Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thọ Lộc, Phú Thọ
lượt xem 0
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thọ Lộc, Phú Thọ" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thọ Lộc, Phú Thọ
- UBND HUYỆN PHÚC THỌ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THỌ LỘC MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 90 phút) Họ và tên:………………………….………………….Lớp: 9…… PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: CHỈ CÓ THỂ LÀ MẸ Nắng dần tắt trên con đường nhỏ Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu. Mẹ về để nấu cơm chiều Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng. Cả đời mẹ long đong vất vả Cho chồng con quên cả thân mình. Một đời mẹ đã hy sinh Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu. Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn. Rụng rồi thương lắm hàm răng Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời. Tình của mẹ sáng ngời dương thế Lo cho con tấm bé đến già. Nghĩa tình son sắt cùng cha Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi. Con đi khắp chân trời góc bể Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu. Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung. Đặng Minh Mai
- Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của văn bản? Câu 2. (1,0 điểm):Trong khổ thơ sau, hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ nào? Những từ ngữ đó giúp em hiểu gì về người mẹ? “Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn. Rụng rồi thương lắm hàm răng Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.” Câu 3. (0,5 điểm). Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ cuối bài. Câu 4. (1,0 điểm). Bài thơ trên đã gợi cho ta – những người làm con nhiều thông điệp ý nghĩa. Hãy viết những thông điệp mà em tâm đắc. Câu 5. (1,0 điểm) Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Chỉ có thể là mẹ của tác giả Đặng Minh Mai . PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Chỉ có thể là mẹ của tác giả Đặng Minh Mai. Câu 2. (4,0 điểm): Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề một bộ phận giới trẻ hiện nay đang thiếu kỹ năng sống. ---------------- Hết ----------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 Năm học 2024 – 2025 Phần Nội dung Điểm PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) - Thể thơ: Song thất lục bát 0,25 Câu 1 - Nhân vật trữ tình: Người con 0,25 - Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ: nhuộm màu tóc trắng, 0,5 nếp nhăn, hàm răng rụng, lưng còng, chân yếu. Câu 2 - Qua đó cho ta hiểu về người mẹ: một người mẹ già, trải qua bao mưa 0,5 nắng, vất vả, tảo tần. Câu 3 - Biện pháp so sánh: Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu. 0,25 - Tác dụng: + Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. 0,25 + Gợi những cảm nhận sâu sắc của người con về công lao to lớn của mẹ, ân nghĩa đó không đâu, không điều gì sánh bằng. + Thể hiện tình cảm quý trọng, biết ơn của người con dành cho mẹ. HS nêu được một số ý sau: 1,0 Thông điệp: - - Tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ dành cho con cái. - - Phải biết yêu thương chăm sóc, quan tâm đối với mẹ, những người thân Câu 4 yêu của mình… - - Học tập tốt để trở thành con ngoan , hiếu thảo xứng đáng với công ơn dưỡng dục … Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Chỉ có thể là mẹ của tác giả Đặng Minh Mai . HS nêu cảm nghĩ chung về bài thơ: - Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ về phương diện nội dung: người mẹ long đong, vất vả mưa nắng, yêu thương và chăm chút cho con, 1,0 hy sinh vô điều kiện: Câu 5 + Người mẹ dáng gầy liêu xiêu, tất bật với bữa cơm chiều -> Những khó khăn, vất vả, gánh vác lo toan của mẹ. + Dáng người hao gầy, khắc khổ với mưa nắng nhuộm màu thời gian: tóc bạc, răng rụng, mắt mờ… + Trong cảm nhận của con mẹ cả một đời vất vả, lận đận, hy sinh cả tuổi xuân mình dành cho chồng, cho con, cho gia đình. + Công lao to lớn của mẹ trời biển cũng không đong đếm hết được, người
- con suy nghĩ về tình mẹ… + Đánh giá hình ảnh người mẹ: đó là người mẹ nghèo lam lũ, vất vả, thương chồng, yêu con - Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ về phương diện nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ gần gũi, bình dị; giọng thơ xúc động thể hiện tình sự vất vả tần tảo hi sinh của mẹ dành cho con và gia đình; BPTT : từ láy, so sánh,..- - Là lời nhắn nhủ tới mỗi người con lòng biết ơn, lòng yêu thương, sự kính trọng của con cái với mẹ. Liên hệ bản thân: PHẦN II: VIẾT (6,0 điểm Phần II. NỘI DUNG (6,0 điểm) Hình thức: 0.5 điểm - Cấu trúc đoạn văn Câu 1 - HS có thể lựa chọn cấu trúc diễn dịch, quy nạp hoặc tổng - 0.5 2 điểm phân - hợp để triển khai bài viết. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc Nội dung cần đạt: A. Mở đoạn: Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, đề tài, chủ đề gắn với vấn đề nghị luận 0,25 -Khổ cuối bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai đưa người đọc đến một cảm nhận sâu sắc hơn về tình mẫu tử. Tình yêu của mẹ là thứ tình cảm cao quý, không gì có thể sánh được. Tình mẹ mang lại cho con niềm tin, động lực vươn lên trong cuộc đời. (Trích dẫn thơ) B. Thân đoạn: 1. Phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích Tình yêu của mẹ là ánh sáng không bao giờ tắt, là niềm hy vọng, niềm tin vững chắc giúp con vượt qua mọi thử thách 1,0 trong cuộc đời. + NT so sánh: gợi những cảm nhận sâu sắc của con về công lao to lớn của mẹ, ân nghĩa đó không đâu, không điều gì sánh bằng. +Tình cảm bao la, dạt dào của mẹ dành cho con.
- + Sự bao dung, chở che lớn lao của mẹ. - Đoạn thơ còn là một lời tri ân, một lời cảm ơn chân thành của người con dành cho mẹ. - Để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó tả, những suy tư về tình yêu thương gia đình và sự biết ơn đối với những hy sinh thầm lặng của mẹ. Có thể nói, bài thơ đã rọi vào tâm hồn con thứ ánh sáng tình mẫu tử thiêng liêng, là ngọn đèn soi sáng trên suốt chặng đường con đi.... - Những câu thơ cuối như một lời khẳng định về giá trị của tình mẫu tử, một giá trị thiêng liêng và vô giá. 2. Đánh giá khái quát về nghệ thuật: - Nêu tác dụng của thể thơ song thất lục bát trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc đáo của bài thơ : + "Chỉ có thể là mẹ" là tác phẩm thơ dạt dào cảm xúc, sử dụng thể thơ song thất lục bát, với những vần điệu nhẹ nhàng, trữ tình đầy sâu lắng. + Tác giả thành công khi khắc họa hình ảnh người mẹ qua vần thơ giản dị mà sâu sắc, người con cảm nhận được sự hy sinh, tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho mình. +Tình mẫu tử không có gì sánh bằng, và chỉ có thể là mẹ mà thôi. 3. Thông điệp, bài học được khơi gợi từ đoạn trích: - Bài thơ kết thúc bằng những câu thơ nhẹ nhàng nhưng đầy cảm xúc, tạo nên một sự kết thúc vừa đầy xúc động lại vừa nhẹ nhàng. - Là lời nhắn nhủ gửi tới mỗi người con: hãy trân trọng và biết ơn tình mẹ, vì tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả nhất trong đời mỗi con người. C. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị đoạn trích trong việc 0,25 làm nên thành công cho tác phẩm. -Khổ thơ cuối khép lại bài thơ “ Chỉ có thể là mẹ” đã góp một mạch nguồn nho nhỏ vào dòng chảy bất tận của văn chương viết về tình mẫu tử thiêng liêng.
