intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD & ĐT BẮC TRÀ MY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS LÝ TỰ TRỌNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC: 2024-2025 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC. Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội Nhậ Thông Vận V. dụng % dung/đơn vị n hiểu dụng cao điểm kĩ năng biết TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Thơ trào phúng (ngữ liệu ngoài) 1 Số câu 10 5 2 1 1 1 10 Tỉ lệ % 50 25 10 5 5 5 50 điểm Viết Viết bài văn nghị luận về 2 một vấn đề đời sống. Số câu 1 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 50 1,5 1,5 1,5 5 50 điểm 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT ĐỀ CHÍNH THỨC. Nội T Kĩ dung/ Mức độ đánh giá T năng Đơn vị kiến thức 1 Đọc Bài thơ Nhận biết: hiểu “Tự trào” - Nhận biết được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. (Ngoài - Nhận biết được nhân vật trữ tình trong bài thơ. SGK) - Nhận biết nghĩa của từ trong bài thơ. - Biết cách gieo vần trong bài thơ. - Biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ. Thông hiểu: - Biết được ý nghĩa của bài thơ - Hiểu được nghĩa của từ trong bài thơ. - Xác định được giọng điệu của bài thơ. Vận dụng: - Trình bày được suy nghĩ về tâm tư của tác giả trong bài thơ. Vận dụng cao: - Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề trong bài thơ. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn nghị - Nhận biết được yêu cầu của một bài văn văn nghị luận về một vấn đề đời luận về sống. một vấn Thông hiểu: đề đời - Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) sống Vận dụng: - Viết được một bài văn về vấn đề đời sống; biết cách dẫn dắt sự việc theo một trình tự hợp lí; biết cách trình bày văn nghị luận; có kết hợp bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân một cách hợp lí. Vận dụng cao: - Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt.
  3. PHÒNG GD & ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2024 - 2025 LÝ TỰ TRỌNG Môn: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC. I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ, Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng. (Nguyễn Khuyến, Thi hào Nguyễn Khuyến: Đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994) Chọn câu trả lời đúng ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. C. Ngũ ngôn tứ tuyệt. B. Thất ngôn bát cú Đường luật. D. Song thất lục bát. Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? A. Là tác giả xuất hiện trực tiếp qua từ “mình”. B. Là tác giả xuất hiện trực tiếp qua từ “tôi”. C. Là tác giả xuất hiện trực tiếp qua từ “ta”. D. Là tác giả xuất hiện trực tiếp qua từ “tớ”. Câu 3. “Tự trào” có nghĩa là gì? A. Tự viết về mình. C. Tự nói về mình. B. Tự kể về mình. D. Tự cười chính mình. Câu 4. Hai câu thơ: “Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.” được gieo vần gì? A. Vần lưng. C. Vần cách. B. Vần liền. D. Vần chân. Câu 5. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong hai câu thơ sau: “Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. A. Nhấn mạnh tác giả không có điều gì đặc biệt về vật chất, địa vị, quyền lực, sức khỏe. B. Nhấn mạnh vi tác giả không tự hào về sự giàu có, về vẻ đẹp, sức khoẻ ngoại hình của mình. C. Nhấn mạnh tác giả không gì nổi bật, nhưng vẫn sống cuộc đời bình dị, nhẹ nhàng và bình yên. D. Nhấn mạnh việc tác giả không có gì nổi bật nhưng sống khoa trương về vật chất địa vị, quyền lực. Câu 6. Ý nghĩa của bài thơ . A. Bài thơ là tiếng cười cho bản thân, không phải là tiếng cười châm biếm, đả kích xã hội lúc bấy giờ.
  4. B. Bài thơ là tiếng cười cho bản thân, tự cười mình, là tiếng nói châm biếm, đả kích xã hội lúc bấy giờ C. Bài thơ không tự cười mình mà là tiếng nói châm biếm, đả kích xã hội, cũng chính là nhạo đời. D.Bài thơ là tiếng cười xã hội lúc bây giờ, tiếng cười châm biếm đả kích sâu cay, không tự cười mình. Câu 7. Hành động “chạy làng” trong câu “Bạc chửa thâu canh đã chạy làng” được hiểu như thế nào? A. Bỏ chạy trước sự truy sát của giặc. B. Rời bỏ làng quê đi di cư. C. Cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. D. Chạy theo dân làng đi lánh nạn. Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu: Câu 8. (0,5 điểm) Em hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ. Câu 9. (0,5 điểm) Hãy trình bày hiểu biết của em về tâm tư của tác giả qua hai câu thơ sau: “Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ, Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.” Câu 10. (0,5 điểm) Em có đồng tình với lựa chọn của nhà thơ: Chưa trọn cuộc đời làm quan đã bỏ về quê ở ẩn hay không? Viết đoạn văn 5-7 câu lí giải quan điểm đó. II. Viết (5,0 điểm). Nói dối là thói xấu mà con người dễ mắc phải thường mang đến nhiều hậu quả khó lường. Em hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề trên. -------- Hết ------
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn lớp 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Phần trắc nghiệm: Câu Nội dung Điểm 1 B 0,5 2 A 0,5 3 D 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 C 0,5 Phần tự luận: Câu Nội dung Điểm Câu Giọng điệu của bài thơ: Vừa trào phúng, vừa trữ tình. 0,25 8. Trào phúng: Tự cười mình là kẻ không có gì đặc biệt, chỉ làng nhàng, cười về quyết định cáo quan về ở ẩn (tác giả gọi một cách hài hước là việc chạy làng), cười về tính 0,25 gàn dở, có phần nhu nhược mà cũng được ghi danh ở bia xanh, bảng vàng.. Câu 9: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 điểm) Mức 2 (0,25 điểm) Mức 3 (0 điểm) - Ông tự chế giễu, chê trách mình: Được bia xanh, : Học sinh nêu được 1 - HS trả lời sai hoặc bảng vàng nhưng lại chẳng làm được gì xứng đáng trong hai ý trên. không trả lời. với điều ấy mà lại sống như một kẻ say, một kẻ gàn dở. - Qua sự tự giễu đó, ta còn thấy được sự day dứt,
  6. bi kịch tâm hồn của ông giữa một bên muốn từ quan để giữ lấy sự trong sạch với một bên là nghĩa vụ, trách nhiệm với vua, với nước, với dân. Tình yêu nước, thương dân thầm kín của Nguyễn Khuyến… Câu 10: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 điểm) Mức 2 (0,25 điểm) Mức 3 (0 điểm) Gợi ý: Học sinh nêu được - HS trả lời nhưng Em đồng tình với sự lựa chọn của tác giả: Vì quan điểm nhưng lý không chính xác, thời buổi nhiễu nhương, muốn giữ được giải chưa sâu sắc, không liên quan đến nhân cách, Nguyễn Khuyến phải cáo quan toàn diện, diễn đạt yêu cầu câu hỏi, về ở ẩn. Một mực ở lại có thể sẽ bị tha hóa, chưa thật rõ. hoặc không trả lời. bị thực dân Pháp mua chuộc, hoặc bị cô lập. (Nếu không đồng tình có thể lí giải: Đã làm quan, hưởng ơn vua lộc nước thì dù có như thế nào cũng phải mang tài sức ra giúp vua bảo vệ đất nước; việc cáo quan về ở ẩn chỉ là một cách trốn tránh trách nhiệm của kẻ sĩ). Phần II: VIẾT (5,0 điể Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung. - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng phân tích để làm rõ vấn đề. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học. 0.25 - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 0.25 c. Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 4,0 1. Mở bài: 0.5 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình trạng nói dối ở giới trẻ ngày nay. (Học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm phù hợp với năng lực của bản thân mình). 2. Thân bài: a. Giải thích: Nói dối là nói sai sự thật, nói không đúng những gì mình nghe, nhìn thấy. 0.25 b. Thực trạng: - Các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói 0.25 dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim;... - Nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành 0.25 vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình. c. Nguyên nhân: - Chủ quan: do chính bản thân mỗi người có suy nghĩ và hành động lệch lạc, vì những thú vui
  7. phù phiếm phía trước mà không màng đến những hậu quả. 0.25 - Khách quan: do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ, sự lỏng lẻo của nhà trường và môi trường xung quanh nhiều người xấu, có thói quen nói dối tác động vào và hình thành 0.25 thói quen xấu này cho các em. d. Hậu quả: - Các em dần hình thành tính cách xấu, thói quen nói dối ban đầu là nói dối những điều nhỏ nhặt, sau lớn dần thành nói dối những việc lớn hơn thậm chí là lừa đảo. 0.5 - Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. 0.25 - Một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm. 0.25 e. Giải pháp: - Mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, 0.25 hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp. - Gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung 0.25 thực. - Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội 0,25 quy trường lớp. 3. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề nghị luận tình trạng nói dối ở giới trẻ ngày nay và rút ra bài học, liên hệ 0,5 bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có sáng tạo trong cách trình bày và diễn đạt. 0,25 Người duyệt đề Người ra đề Trần Thị Phụng Nguyễn Minh Dũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2