intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Hội An” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Hội An

  1. UBND TP HỘI AN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC, Môn: Ngữ văn – Lớp 8 THCS TRẦN QUỐC TOẢN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 15) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA. - Hình thức: Trắc nghiệm, tự luận. - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường MA TRẬN ĐỀ Mức độ TT Nội nhậ dun n Kĩ g/ thức năn đơn Vận Nhậ Thô Vận g vị dụn Tổng n ng dụn kiến g biết hiểu g thức cao TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ 1 Thơ 0 3 1 0 1 0 1 Đọc 4 hiểu Truy ện Tỉ lệ 10 % 20 15 10 10 5 60 điểm Nghị luận về một 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 vấn đề đời sống Tỉ lệ 10 15 10 5 40 điể m từng loại
  2. câu hỏi Tỉ lệ % điểm các 70 30 100 mức độ nhận thức Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ. Chương dung/ Mức độ nhận thức TT / Đơn vị đánh Vận Nhận Thông Vận Chủ đề kiến giá dụng biết hiểu dụng thức cao 1 Đọc Thơ Nhận . . 1TL hiểu Đường biết: luật - Nhận biết được thể thơ; 4 TN 3 TN 1TL đặc 1 TL điểm của thơ thất ngôn bát cú Đường luật; đặc điểm thơ trào phúng; từ tượng hình. Thông hiểu: - Hiểu được giá trị nội dung; nghệ thuật của văn bản. - Hiểu được thông điệp của văn
  4. bản. Vận dụng: - Phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. Vận dụng cao: - Nêu được bài học nhận thức rút ra từ văn bản. 2 Viết Nghị Nhận 1* 1* 1* 1TL luận về biết: một vấn - Xác đề đời định sống được (con cấu trúc người bài văn trong nghị mối luận về quan hệ một vấn với cộng đề đời đồng, sống đất (con nước) người trong mối quan hệ với cộng
  5. đồng, đất nước) - Xác định được kiểu bài nghị luận về vấn đề đời sống. - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thông hiểu: - Viết đúng về nội dung, về hình thức. - Lập luận, sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Vận dụng: - Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống.
  6. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức
  7. thuyết phục. 3 TN 4 TN 1 TL 1 TL Tổng 1TL 1*TL 1*TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  8. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút.(không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Chế học trò ngủ gật Trò trẹt chi bay học cạnh thầy Gật gà gật gưỡng nực cười thay! Giọng khê nồng nặc không ra tiếng, Mắt lại lim dim nhắp đã cay. Đồng nổi(1) đâu đây la liệt đảo, Ma men(2) chi đấy tít mù say. Dễ thường bắt chước Chu Y(3) đó, Quyển có câu thần vậy gật ngay. (Thơ Nguyễn Khuyến, tr. 13, NXB Văn Học, 2010) Chú thích: (1) Đồng nổi: tức lên đồng. Cả câu ý nói: học trò ngủ gật, lảo đảo như lên đồng. (2) Ma men: chỉ người nghiện rượu (3) Chu Y: Nghĩa đen là áo đỏ. Đây chỉ một “vị thần” mặc áo đỏ báo cho biết một câu văn hay, lấy tích từ chuyện về Âu Dương Tu. Âu Dương Tu đi chấm thi, hễ thấy một người áo đỏ gật đầu sau đó y rằng ông đọc đến một câu văn hay. Lúc đầu, ông tưởng có một người nào đấy, sau định thần nhìn kỹ thì chẳng có gì. Lựa chọn đáp án đúng: (3,5 điểm) Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú. B. Song thất lục bát. D. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Câu 2: Bài thơ có thể chia bố cục theo thứ tự nào? A. Đề, thực, luận, kết. C. Kết, thực, luận, đề. B. Thực, kết, đề, luận. D. Đề, luận, thực, kết. Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự. C. Miêu tả. B. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 4: Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? A. 1- 2 và 3- 4. C. 3- 4 và 5- 6. B. 5- 6 và 7- 8. D. 1- 2 và 7- 8.
  9. Câu 5: Giọng điệu chủ đạo trong bài thơ là gì? A. Mỉa mai châm biếm. C. Hài hước vui đùa. B. Đả kích hài hước. D. Đùa cợt nhẹ nhàng. Câu 6: Dòng nào sau đây gồm những từ láy tượng hình? A. nồng nặc, lim dim. C. gật gà gật gưỡng, ma men. B. la liệt, ma men, lim dim. D. gật gà gật gưỡng, lim dim. Câu 7: Mục đích của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? A. Coi khinh những anh học trò có thói xấu ngủ gà ngủ gật. B. Chế giễu cái xấu của học trò, phê phán đạo học thời mạt vận. C. Chế giễu cái xấu để học trò nhận ra cái sai của mình mà sửa đổi. D. Mỉa mai phê phán thực trạng xã hội nước ta lúc bấy giờ. Trả lời câu hỏi. (2,5 điểm) Câu 8 (1 điểm). Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên? Câu 9 (1 điểm). Nhận xét về thái độ, tâm trạng của tác giả trong bài thơ. Câu 10 (0,5 điểm). Qua văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ngắn từ 3- 5 câu nêu tầm quan trọng của việc học đối với học sinh. II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Mỗi người học sinh cần có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng văn hóa giao thông”. Hãy viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề trên.  HẾT 
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 8 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sai sót nhỏ. - Điểm toàn bài tính đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm Phầ Câ Nội dung Điểm n u I ĐỌC HIỂU 6,0 C 1 0,5 A 2 0,5 B 3 0,5 C 4 0,5 A 5 0,5 D 6 0,5 B 7 0,5 *Học sinh nêu được thông điệp của bài: 1 Là người học sinh cần tập trung trong tiết học, nhắc nhở học sinh cần có ý thức, không nên lơ là, chểnh mảng trong 8 học tập. 0,5 *Học sinh nêu nêu thông điệp chưa rõ ràng. 0 *Học sinh không nêu được hoặc nêu sai thông điệp. 9 * Học sinh nhận xét được thái độ, tâm trạng của nhà thơ: 1 Gợi ý: - Thái độ không đồng tình, phê phán của nhà thơ trước những anh học trò thiếu nghiêm túc.
  11. - Tâm trạng u buồn, bất mãn của tác giả trước thời thế. * Học sinh nhận xét thái độ, tâm trạng nhưng chưa rõ 0,5 ràng. Hoặc nhận xét được một trong hai yêu cầu thái độ, tâm trạng của tác giả. * Học sinh không trả lời được. 0 * Học sinh viết đảm bảo được đoạn văn ngắn 3- 5 câu nêu 0,5 tầm quan trọng của việc học. Gợi ý: Việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người. Nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức 10 rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu phá triển của đất nước, xã hội trong giai đoạn mới. * Học sinh viết được đoạn văn ngắn 3- 5 câu nêu tầm 0,25 quan trọng của việc học nhưng còn sơ sài. * Học sinh không trả lời được. 0 II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận một vấn đề đời sống. 0,25 - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Nghị luận về một vấn đề đời sống – học sinh với vấn đề 0,25 văn hóa giao thông c. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận 2,5 dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Vấn đề an toàn giao thông. Thân bài: Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc. * Vì sao lại có ý kiến như vậy? - Là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là học sinh. - Thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra. (Đưa ra minh chứng về số liệu để so sánh). - Ý thức của người tham gia giao thông. * Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? - Nhất trí với quan điểm, ý kiến cho rằng “Mỗi người học sinh cần có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng văn hóa giao thông”. - Văn hóa giao thông là chấp hành đúng, gương mẫu tự giác với luật giao thông đường bộ… (Cụ thể hành động dừng đỗ đèn đỏ đúng quy định, không lấn làn, không được đi vào làn đường ngược chiều,..).
  12. - Cần phải có cách hiểu biết đúng đắn về cách xử sự trong mối quan hệ giữa người với người khi tham gia giao thông. * Liên hệ mở rộng vấn đề. - Giới trẻ, học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải xây dựng cho mình lối sống đẹp có văn hoá khi tham gia giao thông. - Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ như: Đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường, làn đường,.. - Tuổi nhỏ làm việc nhỏ hãy góp một phần nhỏ bé của mình trong việc tuyên truyền luật giao thông tới bạn bè, người thân cùng hưởng ứng tham gia các cuộc vận động văn hóa giao thông như: vẽ tranh cổ động với khẩu hiệu “Văn hoá giao thông là không tai nạn” , thi tìm hiểu luật giao thông... - Liên hệ bản thân. Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề và phương hướng hành động. - An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. - Người học sinh cần phải có những nhận thức đúng đắn về an toàn giao thông, cần có những hành động thiết thực để góp phần xây dựng văn hóa giao thông. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt 0,5 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1