- Câu 2 Điểm Nội dung (4.0) 1. Xác định được yêu cầu của kiểu bài 0,25 Xác định được yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội 2. Xác định được đúng vấn đề nghị luận: nghị luận xã hội về 0,25 một vấn đề cần giải quyết: " một bộ phận giới trẻ đang thiếu kỹ năng sống” 3. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn NL. 0,25 a. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề b. Triển khai vấn đề nghị luận: *Giải thích vấn đề + Kỹ năng sống là những hành vi tích cực và khả năng thích ứng với môi trường sống giúp cho mỗi người giải quyết những thách thức hàng ngày. Hay nói cách khác chính là nhận thức, vận dụng kiến thức của mỗi người để áp dụng vào thực tế mang 0,25 lại hiệu quả cao, + Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh hình thành các năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như: tự tin vào bản thân, sống có trách nhiệm, có lòng tương thân tương ái, biết sẻ chia, giúp đỡ người khác, có khả năng tự chủ, 0,25 tự giải quyết vấn đề, có kỹ năng giao tiếp và hợp tác… *Phân tích vấn đề -Thực trạng: * Gợi ý : - Một bộ phận giới trẻ đang thiếu kỹ năng sống: Sức chịu áp lực về công việc của không ít người trẻ chưa cao. Đó là tình trạng một số bạn trẻ thiếu sự định hướng, không phân biệt được giữa cái thiện - cái ác, giữa đúng – sai, là thái độ thờ ơ, vô cảm. Vô cảm với mọi người xung quanh và vô trách nhiệm với bản
- thân mình. 0,25 - Dẫn chứng: -Nguyên nhân: *Gợi ý: + Nguyên nhân chủ quan là do một số người trẻ được sinh ra, lớn lên trong thời đại khá đầy đủ về vật chất và chưa chú ý nhiều hơn đến nhu cầu tinh thần.... + Nguyên nhân khách quan, người trẻ hiện nay sống trong XH thay đổi rất nhanh chóng. Điều này đòi hỏi người trẻ phải học và rèn luyện thật nhiều kiến thức, kỹ năng sống mới có thể thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội + Xác định nguyên nhân cốt lõi 0.25 (Sử dụng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề) -Hậu quả: * Gợi ý: - Thiếu kỹ năng sống, giới trẻ rất dễ sa vào lối sống buông thả, hư hỏng; hoặc cách ứng xử thiếu văn hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai. - Một thạc sĩ tâm lý giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết trong hơn 6 năm công tác giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ ở TP.HCM, bà đã chứng kiến không ít sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập, phát triển bản thân do thiếu kỹ năng sống. - "Một số người trẻ khi gặp tình cảnh khó khăn, thay vì nghĩ mình thiếu kỹ năng sống thì lại cho rằng mình không có năng lực, tự hạ thấp giá trị của bản thân. Cũng có những trường hợp khi gặp khó khăn vì thiếu kỹ năng sống lại đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh. Cả hai cách nhìn này đều không tích cực cho việc gỡ rối. (Sử dụng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề) *Đề xuất các giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề khả thi, thuyết phục: (Trình bày, phân tích 2-3 giải pháp khắc phục, giải quyết vấn 0,75 đề khả thi, thuyết phục)
- Giải pháp giải quyết vấn đề *Gợi ý: Giải pháp 1: Đối với bản thân mỗi người + Phải tích cực tham gia các hoạt động, sống hòa đồng, sẻ chia với những người xung quanh + Tích cực rèn luyện kĩ năng sống thông qua mọi hoạt động. - Dẫn chứng: Giải pháp 2: Đối với gia đình + Phải tích cực cho con em mình tham gia các hoạt động để rèn luyện kỹ năng sống + Gia đình phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. - Dẫn chứng: Giải pháp 3. Nhà trường và xã hội: + Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhà trường: giúp học sinh biết thiết lập tình bạn trong sáng với nhu cầu cần có nhiều bạn bè để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, ước mơ khát vọng… trong thời học sinh. Tình bạn rất cần thiết để giúp mỗi người trở nên tốt hơn, nhưng cũng cần có thái độ dứt khoát khước từ kiểu tình bạn đưa chúng ta sa vào những cám dỗ, cạm bẫy không cần thiết hoặc tiềm ẩn sự nguy hiểm. + Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Một trong những biện pháp là tận dụng thế mạnh của các hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức như: tổ chức mít tinh, tổ chức thi đấu thể thao, văn nghệ, cắm trại, đi du lịch, thảo luận học tốt và các sinh hoạt khác… Quá trình học sinh tham gia vào các hoạt động trải nghiệm là quá trình các em đặt mình vào một hoạt động thực tiễn giúp các em nâng cao nhận thức, hình thành các kỹ năng, hình thành phát triển thái độ, ý thức tập thể một cách vững chắc . + Tổ chức các câu lạc bộ sẽ tạo cơ hội để giới trẻ được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm. + Tổ chức tham quan, dã ngoại. 0,25 + Tổ chức sự kiện trong nhà trường.
- (Sử dụng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề) 0,25 *Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện *Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân 4. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu. 0,5 - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa là lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật 5. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo mạch lạc, chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 6. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. Thọ Lộc, ngày…. tháng … năm2024 Ban giám hiệu Tổ trưởng Người ra đề Nguyễn Quang Tất Kiều Thị Tú Anh Nguyễn Thị Thanh Hải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 251 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 467 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 363 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 285 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 438 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 291 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 161 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn