intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Mỹ, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Mỹ, Phước Sơn” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Mỹ, Phước Sơn

  1. KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC MỸ THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ TT Kĩ năng Nội Tổng dung/đơn Nhận biết Thông Vận dụng V.dụng vị kĩ năng (Số câu) hiểu (Số câu) cao (Số câu) (Số câu) 1 Đọc Truyện 4 1 1 0 6 Tỉ lệ% điểm 30 10 10 0 50 2 Viết Văn tự sự 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ% điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ% điểm các mức độ 40 30 20 10 100 UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC MỸ CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC : 2023 - 2024 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá Ghi chú I. Đọc – hiểu Câu 1 Biết 0.5 Phương thức biểu đạt. Câu 2 Biết 0.5 Nhận biết chi tiết trong văn bản.
  2. Câu 3 Biết 1.0 Nhận biết từ loại Câu 4 Biết 1.0 Nhận biết hình ảnh có trong văn bản. Câu 5 Thông hiểu 1.0 Xác định và nêu tác dụng của BPTT trong câu. Câu 6 Vận dụng 1.0 Nhận xét II. Viết Vận dụng 5.0 Viết bài văn kể lại kỉ niệm sâu sắc của em đối cao với người thân trong gia đình. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC MỸ Môn : NGỮ VĂN - Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 1 trang) I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải nở […]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may…Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào vườn đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngọt ngào này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu hoa về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời. ( Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời tr.47, NXB Văn học, 2013)
  3. Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ? Câu 2 (0,5 điểm) Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì ? Câu 3 (1,0 điểm) Cho các từ sau “ngàn ngạt, hân hoan, chênh vênh, bình minh, li ti, gà gáy, phành phạch”. Em hãy chỉ ra 4 từ láy. Câu 4. (1.0 điểm) Khi tỉnh dậy và bước ra sân nhà, nhân vật tôi đã được lắng nghe âm thanh và nhìn thấy những hình ảnh nào ? Câu 5 (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu “Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới nắng.” Câu 6 (1.0 điểm). Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào ? II. VIẾT (5.0 điểm) Viết bài văn kể lại kỉ niệm sâu sắc của em đối với người thân trong gia đình. --------- Hết --------- UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC MỸ CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2023 - 2024 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.5 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Nội dung Điểm Câu yêu cầu cần đạt Câu 1 HS trả lời đúng các ý sau: (0.5 điểm) - Các phương thức biểu đạt 0.5 được sử dụng trong đoạn trích : tự sự, miêu tả, biểu
  4. cảm HS trả lời đúng các ý sau : Nhân vật “tôi” trong 0.5 Câu 2 đoạn trích trên “trở về ngôi (0.5 điểm) nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để lắng nghe hoa vải nở. HS xác định đúng từ láy, Câu 3 mỗi từ đúng ghi 0.25 điểm. 1.0 (1.0 điểm) - Từ láy: ngàn ngạt, chênh vênh, li ti, phành phạch HS trả lời đúng các ý sau : Âm thanh và hình ảnh tôi nhận thấy khi tỉnh dậy và 0.25 bước ra sân nhà : 0.25 - Tiếng gà gáy vang, Câu 4 0.25 - Sắc hoa ngàn ngạt, (1,0 điểm) 0.25 - Hoa vải đã nở, kết lại với nhau, - Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau. HS xác định được BPTT và nêu tác dụng như yêu 0.5 cầu: 0.25 - BPTT: So sánh, từ “ như” - Tác dụng : 0.25 + Làm cho câu văn thêm phần sinh động, gợi cảm và có hồn hơn. Câu 5 + Lột tả vẻ đẹp trong sáng, (1,0 điểm) tinh khôi cùng hương sắc ngàn ngạt, dịu nhẹ, ngọt lựng tựa dòng sữa trắng thơm, mát lành của những bông hoa đang tắm ánh mặt trời. Qua đó thể hiện sự liên tưởng thú vị, tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút tinh tế của tác giả. Câu 6 Tình cảm của tác giả với
  5. miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào. 1.0 *Gợi ý: Qua đoạn văn ta thấy được tâm hồn tinh tế, trong trẻo và sự gắn bó máu thịt của tác giả đối với mảnh đất, hương vị của quê hương. Bởi có yêu mến quê hương, tác giả mới có thể mở rộng hồn mình để đón nhận và cảm nhận về cảnh đẹp của quê hương đầy chân thực, sống động như thế. * Mức điểm (1.0 điểm) - Mức 1: HS trình bày nội dung đầy đủ, thuyết phục ghi 1.0 điểm - Mức 2: HS trình bày nội dung phù hợp nhưng chưa đầy đủ, chưa thuyết phục ghi 0.75 điểm - Mức 3: HS trình bày nội dung phù hợp nhưng còn chung chung, sơ sài ghi 0.5 điểm - Mức 4: HS trình bày được 1 khía cạnh của nội dung ghi 0.25 điểm - Mức 5: HS không trả lời hoặc trả lời sai yêu cầu ghi 0 điểm. VIẾT ( 5.0 điểm ) Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Yêu cầu kỹ năng: + Xác định đúng thể loại văn tự sự. + Bài viết phải đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. + Vận dụng được kỹ năng tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong bài
  6. văn. + Sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm…sử dụng ngôi kể phù hợp. + Kết cấu hợp lí, diễn đạt trôi chảy, lời văn ngắn gọn, chuẩn xác. + Bài viết sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. - Yêu cầu nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, có ý nghĩa, thể hiện được nội dung về kỉ niệm sâu sắc với người thân trong gia đình. a)Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, 0.5 thân bài, kết bài. b) Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại kỉ niệm sâu sắc của em đối với người 0.5 thân trong gia đình. c) Viết bài: Vận dụng những kiến thức đã học, học sinh có thể viết bài văn tự sự theo cách của riêng mình nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: *Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc với người thân. 0.5 *Thân bài: - Miêu tả vài nét về người thân. - Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện. - Kể lại được chuỗi sự việc gắn với bản thân và người thân tạo nên kỉ niệm sâu 2.0 sắc. *Kết bài: Nêu được suy nghĩ của bản thân về nội dung sự việc, về người thân được kể trong câu chuyện. 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong trình tự kể, sử dụng ngôi 0.5 kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2