểm) + Rễ: Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen. Thời kỳ mạ: Rễ mạ dài 5-6 cm Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng Thời kỳ trổ bông: Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây + Thân lúa: Thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá Bẹ lá: Là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân. Phiến lá: Hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai). Lá thìa: Là vảy nhỏ và trắng hình tam giác. Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm + Chức năng của thân: Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon trước khi lúa trỗ bông. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, đảm bảo cho bộ lá khỏe, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao. + Ngọn: Đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.Cách trồng lúa:- Hạt lúa ủ thành cây mạ- Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa- Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông- Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa - Vai trò của lúa (0.5 điểm) + Trong cuộc sống thường ngày: Chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác + Trong kinh tế: Buôn bán và xuất khẩu lúa gạo - Thành tựu về lúa (0.5 điểm) + Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia. + Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan. 3. Kết bài (0.5 điểm) Khẳng định ý nghĩa, vai trò của cây lúa 2. Về hình thức bài làm : a. Bố cục bài làm hoàn chỉnh, tách đoạn văn hợp lí, trình bày sạch, chữ viết rõ. b. Ít sai sót về dùng từ, lỗi chính tả …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2