intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh

  1. - Người ra đề: Lương Thị Hiền– Tổ Tự nhiên – Trường THCS PhanTây Hồ - Kiểm tra cuối kỳ I - Môn Sinh học 8 – Năm học: 2022-2023 I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Vận dụng Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao đề TN Cộng (nội dung, chương…) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL K TL Q Chương I: - Cấu tạo của nơron. - Xác định chức Khái quát năng của các loại về cơ thể - Cung phản xạ mô người. Số câu 2 câu 1 câu 3 câu Số điểm 0,67đ 0,33đ 1đ Tỉ lệ 6,7% 3,3% 10% Chủ đề: - Nhận biết được tinh chất -Biết được Vận động xương. các khớp xương - Sự mỏi cơ. Số câu 1câu 2câu 3 câu Số điểm 0,33 đ 0,67 đ 1đ Tỉ lệ 3,3% 6,7% 10% Chủ đề: - Xác định đường đi Biêt các loại - Giải thích Tuần của máu trong vòng miễn dịch cơ sở khoa hoàn tuần hoàn. học việc - Đặc điểm ở hồng truyền máu cầu người. Số câu 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu Số điểm 0,67đ 0,33đ 1,0 đ 2đ Tỉ lệ 6,7% 3,3% 10% 20% Chủ đề: - Cơ quan của hệ hô hấp -Hoạt động trao đổi - Kể tên một Hô hấp - Chức năng của phổi khí ở phổi và tế bào. số bệnh lây qua đường hô hấp. Số câu 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu Số điểm 0,67đ 2,0 đ 0,33đ 3đ Tỉ lệ 6,7% 20% 3,3% 30%
  2. Chủ đề: - Biến đổi thức ăn ở dạ dày - Biết ý nghĩa Tiêu hóa hoặc khoang miệng của nhai kĩ. -Vai trò của hệ tiêu hóa -Thứcăn cơm biến đổi ở khoangmiệng Số câu 1 câu 1 câu 2 câu 4 câu Số điểm 0,33đ 2,0 đ 0,67đ 3đ Tỉ lệ 3,3% 20% 6,7% 30% TS câu 7 câu 4 câu 6câu 1 câu 18câu TS điểm 4,0 đ 3,0 đ 2,0 đ 1,0 đ 10 đ Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
  3. Câu hỏi Nội dung Mức độ kiến thức Câu 1 Nêu chức năng của các loại mô. Hiểu Câu 2 Tế bào có 1 thân và nhiều sợi là tế bào gi? Biết Câu 3 Ở cung phản xạ, xung thần kinh bắt đầu từ đâu? Biết Câu 4 Khớp khuỷu tay, cánh tay thuộc loại khớp gì? Vận dụng Câu 5 Thanh quản, phế quản là một bộ phận của hệ nào? Biết Câu 6 Các bệnh lây qua đường hô hấp gồm bệnh gì? Vận dụng Câu 7 Vai trò của hệ tiêu hóa là gì? Biết Câu 8 Vì sao khi nhai kĩ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị Vận dụng ngọt ? Câu 9 Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường thực hiện diễn Biết ra ở đâu? Câu 10 Phân biệt các loại miễn dịch Vận dụng Câu 11 Máu sau khi đã lấy khí ôxi và thải khí cacbonic ở phổi Hiểu được vận chuyển về ngăn nào của tim? Câu 12 Ở người hồng cầu được hình thành từ đâu? Hiểu Câu 13 Loại chất thải ra trong quá trình co cơ làm cơ mỏi là gì? Vận dụng Câu 14 Đặc tính đàn hồi của xương là nhờ đâu? Biết Câu 15 Nêu ý nghĩa về mặt sinh học, câu thành ngữ “ Nhai kĩ no Vận dụng lâu” Câu 1(TL) Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế Biết bào. Câu 2(TL) Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào? Trình bày quá Hiểu trình biến đổi thức ăn của các hoạt động tiêu hóa đó. Câu 3(TL) Mẹ có nhóm máu AB, có 3 đứa con, một đứa có nhóm Vận dụng cao máu AB, một đứa có nhóm máu A, một đứa có nhóm máu B. Đứa con nào có thể nhận máu của mẹ được. Giải thích
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: MÔN : SINH 8 - Năm học : 2022-2023 MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0.33đ (3 câu đúng = 1 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A D C A D B A B D B C A C D B II.TỰ LUẬN:(5đ) Câu 1: (2đ) *Trao đổi khí ở phổi: - Nồng độ ôxi trong không khi phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên ôxi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu. (0,5đ) - Nồng độ cacbonic trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí phế nang. (0,5đ) * Trao đổi khí ở tê bào: - Nồng độ ôxi trong máu mao mạch cao hơn trong tế bào nên ôxi khuếch tán từ máu vào tế bào. (0,5đ) - Nồng độ cacbonic trong tế bào cao hơn trong máu nên cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu. (0,5đ) Câu 2: (2đ) ́ + Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa là biến đổi lí học và biến đổi hóa học. + Quá trình biến đổi thức ăn của các hoạt động tiêu hóa đó là: * Biến đổi lí học: (1đ) - Sự tiết dịch vị giúp hòa loãng thức ăn -Sự co bóp các lớp cơ của dạ dày làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị . * Biến đổi hóa học:(1đ) - Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục đươc phân giải nhờ enzim amilaza đã dược trộn đều trong khoang miệng thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa trộn đều với dịch vị. - Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành prôtêin chuỗi ngắn. Câu 3(1đ) Đứa con có nhóm máu AB nhận được máu của mẹ (0,5đ) Giải thích: Vì mẹ có nhóm máu AB nên hồng cầu trong máu của mẹ có kháng nguyên A và B, huyết tương trong máu của người con không có kháng thể anpha và bêta nên không gây hiện tương kết dính hồng cầu. Vậy đứa con có nhóm máu AB nhận được máu của mẹ. (0,5 đ) MÃ ĐỀ B
  5. I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0.33đ (3 câu đúng = 1 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C D C B D B C D A A C A D C A II.TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1: (2đ) ́ ́ + Ở khoang miệng có các hoạt động tiêu hóa là biến đổi lí học và biến đổi hóa học. + Quá trình biến đổi thức ăn của các hoạt động tiêu hóa đó là: * Biến đổi lí học: (1đ) - Tiết nước bọt làm ướt và mềm thức ăn - Nhai để cắt nhỏ, nghiền làm mềm và nhuyễn thức ăn . - Đảo trộn thức ăn làm thức ăn thấm nước bọt. - Tạo viên thức ăn làm thức ăn vừa nuốt. * Biến đổi hóa học:(1đ) - Nhờ hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt làm biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantôzơ . Câu 2: (2đ) * Trao đổi khí ở phổi: - Nồng độ ôxi trong không khi phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên ôxi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu. (0,5đ) - Nồng độ cacbonic trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí phế nang. (0,5đ) * Trao đổi khí ở tê bào: - Nồng độ ôxi trong máu mao mạch cao hơn trong tế bào nên ôxi khuếch tán từ máu vào tế bào. (0,5đ) - Nồng độ cacbonic trong tế bào cao hơn trong máu nên cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu. (0,5đ) Câu 3(1đ) Đứa con có nhóm máu A nhận được máu của mẹ (0,5đ) Giải thích: Vì mẹ có nhóm máu A nên hồng cầu trong máu của mẹ có kháng nguyên A, huyết tương trong máu của người con không có kháng thể anpha nên không gây hiện tượng kết dính hồng cầu. Vậy đứa con có nhóm máu A nhận được máu của mẹ.(0,5 đ) BIỂU ĐIỂM CHO HSKT: MÃ ĐỀ A
  6. I. TRẮC NGHIỆM: (7,5đ) Mỗi câu đúng 0.5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A D C A D B A B D B C A C D B II.TỰ LUẬN:(2,5đ) Câu 1: (2đ) *Trao đổi khí ở phổi: - Nồng độ ôxi trong không khi phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên ôxi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu. (0,5đ) - Nồng độ cacbonic trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí phế nang. (0,5đ) * Trao đổi khí ở tê bào: - Nồng độ ôxi trong máu mao mạch cao hơn trong tế bào nên ôxi khuếch tán từ máu vào tế bào. (0,5đ) - Nồng độ cacbonic trong tế bào cao hơn trong máu nên cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu. (0,5đ) Câu 2: (0,25đ) Trả lời được ý: ́ + Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa là biến đổi lí học và biến đổi hóa học. Câu 3:(0,25đ) Đứa con có nhóm máu AB nhận được máu của mẹ . ****************** 4. Nội dung đề ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2022-2023 Môn: SINH 8 - Ngày thi:.../12/2022 MÃ ĐỀ A Thời gian làm bài : 45 phút I. TRẮC NGHIỆM:(5đ) Chọn đáp án đúng nhất, rồi ghi vào phần bài làm: Câu 1: Mô làm chức năng bảo vệ cơ thể, hấp thụ và tiết là: A. mô biểu bì. B. mô liên kết. C. mô cơ. D. mô thần kinh. Câu 2. Tế bào có 1 thân và nhiều sợi nhánh là tế bào: A. da . B. cơ. C. sụn D. thần kinh . . Câu 3. Ở cung phản xạ, xung thần kinh bắt đầu từ: A. nơron cảm giác. B. nơron liên lạc. C. cơ quan thụ cảm. D. cơ quan phản ứng. Câu 4. Khớp khuỷu tay thuộc loại khớp : A. động. B.bán động. C. bất động. D. cố định. Câu 5.Thanh quản là một bộ phận của hệ: A. tiêu hóa. B. tuần hoàn. C. bài tiết. D. hô hấp. Câu 6. Các bệnh lây qua đường hô hấp gồm bệnh: A. cúm và kiết lị . B. covid 19 và lao phổi.
  7. C. lao và giun sán. D. ho gà và viêm dạ dày . Câu7. Quá trình biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho cơ thể là vai trò của hệ: A. tiêu hóa. B. tuần hoàn. C. bài tiết. D. hô hấp. Câu 8 .Khi nhai kĩ cơm trong miệng ta thấy có vị ngọt vì: A. nhờ sự hoạt động của enzim amilaza. B. cơm đã biến thành đường. C. thức ăn được nghiền nhỏ D. cơm và thức ăn được nhào trộn kĩ. Câu 9. Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường thực hiện diễn ra ở: A.khoang mũi. B. thanh quản. C. khí quản. D. phổi. Câu10. Người nào đã từng được tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó, người ấy cũng có miễn dịch với bệnh đó. Đây là miễn dịch : A. tự nhiên. B. nhân tạo. C. bẫm sinh. D. tập nhiễm. Câu 11. Máu sau khi đã lấy khí ôxi và thải khí cacbonic ở phổi được vận chuyển về ngăn nào của tim? A. Tâm nhĩ phải . B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái . D. Tâm thất trái. Câu12. Ở người hồng cầu được hình thành từ: A. tủy xương. B. gan. C. phổi. D. tim. Câu13. Loại chất thải ra trong quá trình co cơ làm cơ mỏi là: A. khí cacbônic. B. khí ôxi. C. axit lactic. D. các chất thải khác. Câu14. Đặc tính đàn hồi của xương là nhờ: A. canxi. B. muối khoáng. C. chất khoáng chủ yếu canxi. D. cốt giao. Câu 15. Về mặt sinh học, câu thành ngữ “ Nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa: A. nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn. B. nhai kĩ thức ăn biến đổi thành phân tử nhỏ, tạo điều kiện cho enzim phân giải hết thức ăn, nên có nhiều chất nuôi cơ thể hơn. C. nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn. D. nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu. II.TỰ LUẬN: (5 đ) Câu 1(2đ) : Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào? Câu 2(2đ) : Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào? Trình bày quá trình biến đổi thức ăn của các hoạt động tiêu hóa đó. Câu 3(1đ) : Mẹ có nhóm máu AB, có 3 đứa con, một đứa có nhóm máu AB, một đứa có nhóm máu A, một đứa có nhóm máu B. Đứa con nào có thể nhận máu của mẹ được? Vì sao? ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2022-2023 Môn: SINH 8 - Ngày thi:.../12/2022 MÃ ĐỀ B Thời gian làm bài : 45 phút I. TRẮC NGHIỆM:(5đ) Chọn đáp án đúng nhất, rồi ghi vào phần bài làm: Câu1 . Câu nào sau đây không phải là vai trò của hệ tiêu hóa? A. Biến đổi thức ăn thành chất đơn giản . B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
  8. C.Tổng hợp các chất hữu cơ cho cơ thể. D. Thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ. Câu 2. Phế quản là một bộ phận của hệ: A. tiêu hóa. B. tuần hoàn. C. bài tiết. D. hô hấp. Câu3. Loại chất thải ra trong quá trình co cơ làm cơ mỏi là: A. khí cacbônic. B. khí ôxi. C. axit lactic. D. các chất thải khác. Câu 4. Khớp cánh tay thuộc loại khớp : A. bán động. B. động. C. bất động. D. cố định. Câu 5. Đặc tính mềm dẻo của xương là nhờ: A. canxi. B. muối khoáng. C. chất khoáng chủ yếu canxi. D. cốt giao. Câu 6. Về mặt sinh học, câu thành ngữ “ Nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa: A. nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn. B. nhai kĩ thức ăn biến đổi thành phân tử nhỏ, tạo điều kiện cho enzim phân giải hết thức ăn, nên có nhiều chất nuôi cơ thể hơn. C. nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn. D. nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu. Câu 7. Ở cung phản xạ, xung thần kinh bắt đầu từ: A. cơ quan phản ứng. B. nơron liên lạc. C. cơ quan thụ cảm. D. nơron cảm giác Câu 8. Mô làm chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin là: A. mô biểu bì. B. mô liên kết. C. mô cơ. D. mô thần kinh. Câu 9. Các bệnh lây qua đường hô hấp gồm bệnh: A. cúm và covid 19. B. kiết lị và lao phổi. C. lao và giun sán. D. cúm và viêm dạ dày. Câu 10. Trong cơ thể người, loại tế bào nào sau đây không có nhân? A. Hồng cầu B. Bạch cầu. C. Thần kinh. D. Cơ Câu 11. Khi nhai kĩ cơm trong miệng ta thấy có vị ngọt vì: A. nhờ sự hoạt động của enzim amilaza. B. cơm và thức ăn được nhào trộn kĩ. C.cơm đã biến thành đường. D. thức ăn được nghiền nhỏ. Câu 12. Tế bào có 1 thân và nhiều sợi nhánh là tế bào: A. thần kinh. B. cơ. C. da. D. sụn. Câu 13. Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường thực hiện diễn ra ở: A. khoang mũi. B. thanh quản. C. khí quản. D. phổi. Câu 14. Người nào đã từng một lần bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó, thì sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa. Người ấy đã miễn dịch với bệnh đó. Đây là miễn dịch : A. tự nhiên. B. bẩm sinh. C. tập nhiễm. D. nhân tạo. Câu 15. Máu sau khi đã lấy khí cacbonic và thải khí ôxi ở tế bào được vận chuyển về ngăn nào của tim? A. Tâm nhĩ phải . B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái . D. Tâm thất trái. II.TỰ LUẬN: (5 đ) Câu 1(2đ) : Ở khoang miệng có các hoạt động tiêu hóa nào? Trình bày quá trình biến đổi thức ăn của các hoạt động tiêu hóa đó. Câu 2(2đ) : Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào?
  9. Câu 3(1đ) : Bố có nhóm máu O, mẹ có nhóm máu A. Có 2 đứa con, một đứa có nhóm máu A, một đứa có nhóm máu O. Đứa con nào có thể nhận máu của mẹ được? Vì sao? BÀI LÀM: I.TRẮC NGHIỆM:(5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án II.TỰ LUẬN:(5đ) Duyệt đê của BGH Duyệt đề của TTCM Người ra đề (Đã ký) ( Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Thị Tuyết Trương Thị Trọng Lương Thị Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0