intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra, đánh giá các yêu cầu cần đạt (tuần 1- tuần 15) trong chương trình Ngữ Văn 9. - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh HKI. - Đọc hiểu văn bản thơ (tự do, năm chữ, bảy chữ) - Viết: Văn kể chuyện - Trung thực: Trung thực trong kiểm tra, đánh giá. - Trách nhiệm: Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận 2. Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề chung MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I M độ nhận th c Tổng Kĩ Nộ ng Đ n Vận ng % TT N ận T ng ể Vận ng năng v n cao đ ểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc - Đọc văn bản hiểu Thơ (tự do, năm chữ, bảy chữ) hoặc đọc 4 0 0 1 0 1 0 0 50 văn bản nghị luận xã hội 2 Vi t Viết bài văn kể chuyện. 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 50 Tổng 30 10 0 30 0 20 0 10 100 T 40% 30% 20% 10% T ng 70% 30%
  2. N Đ C T ĐỀ KIỂM T CUỐI HỌC K I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI I N L M I H T Nội dung/ TT Kĩ năng Đ nv n M độ đ n g 1 Đọc hiểu Thơ (tự do, năm Nhận bi t: chữ, bảy chữ) - Nhận biết được thể thơ, phương thức biểu đạt chính trong bài thơ - Nhận biết được các biện pháp tu từ, từ Hán Việt. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung, chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà bài thơ muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. Vận d ng: - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản thơ mang lại . - Trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề trong đoạn trích. 2 Vi t Viết bài văn tự N ận : sự có kết hợp - Xác định được chủ đề, thể loại. nghị luận, miêu - Xác định đúng ngôi kể khi làm bài. tả, miêu tả nội T ng ể : tâm, đối thoại, + Biết cách kể lại một câu chuyện theo trình tự thời gian, độc thoại, độc đảm bảo các sự việc chính, rút ra bài học bản thân từ câu thoại nội tâm chuyện. của nhân vật. Vận ng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn văn, các phương thức biểu đạt, các thao tác trình bày,... - Vận dụng kiến thức và kỹ năng viết hoàn chỉnh một đoạn văn, bài văn. Vận ng ao - Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn trong diễn đạt làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, giàu sức thuyết phục.
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I T ƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5. đ ểm) Đọ đoạn trích sau và thực hi n các yêu cầu: Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu Đêm nay mơ thấy trở về Hà Nội Bao giờ trở lại? Phố phường xưa gạch ngói ngang đường Ôi hôm nay họ nhớ mái nhà hoang Bức tường điêu tàn ngày xưa trấn ngự Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa Mái đầu xanh thề mãi đến khi già Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội Trở về, trở về, chiếm lại quê hương (…) (Ngày về, Chính Hữu - In trong Tuyển tập Chính Hữu- NXB Văn học 1998, trang 36) Câu 1. (0.5đ) Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2. (0.5đ) Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3. (1.0đ) Gọi tên và chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu thơ: Trở về, trở về, chiếm lại quê hương. Câu 4. (1.0đ) Tìm 4 từ Hán Việt trong các câu thơ sau: “Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”
  4. Câu 5. (1.0đ) Cảm nhận hình ảnh người lính trong khổ thơ sau: Mái đầu xanh thề mãi đến khi già Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội Trở về, trở về, chiếm lại quê hương (…) Câu 6. (1.0 đ) Từ hình ảnh người lính (những chàng trai Hà Nội phồn hoa chấp nhận rời xa thủ đô đi chiến đấu), theo em những người trẻ ngày nay cần làm những gì để góp sức mình cho đất nước? II. VIẾT (5. đ ểm) Hãy tưởng tượng em được gặp anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. -------------HẾT-------------
  5. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I T ƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU MÔN NGỮ VĂN Năm ọc 2023 - 2024 HƯỚN DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) . HƯỚN DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. . HƯỚN DẪN CỤ THỂ Phần/ Nội dung Đ ểm Câu ĐỌC- Đọ đoạn trích và trả lời các câu hỏi: 5. đ HIỂU Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ: Tự do 0.5đ Câu 2. PTBĐ chính: Biểu cảm. 0.5đ Câu 3. Gọi tên và chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ: 1.0đ Trở về, trở về, chiếm lại quê hương. BPTT Điệp ngữ: Trở về (Gọi tên 0.5đ, trích từ 0.5đ) Câu 4. Tìm được 4 từ Hán Việt trong số các từ sau: kinh thành, anh hùng, vạn 1.0đ dặm, trường chinh, hào hoa. (Ghi đúng mỗi từ: 0.25đ) Câu 5. Cảm nhận hình ảnh người lính trong khổ thơ sau: Mái đầu xanh thề mãi đến khi già Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội Trở về, trở về, chiếm lại quê hương (…) - Nội dung cảm nhận: hình ảnh người lính trong khổ thơ là những người lính trẻ, chịu khó khăn, gian khổ vì quê hương đất nước, quyết tâm trở về giải 1.0đ phóng quê hương…
  6. Câu 6. Người trẻ cần làm: (HS nêu được 2 việc làm đạt 1,0đ) Gợi ý: + Học tập, tu dưỡng để tương lai trở thành nguồn lực tốt cho đất nước + Tham gia các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng, đất nước 1.0đ + Trân trọng, giữ gìn, phát huy lịch sử, văn hóa dân tộc… VIẾT Hãy tưởng tượng em được gặp anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ Sa 5. đ Pa”. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. (Bài làm có vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại nội tâm và nghị luận) * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả và miêu tả nội tâm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự: 0.5 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được câu chuyện sắp kể Phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau theo một trình tự hợp lí. Phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. b. Xác định đúng đối tượng tự sự: Hãy tưởng tượng em được gặp anh thanh 0.5 niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. c. Triển khai bài viết : Vận dụng tốt các yếu tố nghị luận, miêu tả và miêu tả 3.0 nội tâm để làm bài. Học sinh có thể viết linh hoạt, sau đây là một số gợi ý: *Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long và đề cập 0.5 đến cuộc gặp gỡ anh thanh niên. *Thân bài: - Hoàn cảnh gặp gỡ - Diễn biến cuộc gặp gỡ 2.0 + Tâm sự về công việc, cuộc sống + Mong muốn, ước mơ… + Tâm trạng, cảm xúc của em trong khi trò chuyện với anh thanh niên. *Kết bài: - Kết thúc câu chuyện, những suy nghĩ của em về cuộc gặp gỡ. 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, biết dùng các yếu tố miêu tả khi làm 0.5 bài. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2