Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước
lượt xem 3
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước
- PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 NĂM HỌC: 2023-2024 Mức độ nhận Tổng thức Nội dung/ Kĩ năng Nhận TT đơn vị kĩ năng Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết (số câu) (số câu) (số câu) (số câu) 1 Đọc Truyện hiện đại 4 1 1 0 6 Việt Nam Tỷ lệ % điểm 30 10 50 2 Viết Viết bài văn 1* 1* 1* 1 1 tự sự có kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận,...; biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. Tỷ lệ % điểm 10 20 50 Tỷ lệ điểm các mức độ 40 30 100
- PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/Đơn Mức độ đánh TT Kĩ năng Vận dụng vị kiến thức giá Nhận biết Thônghiểu Vận Dụng cao 1 Đọc Truyện hiện Nhận biết: 4 1 1 hiểu đại VN - Phương thức biểu đạt (0,75đ) - Nhận diện yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm (0,75đ) - Từ láy (0,75đ) - Nghĩa gốc, nghĩa chuyển (0,75đ) Thông hiểu: - Hiểu vấn đề
- từ đoạn trích (1đ) Vận dụng: - Thể hiện suy nghĩ về một vấn đề từ đoạn trích (1đ) 2. Viết bài văn tự Nhận biết: 1* 1* 1* 1 TL* Làm văn sự có kết hợp - Kiểu bài văn với các yếu tố tự sự, đối miêu tả, nghị tượng tự sự luận,...; biết sử Thông hiểu: dụng đối thoại, Viết đúng về độc thoại, độc nội dung, về thoại nội hình thức (từ tâm...; biết sử ngữ, diễn đạt, dụng ngôi kể bố cục văn phù hợp. bản) Vận dụng: - Vận dụng tốt cách làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận,...; biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. Vận dụng cao: - Có cách diễn đạt mới mẻ,
- sáng tạo đối tượng được kể. Tổng 5 2 2 1 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) I. Đọc hiểu: (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mùa giáp hạt về, nồi cơm độn toàn khoai sắn. Bà nghẹn ngào nói với đàn cháu nhỏ: “Sắp hết gạo rồi, các cháu ráng chịu khổ một chút. Hồi bà còn bé như các cháu, đến mùa giáp hạt, ngay cả khoai sắn cũng không có mà ăn...”. Nghe bà kể, tôi chợt nhớ về nạn đói năm 1945 mà trong tiết học Lịch sử mấy hôm trước, thầy giáo đã tái hiện rất chi tiết. Đời bà khổ từ lúc lọt lòng cho tới tận về già, khi đã gần bước sang tuổi tám mươi vẫn còn chịu cảnh bần hàn, cơ cực. Thương bà, sau bữa cơm, tôi dặn đứa em không được vòi vĩnh, làm nũng bà. Rồi thì gạo trong chum hết sạch, bà phải tất tưởi mang rá sang nhà bên vay gạo. Dù gạo trong chum cũng đã vơi cạn, nhưng chẳng chút đắn đo, bà hàng xóm vẫn niềm nở cho bà tôi vay mấy bát gạo liền, lại còn cho thêm khúc cá đồng kho mặn. […]Đêm nằm bên bà, tôi nghe rõ tiếng bà thở dài trầm buồn, mỏi mệt. Suốt mấy đêm liền, bà cứ thao thức trở mình mà không sao chợp mắt nổi. Tôi biết những ngày như thế này, bà có hàng trăm thứ phải lo nghĩ. Chủ nợ mấy quán tạp hóa ngoài chợ cũng đã đánh tiếng. Bà ngày càng gầy sọp đi. Khóe mắt hốc hác. Da dẻ xuống sắc vàng vọt. Tài sản có giá trị lớn nhất trong nhà lúc ấy là con nghé non chưa tròn hai năm tuổi, bà đành ngậm ngùi bán đi. Còn nhớ hôm đó, khi người đàn ông đi đôi ủng da màu đen lẳng lặng dắt con nghé ra khỏi cổng, tôi và em tôi đã chạy theo òa khóc nức nở. Số tiền bán con nghé cũng chỉ vừa đủ trang trải nợ nần và mua thêm nửa yến gạo. Trong một bữa tối, nhường phần cơm trắng cho đàn cháu nhỏ, bà ăn củ chuối luộc chấm nước mắm. Bà cười bảo: “Lúc trưa bà ăn cơm giờ vẫn còn no lắm. Với lại bà thích ăn củ chuối hơn”. Tự dưng lồng ngực nhói lên nghèn nghẹn, tôi đáp lại: “Cháu cũng thích ăn củ chuối hơn ăn cơm. Bà xem kìa, cơm trắng vẫn còn nhiều quá!”. Bà ôm hai đứa cháu nhỏ côi cút vào lòng, đôi mắt lại rơm rớm nước... (Trích Mùa giáp hạt - Phan Đức Lộc, Nguồn: https://baoquangbinh.vn/van-hoa-van-nghe/201504/mua-giap-hat-2124378/) Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,75 điểm). Trong đoạn cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Câu 3 (0,75 điểm). Chỉ ra các từ láy trong câu văn “Còn nhớ hôm đó, khi người đàn ông đi đôi ủng da màu đen lẳng lặng dắt con nghé ra khỏi cổng, hai anh em tôi đã chạy theo òa khóc nức nở” Câu 4 (0,75 điểm). Trong câu “Mùa giáp hạt về, nồi cơm độn toàn khoai sắn.”, từ “độn” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Câu 5 (1,0 điểm). Qua câu văn “Trong một bữa tối, nhường phần cơm trắng cho đàn cháu nhỏ, bà ăn củ chuối luộc chấm nước mắm. Bà cười bảo: “Lúc trưa bà ăn cơm giờ vẫn còn no lắm. Với lại bà thích ăn củ chuối hơn” cho thấy người bà có vẻ đẹp gì? Câu 6 (1,0 điểm). Đoạn trích trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì về tình bà cháu? (Trình bày từ 5 đến 7 dòng). II. Làm văn: (5 điểm) Viết bài văn kể lại một kỉ niệm của em với thầy (cô) giáo đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. ------Hết------
- PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU Môn: Ngữ văn – Lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) I. Đọc hiểu (5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,75 2 Trong đoạn cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại. 0,75 3 Từ láy: lẳng lặng, nức nở 0,75 (HS chỉ ra đúng 1 từ ghi 0,5 điểm, đúng 2 từ ghi 0,75 điểm) 4 Từ “độn” được dùng với nghĩa gốc. 0,75 5 Qua câu văn “Trong một bữa tối, nhường phần cơm trắng cho đàn 1,0 cháu nhỏ, bà ăn củ chuối luộc chấm nước mắm. Bà cười bảo: “Lúc trưa bà ăn cơm giờ vẫn còn no lắm. Với lại bà thích ăn củ chuối hơn” cho thấy người bà có vẻ đẹp: Một người bà giàu tình yêu thương, đức hi sinh, hết lòng vì con cháu 6 Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau, song nội dung cần phải xuất phát từ yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chân thực, sâu sắc Định hướng: + Tình bà dành cho cháu: ấm áp, yêu thương, hi sinh… + Tình cháu dành cho bà: thấu hiểu, biết ơn, trân trọng… - Mức 1: Trình bày đầy đủ, sâu sắc, hợp lí, thuyết phục. 1.0 - Mức 2: Trình bày đầy đủ nội dung nhưng chưa sâu sắc, tính thuyết 0,75 phục chưa cao. - Mức 3: Trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn chung chung, sơ 0,5 sài. - Mức 4: Trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0,25 - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu 0 của đề. II. Làm văn (5 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm
- 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận,...; biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, có ý nghĩa, thể hiện được nội dung về một kỉ niệm với thầy (cô) giáo để lại cho em ấn tượng sâu sắc 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: 0.25 mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Một kỉ niệm với thầy (cô) giáo để lại cho em ấn tượng sâu sắc. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc với thầy (cô) giáo 0.5 - Thân bài: 3.0 + Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện. + Kể lại được chuỗi sự việc gắn với bản thân và thầy (cô) giáo tạo nên kỉ niệm sâu sắc. - Kết bài: Nêu được những suy cảm của bản thân về nội dung sự việc, về thầy 0.5 (cô) giáo được kể trong câu chuyện. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong xây dựng trình tự kể, 0,25 sử dụng ngôi kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. ……………..Hết……………
- HIỆU TRƯỞNG TỔ/NHÓM TRƯỞNG CM NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Kim Thủy
- PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU Môn: Ngữ văn – Lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) (Dành cho học sinh khuyết tật mắt, thần kinh) I. Đọc hiểu (7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 1.0 2 Trong đoạn cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại. 1,0 3 Từ láy: lẳng lặng, nức nở 2,0 (HS chỉ ra đúng mỗi từ ghi 1,0đ) 4 Từ “độn” được dùng với nghĩa gốc. 1,0 5 Qua câu văn “Trong một bữa tối, nhường phần cơm trắng cho đàn 1,0 cháu nhỏ, bà ăn củ chuối luộc chấm nước mắm. Bà cười bảo: “Lúc trưa bà ăn cơm giờ vẫn còn no lắm. Với lại bà thích ăn củ chuối hơn” cho thấy người bà có vẻ đẹp: Một người bà giàu tình yêu thương, đức hi sinh, hết lòng vì con cháu 6 Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau, song nội dung cần phải xuất phát từ yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chân thực, sâu sắc Định hướng: + Tình bà dành cho cháu: ấm áp, yêu thương, hi sinh… + Tình cháu dành cho bà: thấu hiểu, biết ơn, trân trọng… - Mức 1: Trình bày đầy đủ, sâu sắc, hợp lí, thuyết phục. 1.0 - Mức 2: Trình bày đầy đủ nội dung nhưng chưa sâu sắc, tính thuyết 0,75 phục chưa cao. - Mức 3: Trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn chung chung, sơ 0,5 sài. - Mức 4: Trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0,25 - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu 0 của đề. II. Làm văn (3 điểm)
- Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, ...; biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, có ý nghĩa, thể hiện được nội dung về một kỉ niệm với thầy (cô) giáo để lại cho em ấn tượng sâu sắc 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở 0.25 bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Một kỉ niệm với thầy (cô) giáo để lại cho em ấn tượng sâu sắc. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc với thầy (cô) giáo 0.25 - Thân bài: 1,5 + Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện. + Kể lại được chuỗi sự việc gắn với bản thân và thầy (cô) giáo tạo nên kỉ niệm sâu sắc. - Kết bài: Nêu được những suy cảm của bản thân về nội dung sự việc, về thầy 0.25 (cô) giáo được kể trong câu chuyện. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong xây dựng trình tự 0,25 kể, sử dụng ngôi kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. ……………..Hết……………
- HIỆU TRƯỞNG TỔ/NHÓM TRƯỞNG CM NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Kim Thủy
- Trường TH&THCS KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 Nguyễn Du MÔN: NGỮ VĂN - Lớp: 9 Họ và tên:…. ………………….... Lớp:…….. Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ ĐỀ BÀI VÀ PHẦN LÀM BÀI ĐỀ I. Đọc hiểu: (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mùa giáp hạt về, nồi cơm độn toàn khoai sắn. Bà nghẹn ngào nói với đàn cháu nhỏ: “Sắp hết gạo rồi, các cháu ráng chịu khổ một chút. Hồi bà còn bé như các cháu, đến mùa giáp hạt, ngay cả khoai sắn cũng không có mà ăn...”. Nghe bà kể, tôi chợt nhớ về nạn đói năm 1945 mà trong tiết học Lịch sử mấy hôm trước, thầy giáo đã tái hiện rất chi tiết. Đời bà khổ từ lúc lọt lòng cho tới tận về già, khi đã gần bước sang tuổi tám mươi vẫn còn chịu cảnh bần hàn, cơ cực. Thương bà, sau bữa cơm, tôi dặn đứa em không được vòi vĩnh, làm nũng bà. Rồi thì gạo trong chum hết sạch, bà phải tất tưởi mang rá sang nhà bên vay gạo. Dù gạo trong chum cũng đã vơi cạn, nhưng chẳng chút đắn đo, bà hàng xóm vẫn niềm nở cho bà tôi vay mấy bát gạo liền, lại còn cho thêm khúc cá đồng kho mặn. […]Đêm nằm bên bà, tôi nghe rõ tiếng bà thở dài trầm buồn, mỏi mệt. Suốt mấy đêm liền, bà cứ thao thức trở mình mà không sao chợp mắt nổi. Tôi biết những ngày như thế này, bà có hàng trăm thứ phải lo nghĩ. Chủ nợ mấy quán tạp hóa ngoài chợ cũng đã đánh tiếng. Bà ngày càng gầy sọp đi. Khóe mắt hốc hác. Da dẻ xuống sắc vàng vọt. Tài sản có giá trị lớn nhất trong nhà lúc ấy là con nghé non chưa tròn hai năm tuổi, bà đành ngậm ngùi bán đi. Còn nhớ hôm đó, khi người đàn ông đi đôi ủng da màu đen lẳng lặng dắt con nghé ra khỏi cổng, tôi và em tôi đã chạy theo òa khóc nức nở. Số tiền bán con nghé cũng chỉ vừa đủ trang trải nợ nần và mua thêm nửa yến gạo. Trong một bữa tối, nhường phần cơm trắng cho đàn cháu nhỏ, bà ăn củ chuối luộc chấm nước mắm. Bà cười bảo: “Lúc trưa bà ăn cơm giờ vẫn còn no lắm. Với lại bà thích ăn củ chuối hơn”. Tự dưng lồng ngực nhói lên nghèn nghẹn, tôi đáp lại: “Cháu cũng thích ăn củ chuối hơn ăn cơm. Bà xem kìa, cơm trắng vẫn còn nhiều quá!”. Bà ôm hai đứa cháu nhỏ côi cút vào lòng, đôi mắt lại rơm rớm nước... (Trích Mùa giáp hạt - Phan Đức Lộc, Nguồn: https://baoquangbinh.vn/van-hoa-van-nghe/201504/mua-giap-hat-2124378/) Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,75 điểm). Trong đoạn cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Câu 3 (0,75 điểm). Chỉ ra các từ láy trong câu văn “Còn nhớ hôm đó, khi người đàn ông đi đôi ủng da màu đen lẳng lặng dắt con nghé ra khỏi cổng, hai anh em tôi đã chạy theo òa khóc nức nở” Câu 4 (0,75 điểm). Trong câu “Mùa giáp hạt về, nồi cơm độn toàn khoai sắn.”, từ “độn” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Câu 5 (1,0 điểm). Qua câu văn “Trong một bữa tối, nhường phần cơm trắng cho đàn cháu nhỏ, bà ăn củ chuối luộc chấm nước mắm. Bà cười bảo: “Lúc trưa bà ăn cơm giờ vẫn còn no lắm. Với lại bà thích ăn củ chuối hơn” cho thấy người bà có vẻ đẹp gì? Câu 6 (1,0 điểm). Đoạn trích trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì về tình bà cháu? (Trình bày từ 5 đến 7 dòng). II. Làm văn: (5điểm) Viết bài văn kể lại một kỉ niệm của em với thầy (cô) giáo đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. ------Hết------ PHẦN LÀM BÀI
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 251 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 465 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 361 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 379 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 437 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 230 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 135 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn