intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Sinh học 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn giúp các em học sinh ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối học kì sắp tới, rèn luyện kỹ năng giải đề thi để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình Sinh học lớp 6. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn

  1. TRƯỜNG THCS TÂY SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN : Sinh học 6 Thời gian 45 phút ( không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 123 I.Trắc nghiệm(3đ)Khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm: A. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp. B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp. C. Vách tế bào, chất tế bào, nhân và không bào. D. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Câu 2. Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia ? A. Tất cả các bộ phận của cây. B. Chỉ ở mô phân sinh C. Chỉ phần ngọn của cây. D. Tất cả các phần non có màu xanh của cây. Câu 3: Củ gừng do bộ phận nào phát triển thành: A. Thân B. Lá C. Rễ D. Hoa Câu 4: Hoa đực là những hoa có: A. Có cả nhị và nhụy B. Không có cả nhị và nhụy C. Chỉ có nhụy D. Chỉ có nhị Câu 5: Cây tầm gửi thuộc dạng: A. Rễ củ B. Rễ giác mút C. Rễ móc D. Rễ thở Câu 6: Hoa lưỡng tính là những hoa có: A. Có cả nhị và nhụy B. Không có cả nhị và nhụy C. Chỉ có nhụy D. Chỉ có nhị Câu 7: Khi diệt cỏ dại ta phải: A. Chặt cây B. Tuốt lá C. Nhổ cả gốc lẫn rễ D. Cả 3 ý đều đúng. Câu 8: Hoa cái là những hoa có: A. Có cả nhị và nhụy B.Không có cả nhị và nhụy C. Chỉ có nhụy D.Chỉ có nhị Câu 9: Nhóm cây nào sau đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng: A. Khoai tây, cà rốt, su hào. D. Khoai tây, cà chua, bắp cải. C. Khoai tây, gừng, mía. D. Khoai tây, dưa leo, tỏi. Câu 10: Hoa đơn tính là những hoa có: A. Có cả nhị và nhụy B.Chỉ có nhị hoặc nhụy C. Chỉ có nhụy D.Chỉ có nhị Câu 11: Lá cây cần khí nào trong các chất khí sau để chế tạo tinh bột? A. Khí oxi B. Khí cacbonic C. Khí Nitơ D. Khí hỉdro. Câu 12: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc? A. Cây xoài, cây ớt, cây lúa, cây mít B. Cây mít, cây xoài, cây ổi, cây hành. C. Cây táo, cây xoài, cây ổi, cây mận. D. Cây lúa, cây xoài, cây ổi, cây hành. II. Tự luận(7 điểm) Câu 1: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa? (2đ) Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của thân? Giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành, những cây ăn quả thường bấm ngọn? (3đ) Câu 3: Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột? Viết sơ đồ quá trình quang hợp.(2đ)
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HKI – MÔN SINH 6 MÃ ĐỀ 123 I. Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án d b a d b a d c c b b c II. Tự luận: Câu 1: - Rễ cọc: Có một rễ chính to, khỏe; xung quanh mọc nhiều rễ con 0,5 đ - Rễ chùm: Các rễ to dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc của thân và tạo thành chùm 0,5 đ Câu 2: - Cấu tạo ngoài của thân 1đ + Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. 0,25đ + Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá. 0,25đ + Chồi hoa mang các mầm hoa sẽ phát triển thành hoa. 0,25đ + Chồi lá mang mầm lá sẽ phát triển thành cành mang lá. 0,25đ - Giải thích đúng 2 ý mỗi ý (2điểm) 2đ + Những cây lấy gỗ thường tỉa cành vì: Tỉa cành để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân để thân phát triển cho cây cao lên giúp ta thu hoạch gỗ và vỏ cây. 1đ + Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển đem lại năng suất cao. 1đ Câu 3: 2đ - Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột 1đ + Đặt hai chậu cây vào chổ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá tiêu hết. 0,25đ + Sau đó đặt mỗi chậu cây lên tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây. 0,25đ + Trong chuông A cho thêm cốc nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí Cácboníc của không khí trong chuông. 0,25đ + Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chổ nắng, sau khoảng 6h, ngắt lá của mỗi cây đưa vào dung dịch cồn đun sôi để phá hủy chất diệp lục, sau đó thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng. Lá của chuông A có màu vàng nhạt, lá của chuông B có màu xanh tím. 0,25đ - Viết sơ đồ quá trình quang hợp. 1đ Nước + CO2 Ánh sáng Tinh bột + O2 (Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Diệp lục(Trong lá) (Trong lá) (Lá nhả ra ngoài môi trường)
  3. TRƯỜNG THCS TÂY SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN : Sinh học 7 Thời gian 45 phút ( không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 456 I. Trắc nghiệm(3đ): Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm: A. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp. B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp. C. Vách tế bào, chất tế bào, nuớc và không bào. D. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp, không bào. Câu 2: Bộ phận làm cho tế bào thực vật có hình dạng nhất định là: A. Vách tế bào B. Chất tế bào C. Màng sinh chất D. Nhân Câu 3: Ở rễ, miền có chức năng hút nước và muối khoáng là: A. Miền trưởng thành B.Miền hút C. Miền sinh trưởng D. Miền chóp rễ Câu 4: Nhóm củ nào dưới đây thuộc nhóm rễ củ A. Củ khoai lang, cà rốt, gừng B. Củ khoai tây, củ cải, củ su hào C. Củ cải, củ cà rốt, củ khoai lang D. Củ gừng, củ nghệ, củ dong ta Câu 5: Nhóm củ nào dưới đây thuộc nhóm thân rễ A. Củ cải, củ cà rốt, củ khoai lang B. Củ gừng, củ nghệ, củ dong ta C. Củ khoai lang, cà rốt, gừng D. Củ khoai tây, củ cải, củ su hào Câu 6:Thân cây to ra do đâu? A. Sự lớn lên và phân chia tế bào của mô B. Sự phân chia tế bào ở phần trụ giữa phân sinh ngọn C. Sự phân chia tế bào ở phần vỏ D. Sự phân chia tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ Câu 7: Chức năng chính của phiến lá là? A. Làm cho cây có màu xanh B. tham gia hô hấp C. Thu nhận ánh sáng mặt trời để chế tạo chất hữu cơ. D. Thoát hơi nước Câu 8: Mặt trên của phiến lá thường có màu xanh đậm hơn mặt dưới là vì: A. Vì lá có màu xanh lục B. vì ánh nắng mặt trời C. Tế bào mặt trên của thịt lá chứa nhiều diệp lục D. Mặt trên lá chứa nhiều lỗ khí Câu 9 : Khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường để thêm rong vào trong bể là vì: A. Cho cá có chỗ ẩn nấp B. Làm thức ăn cho cá C. Rong quang hợp nhả khí oxi cho cá hô hấp D. Để cho rong hô hấp câu 10: Nguyên liệu của quá trình hô hấp là? A. Nước và khí cácbonic B. Chất hữu cơ và khí oxi C. Chất hữu cơ và khí cácbonic D. Năng lượng và hơi nước Câu 11: Các bộ phận của cây tham gia hô hấp là? A. Lá B. Rễ, thân, lá C. Rễ, thân lá, hoa, quả, hạt D. tất cả đều sai Câu 12: Hô hấp ở cây xanh diễn ra khi nào? A. Chỉ diễn ra ban ngày B. Diễn ra vào buổi trưa C. Chỉ diễn ra ban đêm D. Diễn ra suốt ngày đêm, khi không có ánh sáng II. Tự luận(7 điểm): Câu 1:
  4. a) Viết sơ đồ quang hợp? Trình bày quang hợp là gì? Nêu ý nghĩa của quang hợp (3đ) b) Qua bài học quang hợp, em ứng dụng vào việc trồng cây như thế nào để cây phát triển tươi tốt nhất? (1đ) Câu 2: Mô tả thí nghiệm chứng minh phần lớn nước do rễ hút được lá thoát ra ngoài qua lỗ khí ở lá? (2đ) Nêu ý nghĩa của việc thoát hơi nước qua lá? (1đ)
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HKI – MÔN SINH 6 MÃ ĐỀ 456 Phần trắc nghiệm: câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA D A B B B D C B C B C D Phần tự luận: Câu 1: a. Sơ đồ tóm tắt sự quang hợp: Ánh sáng mặt trời Nước + Khí cácbônic Tinh bột + Khí ôxi (1đ) Chất diệp lục Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. (1đ) Các chất hữu cơ và khí Oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người. (1đ) b. Em phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng, và mật độ vừa phải để cây có đủ ánh sáng để cây quang hợp tạo ra chất hữu cơ. (1đ) Câu 2: *Thí nghiệm Chuẩn bị 2 chậu cây có điều kiện giống nhau, chậu A để nguyên, châu B cắt hết lá, đem trồng 2 chậu này vào 2 cốc thủy tinh trong, cho nước vào bằng nhau đánh dấu mực nước, nhỏ một lớp dầu vào 2 cốc để nước khỏi bay hơi. Phần trên trùm kín 2 cây bằng túi ni lông trong. Chờ trong 6 giờ, ta thấy mực nước chậu B giảm xuống, chậu A vẫn bình thường, điều đó chứng tỏ rễ cây B đã hút nước vào thân, rễ cây chậu A thì khôn hút nước. Thành túi chậu B bị mờ do hơi nước bám vào Chậu A vẫn bình thường, điều đó chứng tỏ lá cây chậu B đã thoát hơi nước, cây chậu A thì không. Từ đó ta kết luận: Phần nước do rễ hút được lá thải ra ngoài.(2đ) * Ý nghĩa việc thoát hơi nước: - Tạo ra sức hút làm nước và MK hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá. - Làm lá dịu mát để cây khỏi bị ánh nắng và nhiết độ cao đốt nóng. (1đ) 4. Củng cố đánh giá: Đánh giá quá trình làm bài của học sinh. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài thụ phấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2