intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh

  1. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ 1- MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2023-2024 Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng hiểu cao Nội dung I.Đọc hiểu: Phương thức biểu - Hiểu được Rút ra bài học Tiêu chí lựa đạt. ý nghĩa chi từ nội dung chọn ngữ liệu: Xác định từ láy. tiết trong đoạn trích Đoạn văn bản Chỉ ra lời dẫn văn bản ngoài SGK trực tiếp. Phương châm hội thoại Số câu: Số câu: 4 Số câu:1 Số câu: 1 Số câu: 6 Số điểm: Số điểm:3,0 Số Số điểm:1,0 Số điểm:5,0 Tỉ lệ: Tỉ lệ:40% điểm:1,0 Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:50% Tỉ lệ:10% II. Làm văn Viết bài văn tự Viết bài Số câu:1 sự văn tự sự Số điểm:5,0 Tỉ lệ:50% Số câu: Số câu: 1 Số câu:7 Số điểm: Số Số điểm:10 Tỉ lệ: điểm:5,0 Tỉ lệ:100% Tỉ lệ:50%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 9 PHẦN ĐỌC –HIỂU Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 đ) Câu 1 NB 0.75 Xác định phương thức biểu đạt Câu 2 NB 0.75 Chỉ từ láy có trong văn bản. Câu 3 NB 0.75 Xác định lời dẫn trực tiếp Câu 4 NB 0.75 Xác định phương châm hội thoại trong đoạn trích. Câu 5 TH 1.0 Hiểu được ý nghĩa của sự việc trong câu chuyện. Câu 6 VD 1.0 Trình bày suy nghĩ của bản thân từ một vấn đề trong văn bản. PHẦN LÀM VĂN (5.0 đ) Vận dụng kiến thức, kĩ năng về văn tự sự để viết một bài văn tự Vận sự hoàn chỉnh (Lưu ý trong bài văn có sử dụng yếu tố nghị dụng 5.0 luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại) cao
  3. PHÒNG GD & ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Môn : Ngữ văn 9 – Lớp 9 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CÂY TÙNG VÀ HOA HỒNG Cây tùng và hoa hồng là hàng xóm của nhau, tuy nhiên mối quan hệ của họ không được tốt cho lắm. Cây Tùng nói với hoa hồng: “Trông cậu mới yểu điệu làm sao hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngã, thật là yếu đuối”. Hoa hồng không chịu thua kém, trừng mắt nói: “Cậu nhìn lại thân mình mà xem, sần sùi thô ráp, thật là xấu xí!” Ngoài những lười chê bai chỉ trích, bình thường chúng chẳng bao giờ nói chuyện với nhau. Một hôm, ông hổ đi qua nghe thấy cây tùng và hoa hồng đang to tiếng tranh cãi, bèn nói: “Tại sao hai cháu chỉ biết nhìn vào điểm xấu mà không chịu công nhận điểm tốt của nhau? Tùng mạnh mẽ cương nghị, không sợ giá rét, là tấm gương tốt cho chúng ta học tập. Hoa hồng tỏa hương thơm ngát, làm đẹp cho đời, mang đến niềm vui cho mọi người. Các cháu phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ và trở thành bạn tốt của nhau”. Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hòa thuận. (1001 truyện mẹ kể con nghe - Mùa xuân, Tuệ Văn dịch, NXB Mỹ thuật, 2011, tr. 45-48) Câu 1 (0,75). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2 (0,75). Chỉ ra các từ láy có trong văn bản. Câu 3 (0,75). Lời dẫn “Trông cậu mới yểu điệu làm sao hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngã, thật là yếu đuối” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Câu 4 (0,75). Thái độ, lời nói của cây tùng và hoa hồng vi phạm phương châm hội thoại nào? Câu 5 (1,0). Theo em, vì sao cây tùng và hoa hồng thường chê bai, chỉ trích lẫn nhau? Câu 6 (1,0). Em có đồng tình với ý kiến của ông hổ: “Phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ không? Vì sao? II. Làm văn (5,0 điểm). Trong cuộc sống, ai mà không mắc phải lỗi lầm. Có những lỗi lầm để lại trong ta những suy nghĩ day dứt, những bài học khó quên. Em hãy kể lại một lần mắc lỗi ấy. -------Hết------
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 - NĂM HỌC 2023-2024 Câu Gợi ý Điểm Phần I Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,75 2 Xấu xí, sần sùi, mạnh mẽ, vui vẻ. 0,75 3 Lời dẫn trực tiếp. 0,75 4 Phương châm lịch sự. 0,75 5 Vì cả hai đều lấy mình làm tiêu chuẩn và áp đặt tiêu chuẩn lên những cây 1,0 còn lại nên chúng không ngừng chê bai nhau.
  5. 6 Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân ( đồng tình, không đồng tình hoặc 1,0 đồng tình một phần) và có lý giải hợp lí, Phần II Làm văn (5,0 điểm) * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại) * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, 0,25 thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau nhằm kể lại các sự việc chính; phần kết bài: Tình cảm, cảm xúc. b. Xác định đúng đối tượng: Em hãy kể lại một lần mắc lỗi. 0,25 c. Triển khai bài văn tự sự: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; học sinh có thể trình bày 4,0 nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: 1. Mở bài Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), 0,5 nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài). 2. Thân bài a, Giới thiệu khái quát về câu chuyện: 3,0 Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện. Những nhân vật có liên quan. b, Thuật lại câu chuyện đáng nhớ Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện Diễn biến của câu chuyện Tâm trạng khi phạm lỗi: buồn bã, hối hận… Hành động, quyết định của bản thân sau lỗi lầm: quyết định đến xin lỗi… Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân qua câu chuyện
  6. 3. Kết bài 0,5 Câu chuyện là một kỉ niệm thế nào: đáng nhớ, bản thân có một bài học quý. Bài học rút ra. * Học sinh cần kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật và yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về câu chuyện, 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 PHÓ HIỆU TRƯỞNG Người duyệt đề Người ra đề TTCM/TPCM Nguyễn Đức Anh Trí Huỳnh Thị Mỹ Lực Nguyễn Thị Kim Cương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2