intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

  1. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TT Kĩ năng Nội Nhận Thông Vận Vận dung/ biết hiểu dụng dụng cao đơn vị Tổng kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TL TL 1 Đọc hiểu VB nghị luận Số câu 6 2 1 1 10 Tỉ lệ điểm % 30 10 10 10 60 2 Viết Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh trong việc sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Số câu 0 1* 0 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ 10 10 10 10 40 điểm điểm % Tỉ lệ chung 40 30 20 10 100
  2. IV. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TT Chương Nội dung/ / Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận 6TN 2TN 1TL nghị luận biết 1TL - Nhận biết được thể loại, xuất xứ, luận đề, từ ngữ, lí lẽ, từ Hán Việt đưa ra trong văn bản Thông hiểu - Hiểu các khía cạnh của vấn đề nghị luận, chi tiết trong văn bản. Vận dụng - Rút ra được thông điệp có ý
  3. nghĩa với bản thân Viết bài Nhận 1* 1* 1* 1* 2 Viết văn nghị biết: luận trình Nhận bày suy biết được nghĩ của yêu cầu em về của đề về trách kiểu văn nhiệm bản, về của học vấn đề sinh nghị trong luận. việc sẻ Thông chia giúp hiểu: đỡ các Viết bạn có đúng về hoàn nội dung, cảnh khó về hình khăn. thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện
  4. được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Tổng 6 TN 2TN 1 TL 1TL ¼TL ¼TL ¼TL ¼TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ 70 30 chung ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên: ………………………… Điểm: Nhận xét của GV: Lớp: 8/ … I. ĐỀ PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới (Ghi câu trả lời vào tờ giấy làm bài) “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc
  5. đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình. (Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, theo La Sơn Yên Hồ Hoàn Xuân Hãn, tập II NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998) *Chú thích “Bàn luận về phép học” là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1971. Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng, thường mang yếu tố hài). Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu. Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung bàn về 3 điều mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học). “Bàn về phép học” là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua nhằm nói lên mục đích chân chính của việc học và đưa ra quan điểm, phương pháp học đúng đắn. (1) Đến giờ: là thời điểm Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung bản tấu vào tháng 8/1791. (2) Tam cương, ngũ thường: chỉ ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là vua tôi, cha con, chồng vợ và các đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của con người. (3) Chu Tử: Chu Hi, nhà nho nổi tiếng, đồng thời là nhà triết học, giáo dục học thời Nam Tống. (4) Tứ thư, ngũ kinh, chư sử: những quyển sách kinh điển của Nho giáo, những cuốn sách sử nổi tiếng thời xưa. Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản miêu tả C. Văn bản biểu cảm D. Văn bản nghị luận. Câu 2. Văn bản “Bàn luận về phép học” được trích dẫn từ đâu? A. Bài chiếu của Lý Công Uẩn. B. Bài cáo của vua Nguyễn Trãi. C. Bài tấu của Nguyễn Thiếp. D. Bài hịch của Trần Quốc Tuấn. Câu 3. Luận đề của văn bản là: A. Bàn luận về mục đích và phương pháp học tập đúng đắn B. Bàn luận về việc học tứ thư, ngũ kinh, chư sử C. Phê phán lối học đương thời, đã lỗi thời D. Kêu gọi mọi người hãy chú trọng việc học Câu 4. Theo tác giả, "đạo" được hiểu là gì? A. Là lẽ đối xử hàng ngày với mọi người B. Kẻ đi học là học điều ấy C. Là lối học hình thức hòng cầu danh lợi D. Chúa tầm thường, thần nịnh hót Câu 5. Theo Nguyễn Thiếp, tác hại của việc người ta đua nhau lối học hình thức là gì?
  6. A. Cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. B. Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan. C. Theo Chu Tử, lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. D. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Câu 6. Từ nào sau đây là từ Hán Việt: A. Đi học B. Thất truyền C. Mọi người D. Thầy trò Câu 7. Theo Nguyễn Thiếp, mục đích của việc học là gì? A. Có kiến thức, thành người giỏi B. Phát triển trí tuệ và nhân cách C. Kiếm sống và tạo danh vọng D. Cầu danh lợi, địa vị, giàu sang Câu 8. Đoạn văn: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”, Nguyễn Thiếp muốn khuyên Vua Quang Trung về: A. Mục đích chân chính của việc học. B. Lối học lệch lạc, sai trái. C. Tác dụng của việc học. D. Sự cải cách về phương pháp học. Câu 9. (1,0 điểm) Em hiểu câu châm ngôn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” như thế nào? Câu 10. (1,0 điểm) Em hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa với bản thân sau khi đọc văn bản trên? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm) Câu 11. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh trong việc sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. Phần đọc hiểu 1. Phần trắc nghiệm: HS trả lời đúng mỗi câu ghi 0,5 điểm.
  7. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C A A B B B D 2. Phần đọc hiểu tự luận Câu Đáp án Điểm 9 Em hiểu câu châm ngôn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; 1,0 người không học, không biết rõ đạo” như thế nào? - Câu châm ngôn nói về việc học, việc rèn luyện tu dưỡng của con 0,5 người. - Nếu không học, không rèn luyện thì không biết cách đối nhân xử 0,5 thế, không thể thành người. *HS có thể có những cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lý, đảm bảo nội dung, ý nghĩa của câu châm ngôn trong văn bản. 10 Em hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa với bản thân sau khi đọc 1,0 văn bản trên? HS rút ra ít nhất 2 bài học có ý với bản thân ghi điểm tối đa 1,0 *Gợi ý: - Muốn đạt hiệu quả cao nhất phải có cách học đúng đắn. - Trước khi học, cần xác định mục đích học tập đúng đắn. - Mỗi người cần cố gắng học tập để xây dựng và phát triển đất nước. …… *HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng bài học rút ra phải dựa trên nội dung văn bản. *GV linh hoạt với những mốc điểm còn lại * II VIẾT 4,0 Câu 11. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh trong việc sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. a. Đảm bảo về hình thức: một bài văn nghị luận về vấn đề đời sống, bố 0,25 cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Nghị luận về vấn đề đời sống: Trách nhiệm của học sinh trong việc sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. c. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 3.0 I. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Trách nhiệm của học sinh trong việc sẻ 0.5 chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. II. Thân bài: Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc 1. Giải thích thế nào là sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn? 0,5 – Sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn là một hành động ý nghĩa, là sự cho đi, cho đi của cải vật chất, tình yêu thương hoặc đơn giản là những lời động viên, an ủi kịp thời với những bạn kém may mắn hơn mình. – Đó là hành động giúp đỡ người khác bằng cả tấm lòng, không vụ lợi,
  8. không đòi hỏi nhận lại. Là những nghĩa cử cao đẹp góp một phần nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng một cộng đồng tốt đẹp, văn minh hơn. - Ý nghĩa to lớn của việc sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn? Sẻ chia mang lại lợi ích không chỉ cho những người nhận, mà còn cho chính bản thân người sẻ chia. + Bản thân chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng, thanh thản và hạnh phúc. + Tạo ra một ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống và cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc không thể đạt được từ việc chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. + Khi ta giúp đỡ một ai đó, họ sẽ cảm thấy họ được đồng cảm, được lắng nghe và từ đó họ được an ủi phần nào, vơi bớt đi những gánh nặng tinh thần đang đè nén họ. + Việc sẻ chia tạo ra một môi trường giao tiếp và gắn kết giữa các thành 0,5 viên trong nhà trường, trong cộng đồng; tạo tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái góp phần làm cho đất nước sẽ ngày càng văn minh, tiến bộ. 2. Vì sao lại có ý kiến sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn là trách nhiệm của học sinh? - Việc sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn là trách nhiệm của cộng đồng, của nhà trường, thầy cô giáo,… trong đó có trách nhiệm của HS. - Vì HS là những thế hệ tương lai của đất nước cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc sẻ chia giúp đỡ mọi người của mình. - Xuất phát từ nhận thức rằng học sinh không chỉ là những người học tập và phát triển bản thân, mà còn là những thành viên có vai trò quan trọng trong nhà trường và ngoài xã hội. Việc sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn không chỉ giúp học sinh phát triển nhân cách mà còn góp 0,5 phần xây dựng một môi trường học tập, vui chơi đoàn kết, nhân ái thân thiện. 3. Ý kiến HS cần có trách nhiệm trong việc sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn đúng đắn như thế nào? – Với học sinh, sự sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn là trách nhiệm, là việc làm đúng đắn. + Giúp học sinh hiểu rõ hơn về thực tế xã hội và tạo ra một cảm giác thuộc về mình trong môi trường học tập, vui chơi của mình. + Tạo ra một môi trường tương thân tương ái, nơi mọi người được quan tâm và chia sẻ. + Sự sẻ chia sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp: giúp học sinh xây dựng những mối quan hệ bền chặt, thân thiết với bạn bè, thầy cô. + Sự sẻ chia xây dựng công đồng học đường đoàn kết: giúp tạo ra một môi trường học tập thân thiện, gắn bó, nơi học sinh luôn hỗ trợ và động viên nhau để cùng tiến bộ. + Sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn giúp học sinh phát triển những giá trị và phẩm chất đạo đức: như lòng tử tế, lòng nhân ái, lòng trắc ẩn và tình yêu thương đồng loại. + Là tiền đề để giúp HS trở thành những công dân có ích cho cộng đồng sau này; 0,5
  9.  Sự sẻ chia, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp HS góp một phần nhỏ bé của mình để xây dựng một xã hội trở nên tốt đẹp hơn. 4. Liên hệ mở rộng vấn đề HS trong việc sẻ chia giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn hiện nay - Liên hệ: + Phần lớn học sinh đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc sẻ chia với cộng đồng qua các việc làm cụ thể như: quyên góp ủng hộ người khuyết tật, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp tiền hay sách vở, quần áo để giúp đỡ những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa, … ; Thăm hỏi, chia sẻ tâm sự để các bạn có động lực học tập tốt và không thấy mặc cảm; giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong việc đi lại, hay đau ốm, … + Một số ít học sinh vẫn chưa nhận thức được điều đó. Có lối sống thờ ơ, vô cảm, không quan tâm tới mọi người xung quanh, ngại khó ngại khổ, chỉ biết quan tâm tới lợi ích của bản thân mình, đùn đẩy trách nhiệm, chỉ nghĩ đến việc hưởng thụ cần phê phán - Nhận thức và hành động: + Về nhận thức Nhận thức về tầm quan trọng của việc làm sẻ chia, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn và sẵn lòng tham gia và đóng góp thời gian, kiến thức, vật chất của mình vào các hoạt động thiện nguyện tại địa phương hay do nhà trường, đoàn, đội tổ chức. Hiểu rõ về quyền và trách nhiệm của mình như một công dân trong xã hội. Trách nhiệm tham gia tích cực vào các hoạt động thiện nguyện của nhà trường. Bảo vệ quyền lợi và lợi ích chung của mọi người, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sức khỏe và hoàn cảnh sống khó khăn của các bạn trong trường. – Về hành động: Tiếp tục tham gia vào các hoạt động sẻ chia, giúp đỡ trong lớp hay hoạt động của nhà trường, đoàn, đội, …như cùng bạn đến trường, áo ấm vùng cao, xuân gắn kết, tết sẻ chia,... Chia sẻ kiến thức và kỹ năng của mình với các bạn: giúp đỡ các bạn cùng lớp gặp khó khăn về học tập trong việc học tập, … Tham gia vào các dự án giáo dục cộng đồng ở địa phương hay nhà 0,5 trường tổ chức, giúp đỡ những người khác học hỏi và phát huy tinh thần tương thân, tương ái. *Lưu ý: HS đưa dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề. III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, lỹ lẽ và 0,25 bằng chứng cụ thể, rõ ràng có sức thuyết phục… *HSKT: I. Phần đọc – hiểu: - Trả lời đúng 7/8 câu TNKQ ghi điểm 5,0. - Trả lời đúng 50% ở mỗi câu câu 9, 10, mỗi câu ghi điểm tối đa.
  10. (GV linh hoạt đối với các thang điểm còn lại) II. Phần viết: Viết được phần mở bài nhưng còn lủng củng hoặc một vài ý trong bài văn nhưng diễn đạt vụng về, còn mắc lỗi chính tả ghi điểm 1,0 (GV linh hoạt đối với các thang điểm còn lại)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0