intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GDKHCN Bạc Liêu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GDKHCN Bạc Liêu’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GDKHCN Bạc Liêu

  1. SỞ GDKHCN BẠC LIÊU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 -2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn kiểm tra: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống gồm: (I) quần xã (II) quần thể. (III) cơ thể (IV) hệ sinh thái (V) tế bào Các cấp tổ chức đó xếp theo thứ tự từ nhỏ tới lớn là: A. V  II  III  I  IV B. V  II  III  IV  I C. V  III  II  I  IV D. V  III  II  IV  I Câu 2: Loài sinh vật nào dưới đây thuộc giới động vật? A. San hô. B. Tảo. C. Trùng roi. D. Vi khuẩn lam. Câu 3: Các nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống gồm: A. C, H, O, N. B. P, Ca, S, K. C. O, C, S, P. D. C, Ca, Cl, Mg. Câu 4: Điểm giống nhau giữa các pôlisaccarit và lipit là: (I) Trong cấu tạo có sự tham gia của các nguyên tố C, H, O. (II) Đều tham gia cấu trúc tế bào. (III) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. A. I, II. B. I, III. C. II, III. D. I, II, III. Câu 5: Cho các phát biểu sau: (I) Glycogen là chất dự trữ trong cây. (II) Tinh bột là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm. (III) Xenlulôzơ do nhiều phân tử glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết glycôzit. (IV) Glycôgen và tinh bột đều là đường đa. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Phân tử prôtêin được cấu trúc từ loại đơn phân nào? A. axit amin. B. nuclêôtit. C. axit béo. D. glucôzơ. Câu 7: Phân tử prôtêin có những đặc điểm: (I) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. (II) Cấu trúc nhiều bậc. (III) Cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P. (IV) Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
  2. (V) Có tính đa dạng và đặc trưng. A. I, II, III, IV. B. I, II, IV, V. C. II, III, IV, V. D. I, II, III, V. Câu 8: Hình ảnh dưới đây mô tả chức năng nào của prôtêin ? Môi trường bên ngoài tế bào Prôtêin Màng sinh chất A. Vận chuyển các chất. B. Xúc tác các phản ứng sinh hóa. C. Thu nhận thông tin. D. Ghép nối các tế bào Câu 9: Khi nói về các axit nuclêic. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Phân tử ADN và ARN đều có cấu trúc đa phân. B. Các đơn phân của ADN là A, T, G, X còn của ARN là A, U, G, X. C. Trong cùng một tế bào thì phân tử ADN có kích thước lớn hơn ARN. D. ADN cấu tạo từ 1 chuỗi pôlinuclêôtit, ARN cấu tạo bởi 2 chuỗi pôlinuclêôtit. Câu 10: Một phân tử ADN có số lượng nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit và có 3900 liên kết hidrô. Hỏi phân tử ADN trên có tổng số nuclêôtit là bao nhiêu? A. 1500. B. 3000. C. 3900. D. 3250. Câu 11: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ A. peptiđôglican. B. colestêron. C. xenlulôzơ. D. phôtpholipit và prôtêin. Câu 12: Đâu là đặc điểm của tế bào nhân sơ? A. Đã có nhân hoàn chỉnh. B. Chưa có bào quan. C. Chưa có hệ thống nội màng. D. Tỉ lệ S/V nhỏ nên có quá trình trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, sinh trưởng, sinh sản nhanh. Câu 13: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây? A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào. B. Tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài và prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. C. Sản xuất enzym tham gia vào quá trình tổng hợp lipit. D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể. Câu 14: Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lizôxôm nhất?
  3. A. Tế bào cơ. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào bạch cầu. D. Tế bào thần kinh. Câu 15: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hóa qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây? A. Vận chuyển khuếch tán. B. Vận chuyển thụ động. C. Vận chuyển tích cực. D. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Câu 16: Cho các phát biểu về sự khác nhau giữa vận chuyển thụ động và chủ động: (I) Vận chuyển thụ động không có sự tham gia của các kênh prôtêin đặc hiệu còn vận chuyển chủ động thì có. (II) Vận chuyển thụ động tiêu thụ năng lượng ít hơn so với vận chuyển chủ động. (III) Vận chuyển thụ động phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ các chất còn vận chuyển chủ động thì không cần. (IV) Trong vận chuyển thụ động các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. Còn vận chuyển chủ động có thể vận chuyển các chất ngược chiều nồng độ. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Trong tế bào, ATP không có vai trò nào sau đây? A. Sinh công cơ học. B. Vận chuyển các chất qua màng C. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào. D. Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào Câu 18: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì: A. Nó có các liên kết photphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng . B. Các liên kết cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá hủy. C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể. D. Nó vô cùng bền vững và nhiều năng lượng. Câu 19: Câu nào không đúng khi nói về hoạt tính của enzim? A. Với một lượng enzim xác định, càng tăng lượng cơ chất trong dung dịch thì hoạt tính của emzim càng cao. B. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất. C. Với lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính enzim càng tăng. D. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim, nhưng một số khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim.
  4. Câu 20: Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Các chữ cái (A), (B), (C), (D), (I), (G), (H), (F) đại diện cho một số chất trong cơ thể, (E) đại diện cho enzym. Nếu chất (G) dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường? A. Chất (B). B. Chất (F). C. Chất (H). D. Chất (D). II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 21: (1,5 điểm) Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Câu 22: (1,5 điểm) Phân biệt nguyên tố đa lượng và vi lượng về: khái niệm, ví dụ, vai trò. Câu 23: (1,0 điểm) Một đoạn phân tử ADN có trình tự nuclêôtit trên mạch 1 là: 3'… AAAXAATGGGGA…5'. 1. Hãy viết trình tự nuclêôtit trên mạch 2 của đoạn ADN trên 2.Tính tổng số nucleotit của đoạn phân tử ADN trên? ---HẾT--- ĐÁP ÁN 1. C 2. A 3. A 4. A 5. B 6. A 7. B 8. A 9. D 10. B 11. A 12. C 13. B 14. C 15. D 16. B 17. C 18. A 19. A 20. B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2